Đường dẫn truy cập

Cấm đặt tên tôn giáo cho con ở Tân Cương


Без сообраќајен метеж на вообичаено зафатениот единствен пат кон Флорида Кис во близина на Исламорама. Флорида годишно инкасира по 2 милијарди долари од туризмот.
Без сообраќајен метеж на вообичаено зафатениот единствен пат кон Флорида Кис во близина на Исламорама. Флорида годишно инкасира по 2 милијарди долари од туризмот.

Trung Quốc vừa công bố những hạn chế mới đối với việc đặt tên cho con cái tại khu vực Tân Cương nơi đa số dân theo Hồi giáo. Luật mới cấm các cha mẹ người Duy ngô nhĩ (Uighur) đặt cho con các tên như "Muhammad" hay những tên mà chính quyền cho là quá “thiên về tôn giáo”.

Đây là động thái mới nhất trong những biện pháp kiểm soát rộng rãi áp dụng tại vùng Tân Cương mà chính quyền Trung Quốc nói là nhằm mục đích kiềm hãm sự phát triển của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.

Tuy nhiên giới phân tích nói rằng lối tiếp cận cứng rắn đối với người Hồi giáo như thế không những chỉ gia tăng những sự đối kháng ở Tân Cương, mà còn khích động hận thù sắc tộc trên khắp nước.

Các chính quyền địa phương gần đây công bố một danh sách các tên sắc tộc thiểu số bị cấm, trong đó có hàng chục tên chẳng hạn như "Jihad," "Medina" hay ngay cả "Yultuzay", biểu tượng cho ngôi sao và mặt trăng trong đạo Hồi.

Tổng cộng có gần 30 tên bị cấm theo những tài liệu mà các nhà hoạt động Uighur ở nước ngoài gửi cho VOA.

Theo các quy định mới, các cá nhân vi phạm các quy định hạn chế sẽ bị cấm hộ khẩu, quy chế này cho phép công dân tiếp cận các quyền lợi xã hội, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và giáo dục ở Trung Quốc.

Những lời ta thán đang tăng trong cộng đồng người Uighur, vì lệnh cấm này chỉ là biện pháp kiểm soát mới nhất.

Giáo sư Michael Clarke thuộc Đại học Quốc gia Australia nói với VOA qua email rằng qua lệnh cấm mới và các biện pháp khác áp dụng trước đó để siết chặt việc kiểm soát người Uighur, Trung Quốc đang tìm cách xác định các khía cạnh nào của lý lịch Uighur được coi là “có thể chấp nhận”.

Làm như vậy, theo Giáo sư Clarke, vô hình chung cho phép chính quyền độc đảng ở Trung Quốc đóng vai trò trọng tài, quyết định thế nào là “tính chất Uighur” có thể chấp nhận hoặc không thể chấp nhận.

Giáo sư Clarke nói những chính sách đó “trực tiếp đóng góp khiến nhiều người Uighur cảm thấy xa cách với người Hán, tạo điều kiện thuận lợi cho chính cái chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo mà Đảng Cộng sản Trung Quốc lo sợ sẽ phát triển ở Tân Cương.”

Tân Cương là quê hương của hơn 10 triệu người Duy-ngô-nhĩ, phần lớn thuộc nhóm sắc tộc thiểu số theo Hồi giáo nói tiếng Turk.

Bất bình dâng cao

Vào ngày 1 tháng Tư, một loạt quy định mới được thi hành cùng với lệnh cấm đặt tên tôn giáo. Các quy định này cùng lúc nghiêm cấm việc để râu dài “bất thường”, mang khăn che mặt ở những nơi công cộng, và từ chối theo dõi các kênh truyền hình nhà nước.

Ông Dilxat Raxit, người phát ngôn của Nghị Hội Thế giới Uyghur có trụ sở đặt ở Đức, nói:

“Suốt từ đó tới nay, chúng tôi đã trực tiếp hoặc gián tiếp nhận những khiếu nại. Tình trạng này đã trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt ở khu vực phía Nam, như ở Kashgar, Hotan và Aksu.”

Ông Raxit nói sự bất bình của dân cư trong vùng được coi là có cơ sở, và theo ông đó là một dấu hiệu đáng lo ngại.

“Tôi e rằng sự bất bình đó có thể làm bùng phát một phong trào kháng chiến triệt để hơn từ những người Uighur cho rằng họ đã chịu đựng quá sức, nếu tình trạng kéo dài.”

Nhà hoạt động bênh vực nhân quyền hối thúc chính quyền Trung Quốc hãy ngưng đàn áp văn hoá truyền thống và bình thường của người Uighur, cũng như niềm tin tôn giáo của họ, nhân danh cuộc chiến chống các phần tử cực đoan Hồi giáo, bị Trung Quốc quy lỗi đã thực hiện các cuộc cuộc tấn công khủng bố và các phong trào ly khai.

Ông Raxit nói chính những biện pháp kiểm soát và đàn áp cư dân tại Tân Cương mới là nguyên do dẫn tới bạo lực và bất ổn.

Trung Quốc mạnh mẽ bác bỏ mọi cáo buộc là họ có bất cứ hành động đàn áp nào tại Tân Cương, và nhấn mạnh rằng các quyền pháp lý, tôn giáo và văn hoá của người Uighur đang được triệt để bảo vệ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG