Và, cũng giống như các nhân vật đối lập ở nhiều nước, bà cũng tự thấy mình chịu một gánh nặng mới: tranh đấu cho quyền tự do của chính mình trong khi đứng lên tranh đấu cho các quyền lợi của người khác. Từ Phnom Penh, thông tín viên VOA Robert Carmichael ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Bà Mu Sochua khởi đầu sự nghiệp chính trị trong chức vụ bộ trưởng đặc trách các vấn đề phụ nữ của chính phủ Kampuchea. Nhưng, vào lúc bà đưa ra ngày càng nhiều những lời hô hào đòi bình đẳng giới tính và nhân quyền, bà quyết định là không có đủ khoảng trống bên trong chính phủ cho công tác của bà.
Bà Sochua nói: “Tôi cố gắng. Tôi cố gắng. Nhưng tôi biết rằng tôi phải thúc đẩy mạnh hơn, và thúc đẩy từ bên trong, nếu như tội phải thúc đẩy mạnh hơn từ bên trong, thì tiếng nói của tôi sẽ bị dập tắt.”
Bà Mu Sochua gia nhập đảng đối lập, là đảng có tiếng nói trong xã hội Kampuchea nhưng có rất ít ảnh hưởng trong một chính phủ bị đặt dưới quyền của một người duy nhất gần 30 năm. Bà đã tỏ ra sẵn sàng thách thức chính phủ.
Gần đây nhất, bà đã kẹt vào một vụ kiện cáo qua lại kỳ lạ với thủ tướng, mà bà là kẻ thua cuộc.
Vụ kiện cáo bắt đầu hồi tháng 4 năm ngoái, khi ông Hun Sen đọc một bài diễn văn trong đó ông nói một người phụ nữ không nêu danh tính thuộc tỉnh Kampot – là tỉnh mà bà Mu Sochua là đại diện – đã công khai cởi nút áo của bà. Ông gọi người phụ nữ này là một “cheung kland” hay “cứng cẳng”, một từ ngữ bị coi là có tính cách thoá mạ.
Bà Sochua giải thích: “Trong tiếng Kampuchea, “cheung klang” ám chỉ một người rất hung hăng, và một người phụ nữ Kampuchea được mô tả là “hung hăng” thường bị xã hội coi là xấu.”
Bà Mu Sochua đã kiện thủ tướng về tội phỉ báng. Ông đã truất quyền miễn tố của bà trong tư cách đại biểu Quốc hội và sau đó kiện bà ngược trở lại. Các tòa án, mà nhiều người cho là không được độc lập mấy, đã bác đơn kiện của bà Mu Sochua và sau đó phạt bà 4 ngàn đôla về tội phỉ báng ông Hun Sen.
Bà Mo Sochua nói bà muốn ở tù hơn là phải nộp tiền phạt.
Bà Sochua nói: “Chúng ta phải có quyền đưa ra một tín hiệu mạnh cho thủ tướng là không phải mọi thứ ông làm đều có thể chấp nhận được.”
Chiến thuật của bà đã thu hút sự chú ý và ủng hộ của quốc tế. Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc mới đây cho biết các vụ xử kiện bà Mu Sochua chứng tỏ “sự xói mòn đáng sợ” về quyền tự do phát biểu và tính cách độc lập của ngành tư pháp ở Kampuchea.
Kỳ hạn chót để bà Mu Sochua phải nộp phạt đã đến và đi và bà vẫn còn được tự do.
Chhaya Hang là giám đốc điều hành Viện Dân chủ Khmer, một tổ chức phi chính phủ ở Phnom Penh tập trung vào các vấn đề chính trị. Ông nói bà Mu Sochua đã vận dụng vụ việc này một cách khéo léo hơn thủ tướng.
Bà Hang cho biết: “Cả hai đều rất cứng cỏi vào lúc đầu. Tôi cảm thấy thủ tướng đã không được cố vấn tốt về vấn đề này.”
Tòa án Kampuchea đã thông báo cho bà Sochua rằng bà sẽ bị trừ lương để nộp tiền phạt.
Ông Chhaya Hang nói ông Hun Sen có lẽ đã cảm thấy rằng bỏ tù đối thủ của mình có thể đã làm mất phiếu của đảng trong cuộc bầu cử vào năm 2013.
Ông Sok Sam Oeun đứng đầu Dự án Biện hộ của Kampuchea, một tổ chức trợ giúp pháp lý ở Phnom Penh. Ông nói vụ này đã nêu bất một số khuyết điểm của ngành tư pháp.
Ông Oeun nói: “Thứ nhất, nó có thể chứng tỏ rằng chính phủ muốn dùng ngành tư pháp để đe dọa bất cứ ai mà họ muốn. Một điều nữa là ngành tư pháp rất yếu kém – không được độc lập. Bởi vì nó rất dễ dàng bị lợi dụng như một công cụ để hăm dọa bất cứ ai.”
Ông Sok Sam Oeun nói vụ này có một lợi ích về pháp lý: Nó đề ra một tiền lệ rằng các khoản tiền phạt vạ của toà án có thể được trả dần mà không có rủi ro bị bỏ tù. Bà Mu Sochua nói bà không tin rằng thủ tướng đã thua vụ này, nhưng bà tính toán rằng chính phủ sẽ xét lại về việc sử dụng các tòa án để đe doạ các đối thủ của mình trong tương lai.
Nhà lập pháp Kampuchea Mu Sochua là một thành viên của một thế hệ phụ nữ mới đang cố gắng tiến thân vào các hệ thống chính trị của các xã hội do nam giới thống trị ở khắp châu Á, từ các hội đồng địa phương cho đến các nghị viện toàn quốc và các chức vụ trong nội các. Và, cũng giống như các nhân vật đối lập ở nhiều nước, bà cũng tự thấy mình chịu một gánh nặng mới: tranh đấu cho quyền tự do của chính mình trong khi đứng lên tranh đấu cho các quyền lợi của người khác. Từ Phnom Penh, thông tín viên VOA Robert Carmichael ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.