Các chính đảng ở Thái Lan đang cân nhắc một phán quyết quan trọng của tòa án hôm thứ Sáu tuần trước về đề nghị tu chính hiến pháp năm 2007. Theo tường thuật của thông tín viên Ron Corben từ Bangkok, một số phe phái chính trị đang gây sức ép lên đảng cầm quyền đòi chống lại phán quyết của tòa bảo hiến, gây nguy cơ bất ổn chính trị nghiêm trọng hơn cho Thái Lan.
Đảng Pheu Thái của thủ tướng Yingluck thắng cử hồi năm ngoái nhờ đưa ra cam kết trong chiến dịch tranh cử sẽ viết lại hiến pháp năm 2007, được soạn thảo bởi một quốc hội do quân đội chỉ định. Những người chỉ trích nói hiến pháp này làm suy yếu quyền lực của các chính trị gia và các đảng phái.
Tuần trước, tòa bảo hiến phán quyết rằng hiến pháp có thể được sửa đổi nhưng phải có một cuộc trưng cầu dân ý trước đó. Mặc dù đảng cầm quyền vẫn chưa có phản ứng chính thức đối với phán quyết này, Chủ tịch Hạ viện và cũng là một thành viên của Đảng Pheu Thái, ông Somsak Kiatsuranont, hôm nay bày tỏ sự ủng hộ đối với việc từng bước thực hiện cải cách theo hướng phù hợp với phán quyết của tòa án, thay vì một cuộc cải cách nhanh chóng và sâu rộng được một số phe phái chính trị ủng hộ.
Một số nhóm nói việc tòa án kêu gọi một cuộc trưng dân ý trên toàn quốc là vượt quá thẩm quyền và là mối đe dọa đối với các nhà lập pháp.
Lực lượng rộng lớn ủng hộ chính phủ Mặt trận Hoa Dân chủ chống độc tài (UDD), còn được được gọi là phe Áo đỏ, đang chuẩn bị một bản kiến nghị gồm hơn 20.000 chữ ký kêu gọi bãi chức các vị thẩm phán. Những nhóm khác, như các luật sư từ Đại học Thammasat, cũng đang kêu gọi giải thể tòa án thông qua cải cách hiến pháp.
Lãnh đạo UDD, bà Tida Tawornseth, nói rằng phán quyết của tòa án là một "cuộc đảo chính về mặt tư pháp" vì các thẩm phán vượt quá quyền hạn của mình.
Bà Tida nói: “Tòa án không thể bành trướng quyền hạn của mình và phán quyết này là một cuộc đảo chính về mặt tư pháp. Chúng tôi muốn có dân chủ và thế nên chúng tôi không thể chấp nhận phán quyết này. Có quá nhiều những cuộc đảo chính đã diễn ra trong quá khứ và giờ đây người Thái lại biết thêm một cuộc đảo chính mới, và ta có thể gọi đó là cuộc đảo chính tư pháp.”
Thay đổi hiến pháp vẫn còn là một vấn đề chính trị nóng bỏng ở Thái Lan. Các nhà quan sát cảnh báo rằng vấn đề này có thể làm khơi dậy các cuộc biểu tình xuống đường khổng lồ lớn ở Bangkok như đã xảy ra trong những năm gần đây.
Phong trào áo đỏ ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin được sự ủng hộ của người nghèo và tầng lớp lao động ở vùng nông thôn. Lực lượng này đóng một vai trò quan trọng trong những cuộc biểu tình chống chính phủ hồi năm 2009 và 2010 nhằm lật đổ chính phủ của thủ tướng Abhisit Vejjajiva vốn do quân đội ủng hộ.
Nhưng cựu phát ngôn viên chính phủ ủng hộ ông Thaksin, ông Kudeb Saikrajang, nói phán quyết này cho thấy tòa án đã tìm cách tránh xung đột xã hội và biểu thị tính độc lập về mặt tư pháp.
Ông Kudeb nói: “Tòa án đã khôn ngoan khi đưa ra phán quyết như vậy vì họ rõ ràng không muốn đưa đất nước vào cảnh xung đột. Tòa án đã rất cân nhắc. Tôi nghĩ là lực lượng Áo đỏ đã không rút ra được bài học, nhưng phía tòa án thì có, những người đã từng đứng về phe bảo thủ.”
Những người lãnh đạo phe Áo đỏ nói họ vẫn đang lên kế hoạch để thúc giục soạn lại một hiến pháp mới và nói rằng họ có thể sẽ kêu gọi người ủng hộ biểu tình phản đối nếu tiến trình này bị trì hoãn.
Đảng Pheu Thái của thủ tướng Yingluck thắng cử hồi năm ngoái nhờ đưa ra cam kết trong chiến dịch tranh cử sẽ viết lại hiến pháp năm 2007, được soạn thảo bởi một quốc hội do quân đội chỉ định. Những người chỉ trích nói hiến pháp này làm suy yếu quyền lực của các chính trị gia và các đảng phái.
Tuần trước, tòa bảo hiến phán quyết rằng hiến pháp có thể được sửa đổi nhưng phải có một cuộc trưng cầu dân ý trước đó. Mặc dù đảng cầm quyền vẫn chưa có phản ứng chính thức đối với phán quyết này, Chủ tịch Hạ viện và cũng là một thành viên của Đảng Pheu Thái, ông Somsak Kiatsuranont, hôm nay bày tỏ sự ủng hộ đối với việc từng bước thực hiện cải cách theo hướng phù hợp với phán quyết của tòa án, thay vì một cuộc cải cách nhanh chóng và sâu rộng được một số phe phái chính trị ủng hộ.
Một số nhóm nói việc tòa án kêu gọi một cuộc trưng dân ý trên toàn quốc là vượt quá thẩm quyền và là mối đe dọa đối với các nhà lập pháp.
Lực lượng rộng lớn ủng hộ chính phủ Mặt trận Hoa Dân chủ chống độc tài (UDD), còn được được gọi là phe Áo đỏ, đang chuẩn bị một bản kiến nghị gồm hơn 20.000 chữ ký kêu gọi bãi chức các vị thẩm phán. Những nhóm khác, như các luật sư từ Đại học Thammasat, cũng đang kêu gọi giải thể tòa án thông qua cải cách hiến pháp.
Lãnh đạo UDD, bà Tida Tawornseth, nói rằng phán quyết của tòa án là một "cuộc đảo chính về mặt tư pháp" vì các thẩm phán vượt quá quyền hạn của mình.
Bà Tida nói: “Tòa án không thể bành trướng quyền hạn của mình và phán quyết này là một cuộc đảo chính về mặt tư pháp. Chúng tôi muốn có dân chủ và thế nên chúng tôi không thể chấp nhận phán quyết này. Có quá nhiều những cuộc đảo chính đã diễn ra trong quá khứ và giờ đây người Thái lại biết thêm một cuộc đảo chính mới, và ta có thể gọi đó là cuộc đảo chính tư pháp.”
Thay đổi hiến pháp vẫn còn là một vấn đề chính trị nóng bỏng ở Thái Lan. Các nhà quan sát cảnh báo rằng vấn đề này có thể làm khơi dậy các cuộc biểu tình xuống đường khổng lồ lớn ở Bangkok như đã xảy ra trong những năm gần đây.
Phong trào áo đỏ ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin được sự ủng hộ của người nghèo và tầng lớp lao động ở vùng nông thôn. Lực lượng này đóng một vai trò quan trọng trong những cuộc biểu tình chống chính phủ hồi năm 2009 và 2010 nhằm lật đổ chính phủ của thủ tướng Abhisit Vejjajiva vốn do quân đội ủng hộ.
Nhưng cựu phát ngôn viên chính phủ ủng hộ ông Thaksin, ông Kudeb Saikrajang, nói phán quyết này cho thấy tòa án đã tìm cách tránh xung đột xã hội và biểu thị tính độc lập về mặt tư pháp.
Ông Kudeb nói: “Tòa án đã khôn ngoan khi đưa ra phán quyết như vậy vì họ rõ ràng không muốn đưa đất nước vào cảnh xung đột. Tòa án đã rất cân nhắc. Tôi nghĩ là lực lượng Áo đỏ đã không rút ra được bài học, nhưng phía tòa án thì có, những người đã từng đứng về phe bảo thủ.”
Những người lãnh đạo phe Áo đỏ nói họ vẫn đang lên kế hoạch để thúc giục soạn lại một hiến pháp mới và nói rằng họ có thể sẽ kêu gọi người ủng hộ biểu tình phản đối nếu tiến trình này bị trì hoãn.