Ba loại chủ nghĩa tư bản thân hữu
Theo Kang, trong trường hợp hệ thống doanh nghiệp tập trung vào một nhóm nhỏ có quyền lực chi phối, và hệ thống nhà nước cũng mạnh, thì đất nước rơi vào tình trạng cả hai phe phái cùng là con tin của nhau. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp mạnh trực tiếp đàm phán với nhà nước về cách thức và cơ chế chia sẻ lợi ích khi cấu kết với nhau. Do không bên nào có thể ép được bên nào, quyền lợi được chia đều hơn, mức độ tham nhũng vì thế chỉ ở mức vừa phải.
Đây là mô hình xuất hiện ở Hàn Quốc dưới thời Park Chung-Hee. Đặc trưng của nó vẫn là một dạng chủ nghĩa tư bản thân hữu, tuy nhiên mức độ tham nhũng không quá nghiêm trọng. Thêm nữa, do hai bên doanh nghiệp và chính quyền có thể dễ dàng chia sẻ thông tin và lập trường (doanh nghiệp dễ đề đạt nguyện vọng và nhà nước cũng có quyền lực để quyết định nhanh), chi phí giao dịch trong trường hợp này thấp đáng kể. Đây làm một lợi điểm mà theo Kang, không phải là do Park Chung-Hee cố tình tạo ra mà đơn giản là một kết quả ngẫu nhiên khi ông này thực hiện tập trung quyền lực cả về chính trị và kinh tế.
Trong trường hợp nhà nước mạnh nhưng hệ thống doanh nghiệp lại phân tán, không hình thành được các quyền lực đối trọng với nhà nước, thì theo Kang, nhà nước biến thành một dạng “nhà nước thợ săn” – theo đó các quan chức nhà nước nắm trong tay quyền lực lớn, tự tung tự tác, và không gặp phải sự kháng cự đáng kể từ khối các doanh nghiệp nên thoả sức thu rent dưới mọi hình thức. Doanh nghiệp sẽ phát triển khó khăn, tham nhũng lớn, và theo mô hình từ trên xuống (quan chức đi thu tô).
Trường hợp cuối cùng, là nhà nước không tập trung quyền lực, nhưng khối doanh nghiệp lại tập trung trong một số ít các doanh nghiệp lớn. Trong trường hợp này, quyền lực của kinh doanh lấn át quyền lực chính trị. Các đại gia có thể can thiệp để nâng người này, hạ người kia trong hệ thống chính trị. Các doanh nghiệp đầy quyền lực này sẽ thoả sức thao túng, vô hiệu hoá các chính sách của nhà nước, vận động hành lang để tạo ra các chính sách bóp méo để thu rent. Tham nhũng trong các nền kinh tế thuộc dạng này cũng rất lớn, nhưng theo mô hình từ dưới lên (doanh nghiệp vận động chính sách để lấy rent).
Theo Kang, Philippines khác với Hàn Quốc ở chỗ đây là đất nước mà quan hệ doanh nghiệp – chính trị (Kang gọi là “chính trị tiền bạc” – money politics) đảo như một con lắc giữa hai thái cực – từ chỗ nhà nước yếu, doanh nghiệp mạnh và tham nhũng từ dưới lên vào những năm 1946 đến 1972 khi đất nước còn trong giai đoạn dân chủ - sang trạng thái nhà nước độc tài thiết quân luật dưới chế độ của Marcos từ năm 1972 trở đi, khi mà Marcos cũng các thân hữu của ông đã trấn áp tất cả các thế lực khác, kể cả hệ thống doanh nghiệp, và biến nền kinh tế từ chỗ một xã hội tìm kiếm rent sang một xã hội với nhà nước thợ săn. Theo Kang, Philippines đã đánh mất đi cơ hội chuyển từ xã hội tìm kiếm rent sang xã hội cùng là con tin (giống như ở Hàn Quốc dưới thời Park Chung-Hee) vì Marcos đã không biết tự tiết chế quyền lực của mình và chung sống hoà bình với các doanh nghiệp mạnh.
Hàn Quốc và Philippines trong khủng hoảng 1997
Mô hình chính trị tiền bạc ở Hàn Quốc và Philippines như mô tả ở trên tồn tại trong vài thập kỷ trước thập kỷ 90 và đem lại sự khác biệt to lớn cho hai quốc gia. Trong khi cấu trúc “cùng là con tin” ở Hàn Quốc giúp cho nước này phát triển mau chóng, thì việc đảo qua đảo về giữa hai thái cực xã hội tìm kiếm rent và xã hội nhà nước thợ săn khiến cho Philippines chìm đắm trong nghèo đói và lạc hậu.
Tuy nhiên, theo Kang, các cấu trúc chính trị tiền bạc này ở hai nước có sự thay đổi lớn vào nửa sau của thập kỷ 80. Ở Hàn Quốc, cuộc chuyển đổi sang dân chủ hồi năm 1987 làm suy yếu quyền lực của nhà nước. Các chính đảng phải cạnh tranh quyết liệt với nhau để dành quyền lực qua lá phiếu và vì thế sức đề kháng của nhà nước trước các đòi hỏi của xã hội và các doanh nghiệp cũng bị kém đi nhiều. Một số nhỏ các đại công ty của Hàn Quốc, không chịu sự kiểm soát của các quy luật thị trường vì quy mô quá lớn của họ, đã theo đuổi các quyết định ngày càng rủi ro hơn.
Nói cách khác, Hàn Quốc đã chuyển từ cấu trúc “cùng là con tin” sang cấu trúc “tìm kiếm rent”. Vì thế, dân chủ “quá nhiều” kết hợp với mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp – nhà nước đã đẩy tới việc xuất hiện nhiều chính sách không hiệu quả. Và cuộc khủng hoảng năm 1997 đã đưa tất cả các ung nhọt này ra ánh sáng.
Trong khi đó, theo Kang, sự tan hoang của đất nước Philippines dưới thời Ferdinand Marcos đã dẫn tới cao trào “Quyền lực của Dân” (People Power) vào năm 1986 và sự phát triển mới này đã san phẳng sân chơi của nhà nước và doanh nghiệp. Khi Philippines dần dần hồi phục, cả doanh nghiệp và nhà nước đều có ít quyền lực hơn. Philippines phải trải qua một cuộc tái cấu trúc đầy đau đớn trong những năm đầu của thập kỷ 90 để chuyển sang một cấu trúc mới “kinh tế tự do”. Sự ra đi của Marcos đã khiến các quan hệ “thân hữu” giữa nhà nước và doanh nghiệp bị xoá bỏ. Philippines đã thực hiện được việc cải cách chính sách và tăng cường các luật lệ giám sát về tài chính. Kết quả là, khi cuộc khủng hoảng năm 1997 xuất hiện, Philippines đã có sức chịu đựng tốt hơn. Theo Kang, triển vọng của Philippines sau cuộc khủng hoảng 1997 cũng có vẻ như sáng sủa hơn với một cấu trúc chính trị tiền bạc lành mạnh hơn, ít mang tính “thân hữu” hơn.
Kết luận
Lý thuyết của David C. Kang về chủ nghĩa tư bản thân hữu, ra đời cách đây cả 10 năm, mặc dù khá đơn giản, nhưng cũng đem lại một cách giải thích khá thuyết phục cho cả hai “bí ẩn” về các nền kinh tế mới nổi ở Đông và Đông Nam Á: Tại sao cũng là chủ nghĩa tư bản thân hữu nhưng có những nước phát triển tốt hơn (như Hàn Quốc) và có những nước phát triển kém hơn hẳn (như Philippines), và tại sao cũng là chủ nghĩa tư bản thân hữu nhưng một số nước lại chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng 1997 hơn các nước khác.
Đương nhiên đây chỉ là một góc nhìn được đơn giản hoá chứ không phải là một sự giải thích rốt ráo về lịch sử phát triển cũng như nguyên nhân của khủng hoảng ở các nước này. Tuy nhiên, dẫu sao, nó cũng đem lại một góc nhìn sâu sắc hơn về khái niệm “chủ nghĩa tư bản thân hữu” và các ngụ ý của nó đối với các nước đi sau như Việt Nam cũng đáng để suy ngẫm.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Theo Kang, trong trường hợp hệ thống doanh nghiệp tập trung vào một nhóm nhỏ có quyền lực chi phối, và hệ thống nhà nước cũng mạnh, thì đất nước rơi vào tình trạng cả hai phe phái cùng là con tin của nhau. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp mạnh trực tiếp đàm phán với nhà nước về cách thức và cơ chế chia sẻ lợi ích khi cấu kết với nhau. Do không bên nào có thể ép được bên nào, quyền lợi được chia đều hơn, mức độ tham nhũng vì thế chỉ ở mức vừa phải.
Đây là mô hình xuất hiện ở Hàn Quốc dưới thời Park Chung-Hee. Đặc trưng của nó vẫn là một dạng chủ nghĩa tư bản thân hữu, tuy nhiên mức độ tham nhũng không quá nghiêm trọng. Thêm nữa, do hai bên doanh nghiệp và chính quyền có thể dễ dàng chia sẻ thông tin và lập trường (doanh nghiệp dễ đề đạt nguyện vọng và nhà nước cũng có quyền lực để quyết định nhanh), chi phí giao dịch trong trường hợp này thấp đáng kể. Đây làm một lợi điểm mà theo Kang, không phải là do Park Chung-Hee cố tình tạo ra mà đơn giản là một kết quả ngẫu nhiên khi ông này thực hiện tập trung quyền lực cả về chính trị và kinh tế.
Trong trường hợp nhà nước mạnh nhưng hệ thống doanh nghiệp lại phân tán, không hình thành được các quyền lực đối trọng với nhà nước, thì theo Kang, nhà nước biến thành một dạng “nhà nước thợ săn” – theo đó các quan chức nhà nước nắm trong tay quyền lực lớn, tự tung tự tác, và không gặp phải sự kháng cự đáng kể từ khối các doanh nghiệp nên thoả sức thu rent dưới mọi hình thức. Doanh nghiệp sẽ phát triển khó khăn, tham nhũng lớn, và theo mô hình từ trên xuống (quan chức đi thu tô).
Trường hợp cuối cùng, là nhà nước không tập trung quyền lực, nhưng khối doanh nghiệp lại tập trung trong một số ít các doanh nghiệp lớn. Trong trường hợp này, quyền lực của kinh doanh lấn át quyền lực chính trị. Các đại gia có thể can thiệp để nâng người này, hạ người kia trong hệ thống chính trị. Các doanh nghiệp đầy quyền lực này sẽ thoả sức thao túng, vô hiệu hoá các chính sách của nhà nước, vận động hành lang để tạo ra các chính sách bóp méo để thu rent. Tham nhũng trong các nền kinh tế thuộc dạng này cũng rất lớn, nhưng theo mô hình từ dưới lên (doanh nghiệp vận động chính sách để lấy rent).
Theo Kang, Philippines khác với Hàn Quốc ở chỗ đây là đất nước mà quan hệ doanh nghiệp – chính trị (Kang gọi là “chính trị tiền bạc” – money politics) đảo như một con lắc giữa hai thái cực – từ chỗ nhà nước yếu, doanh nghiệp mạnh và tham nhũng từ dưới lên vào những năm 1946 đến 1972 khi đất nước còn trong giai đoạn dân chủ - sang trạng thái nhà nước độc tài thiết quân luật dưới chế độ của Marcos từ năm 1972 trở đi, khi mà Marcos cũng các thân hữu của ông đã trấn áp tất cả các thế lực khác, kể cả hệ thống doanh nghiệp, và biến nền kinh tế từ chỗ một xã hội tìm kiếm rent sang một xã hội với nhà nước thợ săn. Theo Kang, Philippines đã đánh mất đi cơ hội chuyển từ xã hội tìm kiếm rent sang xã hội cùng là con tin (giống như ở Hàn Quốc dưới thời Park Chung-Hee) vì Marcos đã không biết tự tiết chế quyền lực của mình và chung sống hoà bình với các doanh nghiệp mạnh.
Hàn Quốc và Philippines trong khủng hoảng 1997
Mô hình chính trị tiền bạc ở Hàn Quốc và Philippines như mô tả ở trên tồn tại trong vài thập kỷ trước thập kỷ 90 và đem lại sự khác biệt to lớn cho hai quốc gia. Trong khi cấu trúc “cùng là con tin” ở Hàn Quốc giúp cho nước này phát triển mau chóng, thì việc đảo qua đảo về giữa hai thái cực xã hội tìm kiếm rent và xã hội nhà nước thợ săn khiến cho Philippines chìm đắm trong nghèo đói và lạc hậu.
Tuy nhiên, theo Kang, các cấu trúc chính trị tiền bạc này ở hai nước có sự thay đổi lớn vào nửa sau của thập kỷ 80. Ở Hàn Quốc, cuộc chuyển đổi sang dân chủ hồi năm 1987 làm suy yếu quyền lực của nhà nước. Các chính đảng phải cạnh tranh quyết liệt với nhau để dành quyền lực qua lá phiếu và vì thế sức đề kháng của nhà nước trước các đòi hỏi của xã hội và các doanh nghiệp cũng bị kém đi nhiều. Một số nhỏ các đại công ty của Hàn Quốc, không chịu sự kiểm soát của các quy luật thị trường vì quy mô quá lớn của họ, đã theo đuổi các quyết định ngày càng rủi ro hơn.
Nói cách khác, Hàn Quốc đã chuyển từ cấu trúc “cùng là con tin” sang cấu trúc “tìm kiếm rent”. Vì thế, dân chủ “quá nhiều” kết hợp với mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp – nhà nước đã đẩy tới việc xuất hiện nhiều chính sách không hiệu quả. Và cuộc khủng hoảng năm 1997 đã đưa tất cả các ung nhọt này ra ánh sáng.
Trong khi đó, theo Kang, sự tan hoang của đất nước Philippines dưới thời Ferdinand Marcos đã dẫn tới cao trào “Quyền lực của Dân” (People Power) vào năm 1986 và sự phát triển mới này đã san phẳng sân chơi của nhà nước và doanh nghiệp. Khi Philippines dần dần hồi phục, cả doanh nghiệp và nhà nước đều có ít quyền lực hơn. Philippines phải trải qua một cuộc tái cấu trúc đầy đau đớn trong những năm đầu của thập kỷ 90 để chuyển sang một cấu trúc mới “kinh tế tự do”. Sự ra đi của Marcos đã khiến các quan hệ “thân hữu” giữa nhà nước và doanh nghiệp bị xoá bỏ. Philippines đã thực hiện được việc cải cách chính sách và tăng cường các luật lệ giám sát về tài chính. Kết quả là, khi cuộc khủng hoảng năm 1997 xuất hiện, Philippines đã có sức chịu đựng tốt hơn. Theo Kang, triển vọng của Philippines sau cuộc khủng hoảng 1997 cũng có vẻ như sáng sủa hơn với một cấu trúc chính trị tiền bạc lành mạnh hơn, ít mang tính “thân hữu” hơn.
Kết luận
Lý thuyết của David C. Kang về chủ nghĩa tư bản thân hữu, ra đời cách đây cả 10 năm, mặc dù khá đơn giản, nhưng cũng đem lại một cách giải thích khá thuyết phục cho cả hai “bí ẩn” về các nền kinh tế mới nổi ở Đông và Đông Nam Á: Tại sao cũng là chủ nghĩa tư bản thân hữu nhưng có những nước phát triển tốt hơn (như Hàn Quốc) và có những nước phát triển kém hơn hẳn (như Philippines), và tại sao cũng là chủ nghĩa tư bản thân hữu nhưng một số nước lại chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng 1997 hơn các nước khác.
Đương nhiên đây chỉ là một góc nhìn được đơn giản hoá chứ không phải là một sự giải thích rốt ráo về lịch sử phát triển cũng như nguyên nhân của khủng hoảng ở các nước này. Tuy nhiên, dẫu sao, nó cũng đem lại một góc nhìn sâu sắc hơn về khái niệm “chủ nghĩa tư bản thân hữu” và các ngụ ý của nó đối với các nước đi sau như Việt Nam cũng đáng để suy ngẫm.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.