Đường dẫn truy cập

Chuyên gia: ‘Đức không thật sự cần Trịnh Xuân Thanh’


Bộ Ngoại giao Đức nói có bằng chứng cho thấy ông Thanh bị nhân viên an ninh Việt Nam bắt cóc
Bộ Ngoại giao Đức nói có bằng chứng cho thấy ông Thanh bị nhân viên an ninh Việt Nam bắt cóc

Căng thẳng ngoại giao sau khi Bộ ngoại giao Đức đầu tháng 8 cáo buộc các đặc vụ Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đang đặt ra bài toán hóc búa cho Hà Nội về xử lý khủng hoảng.

Một chuyên gia người Việt hiện ở Đức nói với VOA rằng cường quốc Tây Âu muốn ông Thanh được quay trở lại nước này không hẳn vì họ cần ông ấy, mà vì họ muốn đảm bảo các nguyên tắc.

Ông Trịnh Xuân Thanh đã bị chính quyền Việt Nam truy nã vì gây thiệt hại kinh tế lên đến 3.300 tỷ đồng (khoảng 147 triệu đôla) khi ông là lãnh đạo một tập đoàn nhà nước. Hôm 3/8, truyền hình nhà nước Việt Nam chiếu video ông Thanh nói ông tự về nước đầu thú.

Tuy nhiên, trước đó một ngày, Bộ Ngoại giao Đức tuyên bố có những bằng chứng cho thấy các nhân viên an ninh Việt Nam đã bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, người đã nộp đơn xin tị nạn, và đưa ông ra khỏi Đức một cách bất hợp pháp.

Bộ nói Đức sẽ xem xét các biện pháp tiếp theo ở mức chính sách về chính trị, kinh tế cũng như phát triển để đáp trả việc làm của Việt Nam, nếu cần thiết.

Ông Lê Ngọc Sơn, một chuyên gia quản lý khủng hoảng đang tham gia một nhóm nghiên cứu ở Đức, nói với VOA rằng về mặt cá nhân, ông ủng hộ công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam và việc nhà chức trách trong nước bắt ông Trịnh Xuân Thanh là “cần thiết”, giúp “răn đe giảm thiểu tham nhũng”.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu trẻ này chỉ ra rằng hành động của Việt Nam, mà ông gọi là “nóng vội”, đã đi ngược lại “luật pháp và tính cách Đức”. Ông cho rằng đã có “khoảng cách lớn” trong cách hiểu của Việt Nam về văn hóa Đức:

“Người Đức tôn trọng kỷ cương và các trình tự. Người Đức nổi tiếng thế giới về các trình tự. Sự quan liêu của nền hành chính Đức cũng là một nét văn hóa ở Đức. Bộ trưởng [Ngoại giao] Đức vừa phát biểu trên báo chí là họ không ‘dung thứ’ vụ việc này, vì nó rất nghiêm trọng. Người Đức không muốn có tiền lệ là ai cũng có thể bắt cóc ở nước Đức này. Nó là tiền lệ xấu. Theo tôi nghĩ, người Đức sẽ làm triệt để và thật. Để giải quyết cuộc khủng hoảng này, trước hết phải là đặt vào vị trí người Đức và hiểu hành động của người Đức, thay vì chúng ta giải thích hành động của người Đức theo lối nghĩ của người Việt”.

Về mặt lý thuyết của nước Đức, họ muốn phục hồi tình trạng trước khi sự việc xảy ra, trước khi sự cố ngoại giao xảy ra. Họ có những bộ phận để điều tra tư cách một người có được lợi ích về mặt tị nạn hay không. Với những gì đang diễn ra, với sự thật về Trịnh Xuân Thanh, thì nước Đức họ sẽ không chấp nhận [cho tị nạn]. Tôi không nghĩ họ thực sự cần Trịnh Xuân Thanh.
Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Sơn

Về tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức hôm 2/8 yêu cầu rằng “ông Trịnh Xuân Thanh được cho phép trở lại nước Đức ngay”, chuyên gia Lê Ngọc Sơn cho rằng Đức biết được bản chất ông ta là “nạn nhân chính trị hay là kẻ tham nhũng”. Nhưng theo ông Sơn, Đức đòi hỏi như vậy vì họ làm theo nguyên tắc:

“Về mặt lý thuyết của nước Đức, họ muốn phục hồi tình trạng trước khi sự việc xảy ra, trước khi sự cố ngoại giao xảy ra. Họ có những bộ phận để điều tra tư cách một người có được lợi ích về mặt tị nạn hay không. Với những gì đang diễn ra, với sự thật về Trịnh Xuân Thanh, thì nước Đức họ sẽ không chấp nhận [cho tị nạn]. Tôi không nghĩ họ thực sự cần Trịnh Xuân Thanh”.

Trong khi tranh cãi ngoại giao Đức-Việt chưa ngã ngũ, đã xuất hiện những lo ngại trong cộng đồng gồm hơn 150.000 người Việt ở Đức rằng vụ việc sẽ làm Việt Nam mất đi sự ủng hộ của Đức và khối EU trong nhiều vấn đề từ kinh tế tới chính trị.

Kim ngạch thương mại hai chiều Việt-Đức đạt hơn 9 tỉ đôla năm 2016 và khoảng hơn 4,6 tỉ đôla trong nửa đầu năm nay, trong đó Việt Nam đang xuất siêu sang Đức.

Doanh nhân, việc kinh doanh giống như là lớp đệm trong quan hệ giữa hai nước. Dường như đó là lợi ích chung mà chúng ta có thể tận dụng cơ hội này, và có thể kêu gọi doanh nhân Đức để họ cùng giải quyết cuộc khủng hoảng này, hoặc là những người Đức yêu Việt Nam, những người Đức từng gắn bó với Việt Nam.
Ông Lê Ngọc Sơn

Giới quan sát cảnh báo một động thái bất lợi từ phía Đức có phần chắc sẽ dẫn đến những diễn biến tiêu cực, ít nhất về mặt kinh tế, cho Việt Nam.

Xét đến mối quan hệ kinh tế có quy mô lớn với nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Đức, bao gồm cả Siemens, Mercedes, Deutsche Bank, đã và đang đầu tư vào Việt Nam tới 1,8 tỷ đôla, một số người gợi ý Hà Nội nên mời giới kinh doanh Đức đóng một vai trò để liên lạc với chính quyền Đức tháo gỡ cuộc khủng hoảng.

Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Sơn nói với VOA rằng đề xuất đó đáng được xem xét:

“Đó cũng là một gợi ý hay. Doanh nhân, việc kinh doanh giống như là lớp đệm trong quan hệ giữa hai nước. Dường như đó là lợi ích chung mà chúng ta có thể tận dụng cơ hội này, và có thể kêu gọi doanh nhân Đức để họ cùng giải quyết cuộc khủng hoảng này, hoặc là những người Đức yêu Việt Nam, những người Đức từng gắn bó với Việt Nam”.

Ông Sơn lưu ý rằng kim ngạch thương mại có thể là lớn với Việt Nam nhưng đối với Đức, nền kinh tế trong nhóm top 5 trên thế giới, mấy tỉ đôla “chỉ tương đương vài cỗ máy mà Đức xuất khẩu”.

Vì vậy, chuyên gia này nói Việt Nam “đừng nghĩ lấy điều đó ra để mặc cả”. Theo ông, Việt Nam phải có tinh thần “tôn trọng, trọng thị và đặt quan hệ hai nước lên hàng đầu”.

Doanh nhân Đức có thể giúp xử lý khủng hoảng Trịnh Xuân Thanh?
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:02 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG