Hàng chục dân biểu quốc hội Châu Âu yêu cầu Đại diện cao cấp phụ trách an ninh-đối ngoại kiêm Phó Chủ tịch Ủy hội EU lưu ý những vi phạm trầm trọng về quyền con người tại Việt Nam và thúc đẩy Hà Nội cải thiện nhân quyền.
Thư đề ngày 11/7 của 34 dân biểu Châu Âu gửi bà Catherine Ashton nêu lên những quan ngại về thực trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ của Việt Nam với khoảng 50 nhà đấu tranh dân chủ và bảo vệ nhân quyền đã bị kết án hoặc giam cầm trong năm nay.
Thư tố cáo các nhà hoạt động này bị bắt tùy tiện, bị đe dọa, thẩm vấn, và bị tước đoạt các quyền pháp lý giữa lúc chính phủ Việt Nam tiếp tục sách nhiễu các quyền tự do tôn giáo cũng như tăng cường trấn áp giới blogger.
Các dân biểu EU đồng ký tên trong thư chỉ ra rằng các tổ chức tôn giáo độc lập tại Việt Nam vẫn bị đàn áp, bị đập phá cơ sở thờ tự, bị tịch thu tài sản, và bị tù tội.
Thư nêu rõ bất chấp nhiều lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế, Việt Nam vẫn giới hạn quyền tự do ngôn luận và kiểm duyệt internet gắt gao, nhắm mục tiêu các hoạt động trên mạng như theo dõi người dùng net, khóa chặn và đánh phá các trang web độc lập.
Các nhà lập pháp Châu Âu cho rằng tại Việt Nam đang diễn ra “một sự sụp đổ về pháp trị" với việc sử dụng các cáo buộc mơ hồ về tội “lật đổ chính quyền” và “tuyên truyền chống nhà nước” để bắt bớ những nhà cổ xúy nhân quyền, giam người không cần xét xử, và dùng các tội danh như “trốn thuế” để bỏ tù các nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng.
Theo dẫn chứng của các dân biểu EU, nhiều trường hợp giam cầm các nhà hoạt động chính trị tại Việt Nam đã được Nhóm Hành động của Liên hiệp quốc Chống Giam giữ Tùy tiện xác định là vi phạm luật quốc tế.
34 dân biểu Châu Âu ký tên trong thư yêu cầu Đại diện cấp cao của Liên hiệp EU kêu gọi Hà Nội phóng thích các tù nhân chính trị như blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Paulus Lê Sơn, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Quốc Quân, nhạc sĩ Việt Khang, mục sư Nguyễn Công Chính, hòa thượng Thích Quảng Độ, nhà hoạt động đất đai Trần Thị Thúy, sinh viên Nguyễn Phương Uyên hay Đinh Nguyên Kha.
Thư cũng đề nghị bà Catherine Ashton phát huy vai trò của Liên hiệp Châu Âu tích cực hơn trong việc hỗ trợ xã hội dân sự tại Việt Nam, thúc đẩy Hà Nội thực hiện cải cách pháp lý, dỡ bỏ các điều luật tiếp tay cho việc bắt giữ tùy tiện các nhà cổ xúy nhân quyền, cũng như thúc giục Việt Nam thông qua luật bảo vệ quyền phản kháng ôn hòa, quyền tụ tập, thực thi tự do ngôn luận, và thành lập các tổ chức chính trị xã hội.
Mặt khác, các dân biểu này cũng đòi hỏi EU phải tăng cường đưa vấn đề nhân quyền vào các cuộc đối thoại với Việt Nam, buộc Hà Nội phải chứng tỏ tiến bộ nhân quyền trước khi có bất kỳ phái đoàn cấp cao nào đến thăm Việt Nam. Họ đồng thời cũng yêu cầu Liên hiệp Châu Âu phải tái khẳng định điều kiện nhân quyền trong các mối quan hệ ngoại giao, kể cả các mối quan hệ thương mại, của EU với các nước thứ ba bao gồm Việt Nam.
Trước lá thư của 34 dân biểu Châu Âu, trên chục tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế hồi đầu tháng này cũng đã gửi thư cho Đại diện cấp cao phụ trách an ninh-đối ngoại của EU, Catherine Ashton, lưu ý bà về vụ án của luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân, người sắp bị đưa ra xét xử về tội danh “trốn thuế”.
Áp lực quốc tế về thành tích nhân quyền của Việt Nam đang gia tăng giữa chiến dịch leo thang đàn áp của Hà Nội đối với những người chỉ trích nhà nước.
Chính phủ Hà Nội nhất mực khẳng định tại Việt Nam không có tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm, mà chỉ có những người phạm pháp bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, Hà Nội thừa nhận còn nhiều khác biệt quan điểm giữa Việt Nam với quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền.
Vấn đề nhân quyền theo dự kiến sẽ được nêu lên trong cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ với Chủ tịch nước Việt Nam khi ông Trương Tấn Sang công du Hoa Kỳ vào ngày 25/7 tới đây.
Thư đề ngày 11/7 của 34 dân biểu Châu Âu gửi bà Catherine Ashton nêu lên những quan ngại về thực trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ của Việt Nam với khoảng 50 nhà đấu tranh dân chủ và bảo vệ nhân quyền đã bị kết án hoặc giam cầm trong năm nay.
Thư tố cáo các nhà hoạt động này bị bắt tùy tiện, bị đe dọa, thẩm vấn, và bị tước đoạt các quyền pháp lý giữa lúc chính phủ Việt Nam tiếp tục sách nhiễu các quyền tự do tôn giáo cũng như tăng cường trấn áp giới blogger.
Các dân biểu EU đồng ký tên trong thư chỉ ra rằng các tổ chức tôn giáo độc lập tại Việt Nam vẫn bị đàn áp, bị đập phá cơ sở thờ tự, bị tịch thu tài sản, và bị tù tội.
Thư nêu rõ bất chấp nhiều lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế, Việt Nam vẫn giới hạn quyền tự do ngôn luận và kiểm duyệt internet gắt gao, nhắm mục tiêu các hoạt động trên mạng như theo dõi người dùng net, khóa chặn và đánh phá các trang web độc lập.
Các nhà lập pháp Châu Âu cho rằng tại Việt Nam đang diễn ra “một sự sụp đổ về pháp trị" với việc sử dụng các cáo buộc mơ hồ về tội “lật đổ chính quyền” và “tuyên truyền chống nhà nước” để bắt bớ những nhà cổ xúy nhân quyền, giam người không cần xét xử, và dùng các tội danh như “trốn thuế” để bỏ tù các nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng.
Theo dẫn chứng của các dân biểu EU, nhiều trường hợp giam cầm các nhà hoạt động chính trị tại Việt Nam đã được Nhóm Hành động của Liên hiệp quốc Chống Giam giữ Tùy tiện xác định là vi phạm luật quốc tế.
34 dân biểu Châu Âu ký tên trong thư yêu cầu Đại diện cấp cao của Liên hiệp EU kêu gọi Hà Nội phóng thích các tù nhân chính trị như blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Paulus Lê Sơn, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Quốc Quân, nhạc sĩ Việt Khang, mục sư Nguyễn Công Chính, hòa thượng Thích Quảng Độ, nhà hoạt động đất đai Trần Thị Thúy, sinh viên Nguyễn Phương Uyên hay Đinh Nguyên Kha.
Thư cũng đề nghị bà Catherine Ashton phát huy vai trò của Liên hiệp Châu Âu tích cực hơn trong việc hỗ trợ xã hội dân sự tại Việt Nam, thúc đẩy Hà Nội thực hiện cải cách pháp lý, dỡ bỏ các điều luật tiếp tay cho việc bắt giữ tùy tiện các nhà cổ xúy nhân quyền, cũng như thúc giục Việt Nam thông qua luật bảo vệ quyền phản kháng ôn hòa, quyền tụ tập, thực thi tự do ngôn luận, và thành lập các tổ chức chính trị xã hội.
Mặt khác, các dân biểu này cũng đòi hỏi EU phải tăng cường đưa vấn đề nhân quyền vào các cuộc đối thoại với Việt Nam, buộc Hà Nội phải chứng tỏ tiến bộ nhân quyền trước khi có bất kỳ phái đoàn cấp cao nào đến thăm Việt Nam. Họ đồng thời cũng yêu cầu Liên hiệp Châu Âu phải tái khẳng định điều kiện nhân quyền trong các mối quan hệ ngoại giao, kể cả các mối quan hệ thương mại, của EU với các nước thứ ba bao gồm Việt Nam.
Trước lá thư của 34 dân biểu Châu Âu, trên chục tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế hồi đầu tháng này cũng đã gửi thư cho Đại diện cấp cao phụ trách an ninh-đối ngoại của EU, Catherine Ashton, lưu ý bà về vụ án của luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân, người sắp bị đưa ra xét xử về tội danh “trốn thuế”.
Áp lực quốc tế về thành tích nhân quyền của Việt Nam đang gia tăng giữa chiến dịch leo thang đàn áp của Hà Nội đối với những người chỉ trích nhà nước.
Chính phủ Hà Nội nhất mực khẳng định tại Việt Nam không có tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm, mà chỉ có những người phạm pháp bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, Hà Nội thừa nhận còn nhiều khác biệt quan điểm giữa Việt Nam với quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền.
Vấn đề nhân quyền theo dự kiến sẽ được nêu lên trong cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ với Chủ tịch nước Việt Nam khi ông Trương Tấn Sang công du Hoa Kỳ vào ngày 25/7 tới đây.