Mấy tuần lễ vừa qua, báo chí trong nước, từ lề trái đến lề phải, đang lùm xùm về vụ Đinh La Thăng và Dương Chí Dũng.
Dương Chí Dũng nguyên là Cục trưởng Cục Hàng hải. Trước đó, ông làm Chủ tịch Vinalines, một công ty vận tải đường biển quốc doanh làm ăn lỗ lã đến 1.686 tỉ đồng (Việt Nam), tức khoảng 80 triệu đô la Mỹ, trong vòng hai năm, từ 2009 đến 1010. Việc lỗ lã xuất phát từ bốn lý do chính: mua nhiều tàu cũ từ nước ngoài; nhiều khi cũ đến độ mua xong thì… bỏ; vi phạm nhiều hợp đồng khiến nhiều tàu thủy bị nước ngoài phạt với số tiền lớn, có khi lên đến hàng triệu đô la; đầu tư xây dựng vội vàng, thiếu quy hoạch và không hiệu quả; và, cuối cùng, “đầu tư tài chính sai nguyên tắc”.
Trong các sai phạm kể trên, nổi bật nhất là việc Vinalines mua ụ nổi No83M (chuyên dùng để nâng hạ tàu thủy) từ Nga, vốn được Nhật chế tạo từ năm 1965 và bị cơ quan đăng kiểm Nga cấm sử dụng vì đã quá thời hạn sử dụng đến 22 năm. Vậy mà Vinalines vẫn mua. Mua về, phải trả tiền thuê chỗ neo đậu mất 30 tỉ đồng; tiền sửa chữa và tiền lãi ngân hàng lên đến 100 tỉ đồng. Tổng chi phí dành cho cái ụ nổi phế thải này là 24 triệu đô la. Cuối cùng, nó vẫn nằm ụ một chỗ, không hoạt động gì được cả! Coi như bỏ.)
Những sai phạm trên không phải chỉ do sự bất tài trong quản lý mà chủ yếu còn xuất phát từ những sự tham ô. Người ta cố tình làm sai để lấy tiền bỏ túi. Chính vì thế, ngày 17/5/2012, Bộ Công an quyết định ra lệnh bắt Dương Chí Dũng. Nhưng dường như Dương Chí Dũng đã biết trước cái lệnh ấy. Nên vài giờ trước đó, ông đã bỏ trốn. Hiện nay, người ta vẫn chưa biết Dương Chí Dũng ở đâu.
Sự lỗ lã nghiêm trọng của Vinalines cũng như sự tham ô của Dương Chí Dũng dẫn đến trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải, cơ quan chủ quản của cả Vinalines lẫn Cục Hàng hải, đặc biệt trách nhiệm của Bộ trưởng Đinh La Thăng, người đề nghị bổ nhiệm Dương Chí Dũng vào chức vụ Cục trưởng Hàng hải vào tháng 11 năm 2011 và cũng là người lãnh đạo trực tiếp của Dũng.
Có điều, cũng giống như mọi trường hợp tương tự ở Việt Nam, Đinh La Thăng hoàn toàn phủi tay. Ông tuyên bố ông không có lỗi gì cả. Ông khẳng định việc bổ nhiệm Dương Chí Dũng hoàn toàn “đúng quy trình”. Ông nêu lý do chính khiến ông quyết định thuyên chuyển Dương Chí Dũng từ chức Chủ tịch Vinalines sang làm Cục trưởng Hàng hải là vì lúc ấy Vinalines đang có mâu thuẫn trong nội bộ trầm trọng.
Do đó, việc làm của ông là “để cứu Vinalines”.
Khi được hỏi tại sao ông lại bổ nhiệm một người từng làm ăn thua lỗ và có dấu hiệu tham ô như vậy làm Cục trưởng, Đinh La Thăng giải thích là ông không biết những việc ấy. Ông chỉ căn cứ vào hai điều: Một, Dương Chí Dũng được “bầu vào Thường vụ đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương”. Ông còn nhấn mạnh thêm: Đây là cách đánh giá chính thống của tổ chức.” Và hai, ông thấy Dũng “có khả năng hùng biện tốt.”
Tất cả những điều trên đã được báo chí khắp nơi tường thuật khá nhiều. Nhiều người tập trung vào tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam, đặc biệt ở các công ty nhà nước, hoặc cụ thể hơn, trường hợp của Dương Chí Dũng. Một số người khác tập trung vào khả năng và tư cách của Bộ trưởng Giao Thông Vận tải Đinh La Thăng bằng cách xoáy sâu vào quy trình bổ nhiệm Dương Chí Dũng. Ở đây, tôi chỉ tập trung vào một khía cạnh khác: cách thức bổ dụng nhân sự trong guồng máy lãnh đạo Việt Nam.
Ở mọi chế độ dân chủ, trong việc bổ dụng nhân sự, điều người ta băn khoăn nhất là khả năng. Để đánh giá khả năng, người ta căn cứ chủ yếu vào kinh nghiệm và thành tích hoạt động trong quá khứ. Không phải chỉ xem xét trong lý lịch, người ta còn dò hỏi nhiều người ở các cơ quan cũ, nơi người ấy từng làm việc. Đối với những chức vụ quan trọng trong chính phủ, người đứng đầu cơ quan sẽ chịu trách nhiệm về việc lựa chọn và bổ nhiệm của mình. Điều đó được xem là một trong những năng lực của người lãnh đạo: năng lực đánh giá, phát hiện và sử dụng đúng tài năng. Không có nhà lãnh đạo nào có thể làm hết mọi việc.
Nhà lãnh đạo nào cũng cần có tướng và có quân, cần có người làm việc giúp mình. Một nhà lãnh đạo giỏi, do đó, trước hết, phải là người sử dụng người giỏi. Muốn sử dụng người giỏi, trước hết, phải biết phân biệt người giỏi và người không giỏi. Bởi vậy, ở Tây phương, khi một viên chức chính phủ cấp cao phạm sai lầm, người ta không những vạch trần sai lầm của người ấy mà còn truy cứu cả trách nhiệm của người tuyển lựa và lãnh đạo trực tiếp người ấy nữa.
Còn ở Việt Nam, tôi cho là ông Đinh La Thăng đã thành thực khi thừa nhận ông chỉ biết Dương Chí Dũng qua các chức vụ trong đảng và tài hùng biện của ông ấy. Tuy nhiên, từ đó, chúng ta sẽ thấy cái gọi là “quy trình” bổ dụng nhân sự ở Việt Nam rất quái đản. Nó rất bất bình thường. Nó không giống ai trên thế giới cả. Đứng đầu một công ty hoặc một cơ quan có chức năng kinh doanh thì những chức vụ trong đảng có ý nghĩa gì? Tài hùng biện có ý nghĩa gì? Vả lại nếu ông Dương Chí Dũng từng gây mâu thuẫn, mất đoàn kết trong nội bộ công ty Vinalines, nơi ông làm chủ tịch thì tại sao ông không bị trừng phạt mà lại được điều đi nơi khác? Ở nơi ấy, ông cũng lại gây mâu thuẫn và mất đoàn kết thì sao? Tại sao không ai ngó đến những lỗ hổng tài chính nghiêm trọng ở các cơ quan nơi ông ấy từng lãnh đạo? Bây giờ, nhìn lại, người ta mới phát hiện hầu như Dương Chí Dũng đến đâu ở đấy cũng đều bị thua lỗ nặng nề. Khi làm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty Xây dựng đường thủy (thuộc Bộ Giao thông Vận tải) trong ba năm 2003-2005 thì ông làm lỗ gần 412 tỉ đồng. Làm ăn như thế, ông không những không bị phạt mà còn được thăng chức: năm 2005, ông được bổ làm Tổng giám đốc công ty Vinalines để trong mấy năm, mua 73 chiếc tàu cũ, làm lỗ 3.800 tỉ đồng nữa. Đến cuối năm 2011, ông lại được đề nghị thuyên chuyển công tác làm Cục trưởng. Nhà văn Nguyễn Quang Lập gọi Dương Chí Dũng là một người có tài: Tài gây tai họa!
Điều tôi muốn nói thêm: Với cách bổ dụng nhân sự như Đinh La Thăng và của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay nói chung, những thứ tài gây tai họa như vậy chắc chắn là nhiều vô cùng. Ở đâu cũng có. Cấp nào cũng có.
Đó mới chính là một trong những tai họa lớn nhất của đất nước.
Dương Chí Dũng nguyên là Cục trưởng Cục Hàng hải. Trước đó, ông làm Chủ tịch Vinalines, một công ty vận tải đường biển quốc doanh làm ăn lỗ lã đến 1.686 tỉ đồng (Việt Nam), tức khoảng 80 triệu đô la Mỹ, trong vòng hai năm, từ 2009 đến 1010. Việc lỗ lã xuất phát từ bốn lý do chính: mua nhiều tàu cũ từ nước ngoài; nhiều khi cũ đến độ mua xong thì… bỏ; vi phạm nhiều hợp đồng khiến nhiều tàu thủy bị nước ngoài phạt với số tiền lớn, có khi lên đến hàng triệu đô la; đầu tư xây dựng vội vàng, thiếu quy hoạch và không hiệu quả; và, cuối cùng, “đầu tư tài chính sai nguyên tắc”.
Trong các sai phạm kể trên, nổi bật nhất là việc Vinalines mua ụ nổi No83M (chuyên dùng để nâng hạ tàu thủy) từ Nga, vốn được Nhật chế tạo từ năm 1965 và bị cơ quan đăng kiểm Nga cấm sử dụng vì đã quá thời hạn sử dụng đến 22 năm. Vậy mà Vinalines vẫn mua. Mua về, phải trả tiền thuê chỗ neo đậu mất 30 tỉ đồng; tiền sửa chữa và tiền lãi ngân hàng lên đến 100 tỉ đồng. Tổng chi phí dành cho cái ụ nổi phế thải này là 24 triệu đô la. Cuối cùng, nó vẫn nằm ụ một chỗ, không hoạt động gì được cả! Coi như bỏ.)
Những sai phạm trên không phải chỉ do sự bất tài trong quản lý mà chủ yếu còn xuất phát từ những sự tham ô. Người ta cố tình làm sai để lấy tiền bỏ túi. Chính vì thế, ngày 17/5/2012, Bộ Công an quyết định ra lệnh bắt Dương Chí Dũng. Nhưng dường như Dương Chí Dũng đã biết trước cái lệnh ấy. Nên vài giờ trước đó, ông đã bỏ trốn. Hiện nay, người ta vẫn chưa biết Dương Chí Dũng ở đâu.
Sự lỗ lã nghiêm trọng của Vinalines cũng như sự tham ô của Dương Chí Dũng dẫn đến trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải, cơ quan chủ quản của cả Vinalines lẫn Cục Hàng hải, đặc biệt trách nhiệm của Bộ trưởng Đinh La Thăng, người đề nghị bổ nhiệm Dương Chí Dũng vào chức vụ Cục trưởng Hàng hải vào tháng 11 năm 2011 và cũng là người lãnh đạo trực tiếp của Dũng.
Có điều, cũng giống như mọi trường hợp tương tự ở Việt Nam, Đinh La Thăng hoàn toàn phủi tay. Ông tuyên bố ông không có lỗi gì cả. Ông khẳng định việc bổ nhiệm Dương Chí Dũng hoàn toàn “đúng quy trình”. Ông nêu lý do chính khiến ông quyết định thuyên chuyển Dương Chí Dũng từ chức Chủ tịch Vinalines sang làm Cục trưởng Hàng hải là vì lúc ấy Vinalines đang có mâu thuẫn trong nội bộ trầm trọng.
Do đó, việc làm của ông là “để cứu Vinalines”.
Khi được hỏi tại sao ông lại bổ nhiệm một người từng làm ăn thua lỗ và có dấu hiệu tham ô như vậy làm Cục trưởng, Đinh La Thăng giải thích là ông không biết những việc ấy. Ông chỉ căn cứ vào hai điều: Một, Dương Chí Dũng được “bầu vào Thường vụ đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương”. Ông còn nhấn mạnh thêm: Đây là cách đánh giá chính thống của tổ chức.” Và hai, ông thấy Dũng “có khả năng hùng biện tốt.”
Tất cả những điều trên đã được báo chí khắp nơi tường thuật khá nhiều. Nhiều người tập trung vào tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam, đặc biệt ở các công ty nhà nước, hoặc cụ thể hơn, trường hợp của Dương Chí Dũng. Một số người khác tập trung vào khả năng và tư cách của Bộ trưởng Giao Thông Vận tải Đinh La Thăng bằng cách xoáy sâu vào quy trình bổ nhiệm Dương Chí Dũng. Ở đây, tôi chỉ tập trung vào một khía cạnh khác: cách thức bổ dụng nhân sự trong guồng máy lãnh đạo Việt Nam.
Ở mọi chế độ dân chủ, trong việc bổ dụng nhân sự, điều người ta băn khoăn nhất là khả năng. Để đánh giá khả năng, người ta căn cứ chủ yếu vào kinh nghiệm và thành tích hoạt động trong quá khứ. Không phải chỉ xem xét trong lý lịch, người ta còn dò hỏi nhiều người ở các cơ quan cũ, nơi người ấy từng làm việc. Đối với những chức vụ quan trọng trong chính phủ, người đứng đầu cơ quan sẽ chịu trách nhiệm về việc lựa chọn và bổ nhiệm của mình. Điều đó được xem là một trong những năng lực của người lãnh đạo: năng lực đánh giá, phát hiện và sử dụng đúng tài năng. Không có nhà lãnh đạo nào có thể làm hết mọi việc.
Nhà lãnh đạo nào cũng cần có tướng và có quân, cần có người làm việc giúp mình. Một nhà lãnh đạo giỏi, do đó, trước hết, phải là người sử dụng người giỏi. Muốn sử dụng người giỏi, trước hết, phải biết phân biệt người giỏi và người không giỏi. Bởi vậy, ở Tây phương, khi một viên chức chính phủ cấp cao phạm sai lầm, người ta không những vạch trần sai lầm của người ấy mà còn truy cứu cả trách nhiệm của người tuyển lựa và lãnh đạo trực tiếp người ấy nữa.
Còn ở Việt Nam, tôi cho là ông Đinh La Thăng đã thành thực khi thừa nhận ông chỉ biết Dương Chí Dũng qua các chức vụ trong đảng và tài hùng biện của ông ấy. Tuy nhiên, từ đó, chúng ta sẽ thấy cái gọi là “quy trình” bổ dụng nhân sự ở Việt Nam rất quái đản. Nó rất bất bình thường. Nó không giống ai trên thế giới cả. Đứng đầu một công ty hoặc một cơ quan có chức năng kinh doanh thì những chức vụ trong đảng có ý nghĩa gì? Tài hùng biện có ý nghĩa gì? Vả lại nếu ông Dương Chí Dũng từng gây mâu thuẫn, mất đoàn kết trong nội bộ công ty Vinalines, nơi ông làm chủ tịch thì tại sao ông không bị trừng phạt mà lại được điều đi nơi khác? Ở nơi ấy, ông cũng lại gây mâu thuẫn và mất đoàn kết thì sao? Tại sao không ai ngó đến những lỗ hổng tài chính nghiêm trọng ở các cơ quan nơi ông ấy từng lãnh đạo? Bây giờ, nhìn lại, người ta mới phát hiện hầu như Dương Chí Dũng đến đâu ở đấy cũng đều bị thua lỗ nặng nề. Khi làm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty Xây dựng đường thủy (thuộc Bộ Giao thông Vận tải) trong ba năm 2003-2005 thì ông làm lỗ gần 412 tỉ đồng. Làm ăn như thế, ông không những không bị phạt mà còn được thăng chức: năm 2005, ông được bổ làm Tổng giám đốc công ty Vinalines để trong mấy năm, mua 73 chiếc tàu cũ, làm lỗ 3.800 tỉ đồng nữa. Đến cuối năm 2011, ông lại được đề nghị thuyên chuyển công tác làm Cục trưởng. Nhà văn Nguyễn Quang Lập gọi Dương Chí Dũng là một người có tài: Tài gây tai họa!
Điều tôi muốn nói thêm: Với cách bổ dụng nhân sự như Đinh La Thăng và của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay nói chung, những thứ tài gây tai họa như vậy chắc chắn là nhiều vô cùng. Ở đâu cũng có. Cấp nào cũng có.
Đó mới chính là một trong những tai họa lớn nhất của đất nước.