Các nguyên thủ Liên Hiệp châu Âu, EU, đang có mặt tại Brussels để dự cuộc họp thượng đỉnh EU tại, nhằm thông qua những qui định mới để củng cố việc kiểm soát mức chi tiêu của các chính phủ trong toàn khối cộng đồng châu Âu gồm 27 quốc gia.
Hai nước Đức Pháp dự kiến sẽ dùng diễn đàn hai ngày này để áp lực phải thực hiện những thay đổi vẫn gây tranh cãi đối với thỏa ước EU mà cả 2 chính phủ này cho rằng sẽ giúp tránh được những khủng hoảng nợ nần trong tương lai, chẳng hạn cơn khủng hoảng đã làm rung chuyển Hy Lạp và toàn bộ châu Âu hồi trước đây trong năm.
Đề xuất của Pháp và Đức, từng gây nhiều tranh cãi, kêu gọi thực hiện một số thay đổi đối với thỏa ước Lisbon của EU trong đó có điều khoản thiết lập một quĩ cứu nguy thường trực cho các nước thành viên bị nợ nần.
Ngoài ra, còn có biện pháp trừng phạt những nước chi tiêu quá nhiều, bằng cách tạm ngưng đình chỉ bầu cử EU của họ.
Bà Viviane Reding Phó Chủ tịch Ủy Ban châu Âu mô tả việc kêu gọi thay đổi thỏa ước là “vô trách nhiệm”, còn ủy viên về các vấn đề tiền tệ là ông Olli Rehn thì nói rằng tước bỏ quyền bầu cử của các nước thành viên sẽ là hành động vi phạm thỏa ước hiện tại.
Vào tuần trước Thủ Tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Sarkozy đã đồng thuận xúc tiến việc cải tiến, điều này đòi phải có sự tán đồng của 27 nước thành viên.
Hồi đầu năm, các giới chức EU và IMF đã ứng một khoản cho vay khẩn cấp gồm 145 tỉ cho Hy Lạp, để giúp Athens khỏi bị phá sản. Cuộc khủng hoảng Hy Lạp đã gây ảnh hưởng ra tận ngoài châu Âu, và tạo ra những lời kêu gọi cải tổ tài chánh trên khắp thế giới.
Trong lúc đó hôm thứ Năm, ông John Monks, người đứng đầu Hiệp hội Nghiệp đoàn Mậu dịch châu Âu, ETUC, nói rằng các nghiệp đoàn cực kỳ lo ngại về tầm mức của các biện pháp khắc khổ đang được áp dụng khắp châu Âu. Ông loan báo một cuộc đình công mới trên khắp lãnh thổ EU vào ngày 15 tháng 12.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1