BẮC KINH —
Các cơ quan truyền thông Nam Triều Tiên loan tin một giới chức kinh tế cấp cao của Bắc Triều Tiên đã bí mật đi thăm Trung Quốc để thu hút đầu tư. Bắc Kinh không xác nhận cũng không phủ nhận tin này, nhưng nói rằng duy trì quan hệ chặt chẽ là điều quan trọng cho cả hai quốc gia. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA Shannon Van Sant gửi về bài tường thuật sau đây.
Theo các cơ quan truyền thông Nam Triều Tiên, Bắc Triều Tiên đã phục chức cho 2 giới chức đặc trách về mậu dịch và quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Đây là một dấu hiệu cho thấy chế độ miền Bắc có thể tìm cách hàn gắn quan hệ kinh tế với lân quốc đầy thế lực.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tuyên bố bà chưa thấy các bản tin về các giới chức được phục chức, nhưng trong tư cách là các nước láng giềng thân cận, Bắc Kinh tin rằng quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên mang tầm quan trọng đối với toàn khu vực cũng như đối với cả hai nước.
Giới truyền thông Nam Triều Tiên cũng dẫn những nguồn tin ngoại giao tại Bắc Kinh nói rằng một trong các giới chức đã bí mật đi thăm Trung Quốc tuần trước để thu hút đầu tư. Có tin ông Kim Ki-sok, Chủ tịch Uỷ ban Phát triển Kinh tế Nhà nước, đã đi thăm Thẩm Quyến, Singapore và Malaysia.
Một chuyến thăm như thế, mà bình thường sẽ không được chính thức quảng bá, sẽ là lần đầu tiên mà mợt giới chức cấp cao của Bắc Triều Tiên đến Trung Quốc kể từ sau vụ hành quyết ông Jang Song-taek, người cậu của ông Kim Jong Un.
Oâng Jang đã vận động cải cách kinh tế ở Bắc Triều Tiên và đi tiên phong trong nhiều dự án đầu tư trong nước do Trung Quốc đứng đầu. Sau vụ hành quyết ông, ông Vương Đông, một giáo sư trường Đại học Bắc Kinh, nói rằng nhiều doanh gia Trung Quốc lo ngại về việc Trung Quốc liên tục đầu tư vào Bắc Triều Tiên, nhưng nay tin rằng Bắc Triều Tiên lại muốn tiếp tục các dự án đầu tư với Trung Quốc.
“Hầu hết các chuyên gia phân tích tin rằng đó là một cuộc đấu tranh quyền lực. Không phải là một cuộc đấu tranh giữa các chủ thuyết khác nhau, ủng hộ hay chống đối cải cách. Do đó việc thanh trừng ông Jang Song-taek không có nghĩa là sự kết thục của cái được gọi là chính sách cải cách.”
Giao thương giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã bùng ra trong những năm gần đây, với sự kiện Bắc Triều Tiên gửi tài nguyên qua Trung Quốc để đổi lấy thực phẩm, vũ khí và đầu tư. Trong một loạt các cuộc khảo cứu mới đây của trường Đại học Johns Hopkins về những công ty Trung Quốc làm ăn ở Bắc Triều Tiên, các nhà đầu tư than phiền về những vụ hối lộ, hạ tầng cơ sở yếu kém và các biện pháp an ninh không cần thiết.
Hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đi thăm Bắc Kinh và yêu cầu trợ giúp làm áp lực Bắc Triều Tiên để nước này từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
Tuy vậy, đầu tư giữa hai nước đồng minh lâu đời này có thể tiếp tục vững mạnh; Trung Quốc đang dự định khai trương một tuyến đường xe lửa cao tốc đến Bắc Triều Tiên vào năm 2015.
Theo các cơ quan truyền thông Nam Triều Tiên, Bắc Triều Tiên đã phục chức cho 2 giới chức đặc trách về mậu dịch và quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Đây là một dấu hiệu cho thấy chế độ miền Bắc có thể tìm cách hàn gắn quan hệ kinh tế với lân quốc đầy thế lực.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tuyên bố bà chưa thấy các bản tin về các giới chức được phục chức, nhưng trong tư cách là các nước láng giềng thân cận, Bắc Kinh tin rằng quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên mang tầm quan trọng đối với toàn khu vực cũng như đối với cả hai nước.
Giới truyền thông Nam Triều Tiên cũng dẫn những nguồn tin ngoại giao tại Bắc Kinh nói rằng một trong các giới chức đã bí mật đi thăm Trung Quốc tuần trước để thu hút đầu tư. Có tin ông Kim Ki-sok, Chủ tịch Uỷ ban Phát triển Kinh tế Nhà nước, đã đi thăm Thẩm Quyến, Singapore và Malaysia.
Một chuyến thăm như thế, mà bình thường sẽ không được chính thức quảng bá, sẽ là lần đầu tiên mà mợt giới chức cấp cao của Bắc Triều Tiên đến Trung Quốc kể từ sau vụ hành quyết ông Jang Song-taek, người cậu của ông Kim Jong Un.
Oâng Jang đã vận động cải cách kinh tế ở Bắc Triều Tiên và đi tiên phong trong nhiều dự án đầu tư trong nước do Trung Quốc đứng đầu. Sau vụ hành quyết ông, ông Vương Đông, một giáo sư trường Đại học Bắc Kinh, nói rằng nhiều doanh gia Trung Quốc lo ngại về việc Trung Quốc liên tục đầu tư vào Bắc Triều Tiên, nhưng nay tin rằng Bắc Triều Tiên lại muốn tiếp tục các dự án đầu tư với Trung Quốc.
“Hầu hết các chuyên gia phân tích tin rằng đó là một cuộc đấu tranh quyền lực. Không phải là một cuộc đấu tranh giữa các chủ thuyết khác nhau, ủng hộ hay chống đối cải cách. Do đó việc thanh trừng ông Jang Song-taek không có nghĩa là sự kết thục của cái được gọi là chính sách cải cách.”
Giao thương giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã bùng ra trong những năm gần đây, với sự kiện Bắc Triều Tiên gửi tài nguyên qua Trung Quốc để đổi lấy thực phẩm, vũ khí và đầu tư. Trong một loạt các cuộc khảo cứu mới đây của trường Đại học Johns Hopkins về những công ty Trung Quốc làm ăn ở Bắc Triều Tiên, các nhà đầu tư than phiền về những vụ hối lộ, hạ tầng cơ sở yếu kém và các biện pháp an ninh không cần thiết.
Hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đi thăm Bắc Kinh và yêu cầu trợ giúp làm áp lực Bắc Triều Tiên để nước này từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
Tuy vậy, đầu tư giữa hai nước đồng minh lâu đời này có thể tiếp tục vững mạnh; Trung Quốc đang dự định khai trương một tuyến đường xe lửa cao tốc đến Bắc Triều Tiên vào năm 2015.