BANGKOK —
Một hội nghị kinh tế khu vực ở Bangkok trong tuần này tập trung vào việc trợ giúp các nền kinh tế Á châu có sức chống chỏi bền bỉ hơn trước thiên tai và những cú sốc tài chính. Một giới chức cấp cao của Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng tinh thần trách nhiệm yếu kém và quản trị dở đang gây phương hại cho các nỗ lực đó. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Ron Corben ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Noeleen Heyzer tuyên bố cần phải có tinh thần trách nhiệm nhiều hơn, trong bối cảnh các mồi đe dọa gia tăng về thiên tai và tác động của những cuộc khủng hoảng do con người gây ra trong vùng châu Á Thái Bình Dương.
Theo các báo cáo của Liên Hiệp Quốc, châu Á Thái Bình Dương vẫn là khu vực dễ bị thiên tai nhất - với khoảng 2 triệu rưởi người bị tác động và gần 800,000 người tử vong trong thập niên vừa qua.
Vùng này cũng bị rúng động vì cuộc khủng hoảng tài chính cuối thập niên 1990 khiến hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo khó và gần đây hơn bị tác động bởi các vấn đề nợ nần của châu Âu và Hoa Kỳ.
Bà Heyzer nói rằng có một số thay đổi về chính sách có thể được sử dụng để giảm thiểu rủi ro thiên tai, nhưng cần phải giải quyết vấn đề trách nhiệm nhiều hơn.
Bà Heyzer nói: “Củng cố các nguyên tắc về xây dựng là một, hãy nhìn vào việc sử dụng đất, định vị các cộng đồng ở đâu, cho phép các tổ chức tăng trưởng như thế nào…Ðồng thời, nếu nhìn vào vụ khủng hoảng tài chính, thì đã đến lúc phải thực sự yêu cầu có trách nhiệm nhiều hơn ở mức độ tài chính toàn cầu và ngăn tránh hình thức đầu cơ - phải có trách nhiệm nhiều hơn.”
Bà Heyzer nói vụ sập nhà máy dệt may tuần trước ở Bangladesh, làm thiệt hại hơn 350 sinh mạng, nêu bật sự cần thiết phải có trách nhiệm.
Bà Heyzer nói: “Vụ sập nhà máy ở Bangladesh, đã có cảnh báo sớm về những vết nứt, nhưng cảnh báo sớm mà làm gì nếu không có hành động sớm. Do đó đây chính là điều có liên quan đến trách nhiệm. Công nhân nhìn thấy những vết nứt trong tòa nhà, họ than phiền, ai giải quyết? Ðó là nơi chính phủ có trách nhiệm phải can thiệp.”
Bà Heyzer đứng đầu Uỷ ban Kinh Xã Liên Hiệp Quốc đặc trách châu Á Thái Bình Dương, còn gọi tắt là UNESCAP. Bà nêu lên những mối quan ngại vào lúc các kinh tế gia của UNESCAP công bố một bản phúc trình về việc đưa tính bền vững về xây dựng vào chính sách như một phương cách để chuẩn bị tốt hơn cho các thiên tai và những vụ khủng hoảng khác trong khu vực.
Trưởng ban Mậu dịch của UNESCAP Shamika Sirimane nói việc và những biến động chồng chéo và ở quy mô ngày càng lớn hơn, từ thiên nhiên cho đến con người gây ra, vẫn là một mối đe dọa vào lúc phát triển gia tăng sự cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên, trong đó có đất và nước.
Bà Sirimanne nói trong tình hình bất trắc, các chính phủ cần phải tăng cường bảo vệ xã hội, nhất là đối với giới nghèo và những người dễ bị tổn thương.
Bà Sirimanne nói tiếp: “Mọi thứ đều tác động đến cùng một nhóm người này. Ðó là những người nghèo, những người nghèo nhất trong giới nghèo, sống với mức thu nhập dưới 2 đôla một ngày, họ cũng bị tác động. Vì thế chúng tôi muốn chính phủ phải nhận thức được điều ấy. Chúng tôi muốn các chính phủ phải có mọi biện pháp ở tầm mức kinh tế vĩ mô. Họ cần phải ghi nhớ điều đó, khi giải quyết các biến động, nhưng chủ đích của tôi là phải ngăn tránh sự biến động này.”
Theo bà Sirimanne, cần phải bảo đảm rằng việc giảm thiểu rủi ro thiên tai là một ưu tiên, trong bối cảnh tác động của những khuôn thức khí hậu ngày càng khắc nghiệt do tình trạng biến đổi khí hậu.
Làm nhẹ bớt tác động của thiên tai và phát triển sẽ là những mối quan tâm chính tại cuộc họp trong tuần này của Uỷ ban Kinh Xã Liên Hiệp Quốc đặc trách châu Á Thái Bình Dương. Các vị bộ trưởng và các giới chức cấp cao của hơn 60 quốc gia thành viên sẽ tham gia cuộc họp này.
Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Noeleen Heyzer tuyên bố cần phải có tinh thần trách nhiệm nhiều hơn, trong bối cảnh các mồi đe dọa gia tăng về thiên tai và tác động của những cuộc khủng hoảng do con người gây ra trong vùng châu Á Thái Bình Dương.
Theo các báo cáo của Liên Hiệp Quốc, châu Á Thái Bình Dương vẫn là khu vực dễ bị thiên tai nhất - với khoảng 2 triệu rưởi người bị tác động và gần 800,000 người tử vong trong thập niên vừa qua.
Vùng này cũng bị rúng động vì cuộc khủng hoảng tài chính cuối thập niên 1990 khiến hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo khó và gần đây hơn bị tác động bởi các vấn đề nợ nần của châu Âu và Hoa Kỳ.
Bà Heyzer nói rằng có một số thay đổi về chính sách có thể được sử dụng để giảm thiểu rủi ro thiên tai, nhưng cần phải giải quyết vấn đề trách nhiệm nhiều hơn.
Bà Heyzer nói: “Củng cố các nguyên tắc về xây dựng là một, hãy nhìn vào việc sử dụng đất, định vị các cộng đồng ở đâu, cho phép các tổ chức tăng trưởng như thế nào…Ðồng thời, nếu nhìn vào vụ khủng hoảng tài chính, thì đã đến lúc phải thực sự yêu cầu có trách nhiệm nhiều hơn ở mức độ tài chính toàn cầu và ngăn tránh hình thức đầu cơ - phải có trách nhiệm nhiều hơn.”
Bà Heyzer nói vụ sập nhà máy dệt may tuần trước ở Bangladesh, làm thiệt hại hơn 350 sinh mạng, nêu bật sự cần thiết phải có trách nhiệm.
Bà Heyzer nói: “Vụ sập nhà máy ở Bangladesh, đã có cảnh báo sớm về những vết nứt, nhưng cảnh báo sớm mà làm gì nếu không có hành động sớm. Do đó đây chính là điều có liên quan đến trách nhiệm. Công nhân nhìn thấy những vết nứt trong tòa nhà, họ than phiền, ai giải quyết? Ðó là nơi chính phủ có trách nhiệm phải can thiệp.”
Bà Heyzer đứng đầu Uỷ ban Kinh Xã Liên Hiệp Quốc đặc trách châu Á Thái Bình Dương, còn gọi tắt là UNESCAP. Bà nêu lên những mối quan ngại vào lúc các kinh tế gia của UNESCAP công bố một bản phúc trình về việc đưa tính bền vững về xây dựng vào chính sách như một phương cách để chuẩn bị tốt hơn cho các thiên tai và những vụ khủng hoảng khác trong khu vực.
Trưởng ban Mậu dịch của UNESCAP Shamika Sirimane nói việc và những biến động chồng chéo và ở quy mô ngày càng lớn hơn, từ thiên nhiên cho đến con người gây ra, vẫn là một mối đe dọa vào lúc phát triển gia tăng sự cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên, trong đó có đất và nước.
Bà Sirimanne nói trong tình hình bất trắc, các chính phủ cần phải tăng cường bảo vệ xã hội, nhất là đối với giới nghèo và những người dễ bị tổn thương.
Bà Sirimanne nói tiếp: “Mọi thứ đều tác động đến cùng một nhóm người này. Ðó là những người nghèo, những người nghèo nhất trong giới nghèo, sống với mức thu nhập dưới 2 đôla một ngày, họ cũng bị tác động. Vì thế chúng tôi muốn chính phủ phải nhận thức được điều ấy. Chúng tôi muốn các chính phủ phải có mọi biện pháp ở tầm mức kinh tế vĩ mô. Họ cần phải ghi nhớ điều đó, khi giải quyết các biến động, nhưng chủ đích của tôi là phải ngăn tránh sự biến động này.”
Theo bà Sirimanne, cần phải bảo đảm rằng việc giảm thiểu rủi ro thiên tai là một ưu tiên, trong bối cảnh tác động của những khuôn thức khí hậu ngày càng khắc nghiệt do tình trạng biến đổi khí hậu.
Làm nhẹ bớt tác động của thiên tai và phát triển sẽ là những mối quan tâm chính tại cuộc họp trong tuần này của Uỷ ban Kinh Xã Liên Hiệp Quốc đặc trách châu Á Thái Bình Dương. Các vị bộ trưởng và các giới chức cấp cao của hơn 60 quốc gia thành viên sẽ tham gia cuộc họp này.