Đường dẫn truy cập

Một lực lượng vũ trang chung cho EU hậu Brexit? 


Bà Federica Mogherini (giữa), người dẫn đầu chính sách đối ngoại EU, đàm đạo với Bô trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen (phải), và Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel trong một hội nghị quy tụ các Ngoại trưởng và BTQP tại Bruxelles ngày 6/3/2017.
Bà Federica Mogherini (giữa), người dẫn đầu chính sách đối ngoại EU, đàm đạo với Bô trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen (phải), và Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel trong một hội nghị quy tụ các Ngoại trưởng và BTQP tại Bruxelles ngày 6/3/2017.

Các cuộc đàm phán bắt đầu trong tuần này để nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu, bỏ lại một khối EU với một cường quốc quân sự nặng ký duy nhất– nước Pháp. Thông tín viên Henry Ridgwell của VOA tường thuật rằng động thái của EU hướng tới một chính sách quốc phòng chung đã làm tăng nỗi lo sợ ở Anh rằng nước này có thể bị gạt sang một bên, không cho tham gia những giàn xếp về an ninh trong tương lai.

Nền an ninh của châu Âu đang đứng trước một bước ngoặt. Bị đe doạ bởi hành động hung hăng của Nga ở Ukraine và phong trào chủ chiến Hồi giáo ở biên giới phía nam và đông, khối EU sắp mất đi một cường quốc quân sự quan trọng. Ông Edward Lucas, Chủ biên của tạp chí The Economist, nhận định.

"Sau Brexit, nước Pháp trở thành cường quốc quân sự quan trọng nhất trên lục địa châu Âu, tôi nghĩ rằng những sự giàn xếp về an ninh của châu Âu sẽ phải phản ánh thực tế đó".

Hiện có 4000 binh sĩ Pháp đang chiến đấu chống chủ nghĩa Hồi giáo ở Bắc Phi. Tổng thống Emmanuel Macron muốn các đồng minh trong EU đóng góp nhiều hơn.

Phát biểu trong chuyến đi thăm các lực lượng Pháp ở Mali tháng trước, ông Macron nói:

“Tôi muốn củng cố các liên hệ đối tác châu Âu, đặc biệt với nước Đức, và đảm bảo Đức sẽ tăng mức độ dấn thân của mình”.

Thủ tướng Đức Angela Merkel không muốn nền an ninh của châu Âu gắn liền với liên minh quân sự Pháp-Đức, theo chủ biên của tạp chí Economist Edward Lucas.

"Lý do là vì bà Merkel muốn giữ chân Hoa Kỳ để nước này tiếp tục tham gia đầy đủ vào việc phòng thủ châu Âu."

Liên minh châu Âu đang thiết lập một Bộ chỉ huy và một quỹ quốc phòng lên tới 560 triệu đô la, trong khuôn khổ một chính sách quốc phòng bắt đầu thành hình.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại giao của EU, bà Federica Mogherini:

"Chúng tôi không đề nghị dưới bất cứ hình thức nào là sẽ thay thế, sao chép nhiệm vụ, hoặc cạnh tranh với liên minh NATO. Điều này phải thật rõ ràng."

NATO đã triển khai hàng ngàn binh sĩ tại Đông Âu để răn đe Nga. Trong cuộc trao đổi với VOA qua Skype, Giáo sư Michael Wolffsohn thuộc Học viện Kỹ thuật Quân sự Đức ở Munich nói Liên minh Châu Âu không phải là một lực lượng thay thế NATO.

"Phần lớn các lực lượng quân đội trên lục địa Châu Âu đơn giản là không được chuẩn bị để có thể tham gia bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào, có thể trừ một ngoại lệ, là lực lượng vũ trang Pháp. Nhưng lực lượng vũ trang Đức – gọi là Bundeswehr, thì hoàn toàn bị quá tải, thiếu thốn tài chính và thiếu trang bị."

Nước Anh từ lâu đã chống đối việc hình thành một lực lượng quân đội EU. Nhưng giữa lúc các cuộc đàm phán Brexit khởi sự, khả năng hội nhập quân sự trong khối EU đã được xúc tiến, với nước Pháp trong vai trò lãnh đạo.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG