Đường dẫn truy cập

Mỹ, EU quan ngại về bản án phúc thẩm đối với nhà báo Phạm Đoan Trang


Trang Twitter chính thức của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price, 25/8/2022.
Trang Twitter chính thức của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price, 25/8/2022.

Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) và các tổ chức quốc tế hôm 25/8 bày tỏ quan ngại về việc chính quyền Việt Nam y án tù 9 năm đối với nhà báo Phạm Đoan Trang, đồng thời kêu gọi trả tự ngay lập tức cho bà.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

“Hoa Kỳ hết sức lo ngại trước bản án được giữ nguyên và bản án 9 năm tù đối với tác giả và nhà báo Việt Nam nổi tiếng Phạm Đoan Trang”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price cho biết trong một tuyên bố.

“Bà Trang, người từng đoạt Giải thưởng Phụ nữ Dũng cảm Quốc tế (IWOC) của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2022, đã được quốc tế công nhận vì công việc thúc đẩy nhân quyền và thúc đẩy các vấn đề quản trị tốt ở Việt Nam. Vào tháng 9/2021, Nhóm công tác của Liên hợp quốc về việc giam giữ tùy tiện đã phát hiện ra rằng việc giam giữ bà Trang là tùy tiện và trái với các cam kết quốc tế về nhân quyền của Việt Nam”, ông Price ca ngợi những hoạt động của nữ nhà báo đang bị chính quyền giam cầm.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về việc y án nhà báo Phạm Đoan Trang, ngày 25/8/2022.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về việc y án nhà báo Phạm Đoan Trang, ngày 25/8/2022.

Ông đồng thời lên tiếng về những vấn đề sức khỏe của bà ở trại giam: “Chúng tôi ghi nhận các báo cáo về tình trạng sức khỏe giảm sút của bà Trang và kêu gọi Việt Nam đảm bảo chăm sóc y tế đầy đủ và cho phép bà Trang được thăm khám để đánh giá tình trạng sức khỏe của bà”.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận định rằng việc bà Trang tiếp tục bị giam giữ là trường hợp mới nhất trong “một mô hình đáng báo động về việc bắt giữ và kết án các cá nhân ở Việt Nam vì đã bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa”.

Vào cuối bản thông cáo, Bộ Ngoại giao Mỹ đề xuất: “Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho bà Trang và cho phép mọi cá nhân ở Việt Nam thực hiện quyền tự do ngôn luận mà không sợ bị trả thù, phù hợp với các quy định về quyền con người trong hiến pháp Việt Nam, cũng như các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam”.’

Tuyên bố của EU

“Hôm nay, tòa phúc thẩm Hà Nội giữ nguyên bản án đối với bà Phạm Đoan Trang với tội danh mơ hồ là “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Trong tháng 8, các bản án phúc thẩm đối với các nhà hoạt động nhân quyền và xã hội dân sự khác cũng được giữ nguyên tương tự, bao gồm bản án dành cho ông Đặng Đình Bách và ông Mai Phan Lợi vì cáo buộc trốn thuế”, người phát ngôn EU cho biết.

Tuyên bố của EU về bản án phúc thẩm đối với nhà báo Phạm Đoan Trang.
Tuyên bố của EU về bản án phúc thẩm đối với nhà báo Phạm Đoan Trang.

“Nhiều vụ bắt giữ và kết án tùy tiện đối với các nhà hoạt động ôn hòa và các nhà báo là trái ngược trực tiếp với luật nhân quyền quốc tế. Liên minh châu Âu tiếp tục kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho tất cả những người bảo vệ nhân quyền bị bắt giữ một cách tùy tiện”.

EU kêu gọi nhà chức trách Việt Nam cho phép việc theo dõi phiên tòa và đảm bảo quyền được xét xử công bằng cho tất cả các cá nhân.

EU cho biết rằng sẽ tiếp tục theo dõi tình hình nhân quyền ở Việt Nam và tích cực hướng tới việc cải thiện tình hình nhân quyền.

Phạm Đoan Trang bị y án 9 năm tù
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:57 0:00

RSF kêu gọi đối tác thương mại gây áp lực với Việt Nam

Cũng hôm 25/8, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) bày tỏ sự bất bình trước bản án phúc thẩm của bà Trang.

“Bị giam giữ gần hai năm, nhà báo, người đoạt giải RSF 2019 về quyền tự do báo chí, đã bác bỏ cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) kêu gọi các đối tác thương mại của Việt Nam, chẳng hạn như EU và Hoa Kỳ, yêu cầu trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang như một phần trong thỏa thuận của họ với Hà Nội”.

Ông Daniel Bastard, Giám đốc văn phòng châu Á - Thái Bình Dương của RSF cho biết: “Đáng tiếc, việc bà Phạm Đoan Trang bị y án ở phiên phúc thẩm không phải là một điều bất ngờ, vì công lý Việt Nam đang nằm dưới gót chân của bộ máy do đảng cầm quyền.”

“Cuộc chiến của bà cho một nền báo chí tự do cho tất cả mọi người vượt ra ngoài biên giới của đất nước, đó là cuộc chiến cho một quyền phổ quát. Đây là lý do tại sao chúng tôi kêu gọi các đối tác kinh tế của Hà Nội, EU và Hoa Kỳ đi đầu, áp đặt các biện pháp trừng phạt có mục tiêu đối với các chức sắc Việt Nam chịu trách nhiệm về số phận không thể chấp nhận được của nhà báo”.

Uỷ ban Bảo vệ ký giả (CPJ)

Hôm 25/8, Uỷ ban Bảo vệ ký giả (CPJ) dẫn lời ông Shawn Crispin, đại diện khu vực Đông Nam Á của tổ chức này phát biểu: “CPJ mạnh mẽ lên án phán quyết của tòa án ngày hôm nay bác bỏ kháng cáo của nhà báo Phạm Đoan Trang về bản án 9 năm tù của bà. Việt Nam phải trả tự do cho bà Trang và tất cả các nhà báo khác mà nước này giam giữ một cách sai trái sau song sắt.”

Bà Trang là người vừa được CPJ tuyên bố sẽ trao giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế (IPFA) năm 2022, dự kiến sẽ diễn ra ở New York, Mỹ, vào tháng 11 sắp tới.

CPJ kêu gọi phóng thích Phạm Đoan Trang trước phiên phúc thẩm
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:34 0:00

Sáng ngày 25/8, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội tuyên y án 9 năm tù đối với nhà báo Phạm Đoan Trang với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự 1999.

Một luật sư bào chữa của bà Trang cho VOA biết rằng Hội đồng xét xử cắt ngang lời phát biểu sau cùng của bà Trang, đồng thời nói thêm rằng thân nhân và đại diện các cơ quan ngoại giao các nước phương Tây, bao gồm Mỹ, EU, Đức và các tổ chức quốc tế không được phép vào dự phiên tòa.

Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, người bị chính quyền Việt Nam bắt giam vào tháng 10/2020 và ra tòa xử sơ thẩm vào tháng 12/2021, bị Hội đồng xét xử hôm 25/8 cáo buộc rằng các “hành vi” của bà là “nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa, xã hội, xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.”

Diễn đàn

VOA Express

XS
SM
MD
LG