Năm 2011, internet và các mạng lưới truyền thông xã hội đã chứng tỏ sức mạnh khủng khiếp của mình trong việc làm bùng phát cuộc cách mạng mùa xuân ở Trung Đông và Bắc Phi, gây rúng động hoặc làm sụp đổ nhiều chế độ độc tài và tàn bạo từng áp chế dân chúng cả mấy chục năm nay, từ Yemen đến Jordan, từ Tunisia đến Ai Cập và Syria. Hai cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập có hai đặc điểm nổi bật: bất ngờ và nhanh chóng. Trước khi cách mạng bùng nổ, không ai, kể cả các chuyên viên phân tích tình báo lỗi lạc nhất của Tây phương, có thể tiên đoán được. Từ cuộc xuống đường thứ nhất đến cuộc xuống đường cuối cùng kết thúc cuộc cách mạng với sự quy hàng hoặc chạy trốn của các tên độc tài chỉ có mấy tháng. Cả hai đặc điểm ấy đều gắn liền với một yếu tố: phương tiện truyền thông hiện đại với những blog, Facebook, Twitter, email và tin nhắn…tập trung trong các chiếc điện thoại di động bé tí để trong xách tay hoặc nhét trong túi quần.
Năm 2012 vừa qua, internet và các mạng lưới truyền thông xã hội đã bắt đầu chứng tỏ sức uy hiếp của nó ở Việt Nam. Không thể nói nó đã hoặc đang thúc đẩy một tiến trình cách mạng nào trên cái đất nước gầy guộc đầy những bất công oan khuất của chúng ta. Nhưng chắc chắn nó đã khiến giới cầm quyền khiếp sợ. Biểu hiện của sự khiếp sợ ấy có thể được nhìn thấy dễ dàng qua hai sự kiện chính: Thứ nhất, quyết liệt trấn áp các blogger độc lập, từ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đến Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải, bất chấp sự phản đối của công luận thế giới. Thứ hai, qua các lời phát biểu có tính cách chỉ đạo của giới lãnh đạo đảng và chính quyền Việt Nam, từ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và gần đây nhất, Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải: Tất cả đều xem các blog độc lập như một nguy cơ lớn đối với chế độ. Không phải chỉ nói chung chung, họ còn nêu đích danh một số blog được xem là nguy hiểm nhất đối với họ, trong đó nổi bật nhất là Quan làm báo và Dân làm báo.
Không còn hoài nghi gì nữa, trong mấy năm qua, đặc biệt trong năm 2012 vừa qua, các mạng lưới truyền thông xã hội, đặc biệt blog, đã phát huy tác dụng to lớn trong quá trình dân chủ hoá tại Việt Nam.
Tác dụng ấy được thể hiện ở ít nhất ba khía cạnh chính.
Thứ nhất, chúng dân chủ hoá các nguồn thông tin. Trước, nhà nước Việt Nam, cũng như tất cả các chính phủ độc tài khác, tìm mọi cách để độc quyền thông tin. Cho đến nay, khi cương quyết từ chối yêu sách tư nhân hoá các ngành báo chí và xuất bản, nhà nước Việt Nam cũng muốn tiếp tục duy trì tính chất độc quyền ấy. Họ muốn dân chúng thuộc mọi tầng lớp khác nhau, chỉ tiếp cận được với các thông tin do họ cung cấp và diễn dịch. Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật truyền thông hiện đại, tham vọng độc quyền ấy trở thành bất khả. Dân chúng có thể nắm bắt thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ quốc tế đến quốc nội. Những gì nhà nước giấu giếm hoặc muốn xuyên tạc, dân chúng có thể tìm hiểu dễ dàng và nhanh chóng qua các mạng lưới truyền thông xã hội.
Thứ hai, qua các mạng lưới truyền thông xã hội, dân chúng, đặc biệt giới trí thức, có thể đóng vai trò phản biện đối với các chính sách của đảng và nhà nước. Bình thường, nhu cầu phản biện có mặt ở khắp nơi. Nhưng không phải lúc nào sự phản biện ấy cũng được hiện thực hoá. Trước, những tiếng nói phản biện ấy bị bóp tắt qua chế độ kiểm duyệt khắc nghiệt của chính phủ. Bây giờ thì khác. Qua các mạng lưới truyền thông xã hội, nhiều trí thức có thể đặt thẳng vấn đề với đảng và chính phủ. Về chính sách đối với Trung Quốc. Về thái độ đối với những người biểu tình chống Trung Quốc. Về quốc nạn tham nhũng. Về những chính sách sai lầm trong lãnh vực kinh tế và xã hội, từ các tập đoàn kinh tế quốc doanh đến các nhà máy thuỷ điện được xây dựng một cách cẩu thả và vô trách nhiệm ở mọi miền đất nước, v.v.
Khi giới lãnh đạo Việt Nam thừa nhận là nhiều người, ngay cả đảng viên và cán bộ, đã bị dao động trước các tin tức và ý kiến đăng tải trên các mạng lưới truyền thông xã hội độc lập, một mặt, họ đã thừa nhận sự thất bại trong âm mưu độc quyền thông tin của họ; mặt khác, họ cũng đã thừa nhận ảnh hưởng to lớn và sâu sắc của các trang mạng ấy. Điều này có cái gì như nghịch lý: số lượng các trang mạng độc lập không nhiều, hầu hết đều do một số cá nhân đơn độc điều hành lại lấn át cả bộ máy truyền thông đồ sộ với cả gần 800 tờ báo các loại, trong đó có gần 200 tờ báo ngày và báo tuần, 63 tờ báo trung ương và 97 tờ báo địa phương, gần 70 đài phát thanh và truyền hình do nhà nước lãnh đạo và quản lý. Nghịch lý, nhưng thật ra, nó lại rất dễ hiểu: các chính sách ngu dân, mị dân và lừa bịp dân chúng không dễ gì tồn tại mãi trong thời đại thông tin tiên tiến như hiện nay.
Thứ ba, các trang mạng đã và đang dần dần nối kết mọi người thành một mạng lưới rộng lớn và chặt chẽ. Trên nguyên tắc, blog là một trang nhật ký cá nhân, nhưng trên thực tế, do tính chất tương tác của internet, blog nào cũng là một tập thể đông đảo, bao gồm hai thành phần chính: Một là giữa tác giả và vô số độc giả của họ, những người có thể lên tiếng phản hồi đối với các ý kiến của tác giả. Số lượng người đọc và đóng góp ý kiến càng đông, cái tập thể ấy càng lớn. Ngay cả những người chỉ lên tiếng phản đối cũng thuộc về cái tập thể ấy: Họ cũng là những người đọc thường xuyên và không thể nói được là họ không chịu ảnh hưởng, ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác, ở mức độ này hoặc mức độ khác, các quan điểm của tác giả. Hai là giữa các tác giả với nhau. Để ý mà xem, phần lớn các blog đều đăng lại bài viết của nhiều người khác. Ví dụ, hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các bài viết của tôi trên blog này đều được đăng lại trên nhiều blog khác nhau, đây đó. Qua việc đăng lại như thế, người ta hình thành một tiếng nói chung của cả một tập thể trí thức.
Ở trên, tôi chỉ nói đến blog. Thật ra, các mạng lưới truyền thông xã hội không chỉ dừng lại ở blog. Facebook và Twitter cũng là hai hình thức truyền thông xã hội được rất nhiều người ưa thích. Cả hai cũng đều có chức năng dân chủ hoá thông tin, phản biện và hình thành mạng lưới xã hội của những người cùng một sở thích cũng như quan điểm.
Về lâu về dài, cả ba hình thức blog, Facebook và Twitter đều có những ảnh hưởng lớn đối với xã hội. Chúng dần dần làm thay đổi cách suy nghĩ, cảm xúc và hành xử của con người. Khi cách mạng bùng nổ, chúng lại càng phát huy tác dụng trong việc tập hợp quần chúng. Nhớ, trong cách mạng mùa xuân Ả Rập, khi đã có một nhóm người tiên phong xuống đường, qua các mạng lưới truyền thông xã hội, vô số người khác cũng ùn ùn xuống đường theo. Đám đông, thoạt đầu, chỉ vài ba trăm, sau, chỉ một thời gian rất ngắn, tăng vọt lên hàng chục ngàn, và cuối cùng, cả hàng trăm ngàn người.
Không ai dám chắc sự phát triển của các mạng lưới truyền thông xã hội có thể dẫn đến một cuộc cách mạng ở Việt Nam như chúng đã làm được ở Trung Đông và Bắc Phi trong năm 2011 hay không. Nhưng có một điều chắc chắn, có thể khẳng định được: chúng góp phần hình thành một xã hội dân sự (civil society), một điều rất thiếu tại Việt Nam hiện nay. Nhưng đó lại là một điều rất cần cho tiến trình dân chủ hoá.
Một khi xã hội dân sự đã được hình thành, dù qua một không gian ảo, sự xuất hiện của dân chủ là một điều gần như tất yếu: Giữa chúng có quan hệ nhân quả với nhau.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Năm 2012 vừa qua, internet và các mạng lưới truyền thông xã hội đã bắt đầu chứng tỏ sức uy hiếp của nó ở Việt Nam. Không thể nói nó đã hoặc đang thúc đẩy một tiến trình cách mạng nào trên cái đất nước gầy guộc đầy những bất công oan khuất của chúng ta. Nhưng chắc chắn nó đã khiến giới cầm quyền khiếp sợ. Biểu hiện của sự khiếp sợ ấy có thể được nhìn thấy dễ dàng qua hai sự kiện chính: Thứ nhất, quyết liệt trấn áp các blogger độc lập, từ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đến Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải, bất chấp sự phản đối của công luận thế giới. Thứ hai, qua các lời phát biểu có tính cách chỉ đạo của giới lãnh đạo đảng và chính quyền Việt Nam, từ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và gần đây nhất, Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải: Tất cả đều xem các blog độc lập như một nguy cơ lớn đối với chế độ. Không phải chỉ nói chung chung, họ còn nêu đích danh một số blog được xem là nguy hiểm nhất đối với họ, trong đó nổi bật nhất là Quan làm báo và Dân làm báo.
Không còn hoài nghi gì nữa, trong mấy năm qua, đặc biệt trong năm 2012 vừa qua, các mạng lưới truyền thông xã hội, đặc biệt blog, đã phát huy tác dụng to lớn trong quá trình dân chủ hoá tại Việt Nam.
Tác dụng ấy được thể hiện ở ít nhất ba khía cạnh chính.
Thứ nhất, chúng dân chủ hoá các nguồn thông tin. Trước, nhà nước Việt Nam, cũng như tất cả các chính phủ độc tài khác, tìm mọi cách để độc quyền thông tin. Cho đến nay, khi cương quyết từ chối yêu sách tư nhân hoá các ngành báo chí và xuất bản, nhà nước Việt Nam cũng muốn tiếp tục duy trì tính chất độc quyền ấy. Họ muốn dân chúng thuộc mọi tầng lớp khác nhau, chỉ tiếp cận được với các thông tin do họ cung cấp và diễn dịch. Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật truyền thông hiện đại, tham vọng độc quyền ấy trở thành bất khả. Dân chúng có thể nắm bắt thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ quốc tế đến quốc nội. Những gì nhà nước giấu giếm hoặc muốn xuyên tạc, dân chúng có thể tìm hiểu dễ dàng và nhanh chóng qua các mạng lưới truyền thông xã hội.
Thứ hai, qua các mạng lưới truyền thông xã hội, dân chúng, đặc biệt giới trí thức, có thể đóng vai trò phản biện đối với các chính sách của đảng và nhà nước. Bình thường, nhu cầu phản biện có mặt ở khắp nơi. Nhưng không phải lúc nào sự phản biện ấy cũng được hiện thực hoá. Trước, những tiếng nói phản biện ấy bị bóp tắt qua chế độ kiểm duyệt khắc nghiệt của chính phủ. Bây giờ thì khác. Qua các mạng lưới truyền thông xã hội, nhiều trí thức có thể đặt thẳng vấn đề với đảng và chính phủ. Về chính sách đối với Trung Quốc. Về thái độ đối với những người biểu tình chống Trung Quốc. Về quốc nạn tham nhũng. Về những chính sách sai lầm trong lãnh vực kinh tế và xã hội, từ các tập đoàn kinh tế quốc doanh đến các nhà máy thuỷ điện được xây dựng một cách cẩu thả và vô trách nhiệm ở mọi miền đất nước, v.v.
Khi giới lãnh đạo Việt Nam thừa nhận là nhiều người, ngay cả đảng viên và cán bộ, đã bị dao động trước các tin tức và ý kiến đăng tải trên các mạng lưới truyền thông xã hội độc lập, một mặt, họ đã thừa nhận sự thất bại trong âm mưu độc quyền thông tin của họ; mặt khác, họ cũng đã thừa nhận ảnh hưởng to lớn và sâu sắc của các trang mạng ấy. Điều này có cái gì như nghịch lý: số lượng các trang mạng độc lập không nhiều, hầu hết đều do một số cá nhân đơn độc điều hành lại lấn át cả bộ máy truyền thông đồ sộ với cả gần 800 tờ báo các loại, trong đó có gần 200 tờ báo ngày và báo tuần, 63 tờ báo trung ương và 97 tờ báo địa phương, gần 70 đài phát thanh và truyền hình do nhà nước lãnh đạo và quản lý. Nghịch lý, nhưng thật ra, nó lại rất dễ hiểu: các chính sách ngu dân, mị dân và lừa bịp dân chúng không dễ gì tồn tại mãi trong thời đại thông tin tiên tiến như hiện nay.
Thứ ba, các trang mạng đã và đang dần dần nối kết mọi người thành một mạng lưới rộng lớn và chặt chẽ. Trên nguyên tắc, blog là một trang nhật ký cá nhân, nhưng trên thực tế, do tính chất tương tác của internet, blog nào cũng là một tập thể đông đảo, bao gồm hai thành phần chính: Một là giữa tác giả và vô số độc giả của họ, những người có thể lên tiếng phản hồi đối với các ý kiến của tác giả. Số lượng người đọc và đóng góp ý kiến càng đông, cái tập thể ấy càng lớn. Ngay cả những người chỉ lên tiếng phản đối cũng thuộc về cái tập thể ấy: Họ cũng là những người đọc thường xuyên và không thể nói được là họ không chịu ảnh hưởng, ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác, ở mức độ này hoặc mức độ khác, các quan điểm của tác giả. Hai là giữa các tác giả với nhau. Để ý mà xem, phần lớn các blog đều đăng lại bài viết của nhiều người khác. Ví dụ, hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các bài viết của tôi trên blog này đều được đăng lại trên nhiều blog khác nhau, đây đó. Qua việc đăng lại như thế, người ta hình thành một tiếng nói chung của cả một tập thể trí thức.
Ở trên, tôi chỉ nói đến blog. Thật ra, các mạng lưới truyền thông xã hội không chỉ dừng lại ở blog. Facebook và Twitter cũng là hai hình thức truyền thông xã hội được rất nhiều người ưa thích. Cả hai cũng đều có chức năng dân chủ hoá thông tin, phản biện và hình thành mạng lưới xã hội của những người cùng một sở thích cũng như quan điểm.
Về lâu về dài, cả ba hình thức blog, Facebook và Twitter đều có những ảnh hưởng lớn đối với xã hội. Chúng dần dần làm thay đổi cách suy nghĩ, cảm xúc và hành xử của con người. Khi cách mạng bùng nổ, chúng lại càng phát huy tác dụng trong việc tập hợp quần chúng. Nhớ, trong cách mạng mùa xuân Ả Rập, khi đã có một nhóm người tiên phong xuống đường, qua các mạng lưới truyền thông xã hội, vô số người khác cũng ùn ùn xuống đường theo. Đám đông, thoạt đầu, chỉ vài ba trăm, sau, chỉ một thời gian rất ngắn, tăng vọt lên hàng chục ngàn, và cuối cùng, cả hàng trăm ngàn người.
Không ai dám chắc sự phát triển của các mạng lưới truyền thông xã hội có thể dẫn đến một cuộc cách mạng ở Việt Nam như chúng đã làm được ở Trung Đông và Bắc Phi trong năm 2011 hay không. Nhưng có một điều chắc chắn, có thể khẳng định được: chúng góp phần hình thành một xã hội dân sự (civil society), một điều rất thiếu tại Việt Nam hiện nay. Nhưng đó lại là một điều rất cần cho tiến trình dân chủ hoá.
Một khi xã hội dân sự đã được hình thành, dù qua một không gian ảo, sự xuất hiện của dân chủ là một điều gần như tất yếu: Giữa chúng có quan hệ nhân quả với nhau.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.