Đường dẫn truy cập

Ngoại trưởng gây tranh cãi của Uganda sẽ đứng đầu Ðại Hội đồng LHQ


Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (phải), và Ngoại trưởng Uganda Sam Kutesa tại Moscow, ngày 12 tháng 5, 2014.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (phải), và Ngoại trưởng Uganda Sam Kutesa tại Moscow, ngày 12 tháng 5, 2014.
Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày thứ Tư dự kiến bầu chọn vị ngoại trưởng được ca ngợi người Uganda làm chủ tịch cho nhiệm kỳ thứ 69. Ông Sam Kutesa có một lý lịch gây tranh cãi về việc bị dính líu vào những cáo buộc tham nhũng trong nước và khi là phát ngôn viên quốc tế về đạo luật chống đồng tính luyến ái gần đây của Uganda. Từ trụ sở Liên Hiệp Quốc, thông tín viên VOA Margaret Besheer tường thuật có một số người đặt câu hỏi liệu ông có đứng đầu hội đồng của 193 quốc gia hay không.

Ông Sam Kutesa là ngoại trưởng cho vị tổng thống lâu năm của Uganda, ông Yoweri Museveni, khi có khi không kể từ năm 2005. Gần đây nhất, ông đã thu hút sự chú ý của quốc tế khi bênh vực cho một đạo luật chống đồng tính luyến ái khắc nghiệt của chính phủ đã được tổng thống ký vào tháng Hai.

Trong quá khứ, ông Kutesa đã vượt qua được sự chỉ trích chính trị của quốc hội Uganda sau một vụ bê bối tham nhũng. Không có xử phạt chính thức nào chống lại ông.

Tuy nhiên, những câu hỏi đã được đặt ra về một công ty mà ông đã từng một lần làm chủ tịch và được cho là vẫn có cổ phần trong đó, công ty Entebbe Handling Services hay ENHAS, vốn đang có các hợp đồng với ít nhất một cơ quan gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc ở châu Phi và liệu điều này có có một xung đột về lợi ích hay không.
Một phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc cho biết tổ chức này đang cố gắng để xác định mối quan hệ hiện tại với ENHAS.

Theo một trang mạng thu mua của Liên Hiệp Quốc, công ty này đã là một nhà cung cấp có đăng ký kế từ tháng 6 năm 2006.

Ứng cử viên Kutesa đã tạo cảm hứng cho một bản kiến nghị trên trang Change.org, một trang mạng cho các kiến nghị chung, và đã tập hợp được hơn 11.000 chữ ký. Ông Milton Allimadi, biên tập viên và là nhà xuất bản của trang web Black Star News, đã khởi xướng bản kiến nghị kêu gọi Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry thu hồi thị thực của ông Kutesa để ông này không thể đến New York.

“Ðây là một trong những cách nhanh nhất để ngăn chặn ông Kutesa trở thành chủ tịch của Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Tôi nghĩ chắc chắc đây là tiền lệ gần đây khi Hoa Kỳ quyết định không cấp thị thực cho tân đại diện thường trực do Iran chỉ định tại Liên Hiệp Quốc”.

Trong trường hợp đó, nhà ngoại giao Iran đã từng bị vướng vào vụ bắt giữ con tin tại sứ quán Mỹ ở Tehran năm 1979 và cuộc khủng hoảng con tin sau đó. Thế nhưng Hoa Kỳ hiếm khi thu hồi quyền này với tư cách là nước chủ nhà rút lại thị thực của một nhà ngoại giao.

Washington đã không có một động thái nào để chặn việc nhập cảnh của ông Kutesa. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Marie Harf gần đây nói rằng sự lựa chọn của Uganda về người đứng đầu Ðại hội đồng là tùy thuộc vào các nước thành viên, đặc biệt là nhóm khu vực châu Phi năm nay đến lượt đưa ra một ứng cử viên.

“Các thành viên của các nhóm khu vực là những người chọn ra vị lãnh đạo. Do đó về chuyện trở thành một phần của quá trình chọn lựa, dĩ nhiên không phải là chúng tôi. Dù cho ai là chủ tịch của Ðại hội đồng đi nữa, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tực đứng lên, bảo vệ quyền của người đồng giới tại Liên Hiệp Quốc”.

Phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric lặp lại điều đó, lưu ý rằng chủ tịch của Ðại hội đồng không phải là một vị trí nhân viên của Liên Hiệp Quốc.

“Chủ tịch của Ðại hội đồng được lựa chọn bới các nước thành viên. Ðó hoàn toàn là một quyết định của Ðại hội đồng. Nó không phải là quyết định của tổng thư ký. Ông ấy không có một tác động nào trong quá trình đó”.

Ngoại trưởng Uganda không phải là ứng cử viên đầu tiên gây tranh cãi để lên làm người đứng đầu Ðại hội đồng. Trong suốt thời gian làm chủ tịch vào tháng Giêng năm 2013, vị cựu ngoại trưởng Serbia Vuk Jeremic đã xúc phạm đến các nhóm Bosnia và một số quốc gia thành viên sau khi ông này có một bài hát được chơi trong một sự kiện có lien quan đến các vụ thảm sát trong chiến tranh vùng Balkan.

Vào năm 2008, cha Miguel D’Escoto Brockmann, một linh mục Công giáo và là cựu ngoại trưởng dưới thời chính quyền cánh tả Sandinista của Nicaragua, đã đứng đầu đại hội đồng và bị nhiều chỉ trích về một số phát biểu, đặc biệt là về Hoa Kỳ và Israel.
Ông Milton Allimadi nói ông Sam Kutesa không phải là ứng cử viên tốt nhất mà châu Phi đưa ra và thúc giục ông rút lại việc ứng cử của mình.

“Ðiều phải nên làm đối với ông Kutesa là chào lui và lục địa châu Phi vẫn có cơ hội để có một ứng cử viên khác cho vị trí này. Châu Phi có nhiều ứng cử viên tiềm năng xuất sắc”.

Có vẻ điều đó có phần chắc không phải là kết quả, ông Kutesa sẽ được công bố là chủ tịch nhiệm kỳ thứ 69 của Ðại hội đồng vào thứ Tư và sẽ giữ trọng trách này vào tháng Chín.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG