Đường dẫn truy cập

Nhật Bản có thể phái lực lượng tới Biển Đông


Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hộ tống tàu Kurama trong vùng biển ngoài khơi Vịnh Sagami, phía nam Tokyo, Nhật Bản, ngày 18/10/2015.
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hộ tống tàu Kurama trong vùng biển ngoài khơi Vịnh Sagami, phía nam Tokyo, Nhật Bản, ngày 18/10/2015.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói với Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm thứ Năm rằng Tokyo sẽ xem xét triển khai lực lượng tự vệ đến Biển Đông trong khi xem xét ảnh hưởng của tình hình tại đó đối với an ninh của Nhật Bản, một quan chức Nhật cho biết như vậy trong khi hai nước thảo luận hợp tác để xoa dịu căng thẳng ở vùng biển tranh chấp.

Nhật Bản là một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ có cùng quan điểm về vấn đề Biển Đông. Ông Abe nói trong cuộc gặp với Tổng thống Obama bên lề diễn đàn hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại Manila: "Tôi phản đối tất cả những nỗ lực đơn phương để thay đổi hiện trạng và gây leo thang căng thẳng”.

Ông Abe bày tỏ "quan ngại" về sự leo thang tình hình ở Biển Đông từ việc cải tạo đất của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa đang trong vòng tranh chấp.

Vào lúc bắt đầu của cuộc họp kéo dài hơn một giờ, Tổng thống Obama cho biết ông và ông Abe "chia sẻ mối quan tâm về việc tiếp tục đẩy mạnh quy tắc của phát luật và hỗ trợ các tiêu chuẩn quốc tế trong các lĩnh vực như tự do hàng hải và luật hàng hải”.

Phó Chánh Văn phòng Nội các Chính phủ Nhật Hiroshige Seko nói Thủ tướng Shinzo Abe cũng bày tỏ sự "hậu thuẫn" đối với việc hải quân Mỹ phái tàu khu trục USS Lassen trang bị phi đạn hướng dẫn tới phạm vi trong vòng 12 hải lý gần hòn đảo nhân tạo được Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Sau khi chiến hạm USS Lassen tuần tra trong khu vực, Bắc Kinh đã bày tỏ "sự kiên quyết phản đối" các động thái đe dọa chủ quyền của Trung Quốc. Với mong muốn đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Hoa Kỳ cho biết họ sẽ tiếp tục các hoạt động tự do hàng hải của mình.

Mặc dù Nhật Bản không trực tiếp liên quan tới các tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông, ông Abe nói hòa bình và ổn định tại đó là rất quan trọng cho nền kinh tế của Nhật Bản vì khối lượng thông thương trị giá 5.000 tỷ đôla của Nhật Bản đi qua đó mỗi năm.

Theo Nikkei, Kyodo

Truyền hình vệ tinh VOA 19/11/2015
please wait

No media source currently available

0:00 0:14:30 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG