Đường dẫn truy cập

Nhiều chính phủ siết chặt luật tài chính sau vụ Hồ sơ Panama


Sĩ quan cảnh sát đứng gác bên ngoài văn phòng công ty luật Mossack Fonseca ở thành phố Panama, ngày 12/4/2016.
Sĩ quan cảnh sát đứng gác bên ngoài văn phòng công ty luật Mossack Fonseca ở thành phố Panama, ngày 12/4/2016.

Hồ sơ Panama có lẽ sẽ khởi động một làn sóng truy tố mới đối với những người bị cáo buộc tài trợ cho khủng bố, và tăng áp lực chính trị đối với việc phải thắt chặt hơn các quy định kiểm soát tài chánh ở Hoa Kỳ. Theo tường trình của thông tín viên Jim Randle của đài VOA, các nỗ lực ngăn chặn hoạt động tài chánh khủng bố được cho là sẽ hiệu quả hơn, nhưng đồng thời sẽ gây ra những tác hại.

Thực hiện các cuộc tấn công khủng bố cần phải có tiền để mua chất nổ, vũ khí và chi phí đi lại. Cắt đứt các nguồn tài chánh của các nhóm cực đoan bạo động là điểm then chốt để giảm mối đe dọa của bọn chúng.

Khủng bố sử dụng một số công ty thành lập ở Panama để bí mật lưu chuyển tiền bạc thông qua các công ty mà danh tánh của chủ nhân không bị tiết lộ.

Các chuyên gia nói rằng vụ Hồ sơ Panama bị tiết lộ có thể sẽ châm ngòi cho cho những vụ truy tố mới.

Ông Eric Lorber của Mạng lưới Tài chánh Liêm chính cho biết:

"Từ Hồ sơ Panama, chúng tôi biết có các tổ chức khủng bố lập ra những công ty vỏ bọc, chẳng hạn như nhóm Hezbollah."

Một ủy ban của Hạ viện Mỹ đã tổ chức những cuộc điều trần về các hoạt động tài chánh của quân khủng bố.

Các giới chức Bộ Tư pháp nói rằng họ có những thông tin mới nhất và đang xem xét.

Cựu Thượng nghị sĩ Carl Levin nói rằng quy định chặt chẽ hơn đòi hỏi phải công khai chủ nhân của các công ty sẽ giúp chặn đứng những hoạt động tài trợ cho khủng bố.

Trong một bài báo, ông Levin nói giới hữu trách không được bỏ phí cơ hội có được từ sự phẫn nộ của công chúng về vụ thông tin bị tiết lộ của Hồ sơ Panama này.

Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, thuộc Ủy ban Ngân hàng Thượng viện, yêu cầu Bộ Tài chánh điều tra.

Các chuyên gia nói rằng quy định nghiêm ngặt sẽ khiến cho các hoạt động luân chuyển tiền bạc của quân khủng bố trở nên khó khăn hơn, dẫn đến việc các phần tử khủng bố sử dụng những phương thức cũ khó tìm ra dấu vết hơn.

Ông Michael Rubin của Viện nghiên cứu American Enterprise nhận định:

"Điều đó sẽ khiến cho việc truy tìm dấu vết trở nên khó khăn hơn nhiều. Tôi muốn nói rằng những kẻ chuyển tiền ở Mogadishu hay ở Tehran sẽ chuyển tiền giấu trong vali thay vì giấu và chuyển tiền qua những công ty vỏ bọc hải ngoại tại Panama. Và đó là mối lo chính của những người đang nỗ lực chống hoạt động tài chánh của khủng bố."

Cựu Thượng nghị sĩ Carl Levin.
Cựu Thượng nghị sĩ Carl Levin.

Nhưng các tổ chức thiện nguyện hợp pháp gây quỹ hỗ trợ cho dân chúng tại những nơi bị chiến tranh tàn phá nhận thấy các ngân hàng bỗng dưng đóng tài khoản của họ lại, khiến cho việc trả lương cho nhân viên và đài thọ cho những phí tổn khác trở nên khó khăn.

Ông Sam Worthington, chủ tịch của tổ chức Interaction, nhận định:

"Nó đã tiến tới chỗ mà nhiều tổ chức lớn có gốc Hồi giáo ở Mỹ hoạt động trên thế giới sắp hết đường hoạt động."

Kinh doanh rủi ro cao và tiềm năng lợi nhuận thấp khiến các ngân hàng không muốn làm việc với các tổ chức hoạt động tại những vùng chiến tranh như Somalia.

Ngân hàng kiếm được rất ít lợi nhuận từ những tài khoản tương đối nhỏ của các tổ chức thiện nguyện, và trong nhiều trường hợp lại phải bị phạt nặng vì vi phạm chế tài.

Nhiều lãnh đạo thế giới có tên trong 'hồ sơ Panama'
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:26 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG