Đường dẫn truy cập

Nhìn lại thảm họa hạt nhân Chernobyl


Lối vào khu vực Chernobyl bị hạn chế từ phía Ukraine, không ai được phép sống trong phạm vi 30km của lò phản ứng hạt nhân. (Ảnh: Arash Arabasadi / VOA).
Lối vào khu vực Chernobyl bị hạn chế từ phía Ukraine, không ai được phép sống trong phạm vi 30km của lò phản ứng hạt nhân. (Ảnh: Arash Arabasadi / VOA).

Ba mươi năm trước, một tai nạn hạt nhân tệ hại nhất thế giới xảy ra sau một vụ nổ và hỏa hoạn tại Nhà máy Điện Hạt nhân Chernobyl vào ngày 26 tháng 4 năm 1986.

Nhìn lại quy mô thảm họa Chernobyl

Chuyện gì đã xảy ra: Trong một vụ thử nghiệm ngừng hoạt động, một vụ nổ hơi nước làm tốc mái của lò phản ứng Số 4. Những khối graphite nung cực nóng rơi xuống địa điểm này và một lượng lớn những hạt phóng xạ phát tán vào vào không khí. Lỗi của con người và thiết kế lò phản ứng kém đã bị quy trách.

Ở đâu: Nhà máy hạt nhân này nằm khoảng 130 kilômét về phía bắc Kiev, Ukraine, và khoảng 20 kilômét về phía nam của biên giới giáp với Belarus.

Chân dung các nhân viên cứu hỏa đã chiến đấu với ngọn lửa tại lò phản ứng hạt nhân Chernobyl trong buổi lễ tưởng niệm tại Kiev, Ukraine, ngày 26 Tháng 4, 2016.
Chân dung các nhân viên cứu hỏa đã chiến đấu với ngọn lửa tại lò phản ứng hạt nhân Chernobyl trong buổi lễ tưởng niệm tại Kiev, Ukraine, ngày 26 Tháng 4, 2016.

Số người chết: Hai công nhân thiệt mạng ngay sau vụ nổ vì nguyên nhân không phải phóng xạ, 29 công nhân và nhân viên cứu hỏa khác thiệt mạng trong vòng vài tháng do mắc hội chứng nhiễm phóng xạ cấp tính. Ước tính hàng ngàn người khác đã chết vì những bệnh ung thư và những bệnh khác trong những năm tiếp theo.

Số người chết tổng cộng: Còn nhiều suy đoán và tranh cãi. Bộ phận nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới dự đoán 9.000 người sẽ chết vì bệnh ung thư và bạch cầu liên quan đến vụ Chernobyl. Tổ chức vận động vì môi trường Greenpeace cho biết cuối cùng số người chết vì Chernobyl có thể là 90.000 người.

Tai nạn được thừa nhận: Phải mất hai ngày thế giới mới hay biết về vụ nổ. Những công nhân tại một nhà máy hạt nhân ở Thụy Điển phát hiện bụi phóng xạ đầu tiên. Truyền thông tin tức do nhà nước kiểm soát của Liên bang Xô Viết sau ba ngày mới thừa nhận vụ tai nạn, và sau đó hạ giảm mức độ nghiêm trọng.

"Những người thanh lý": Gần 600.000 nhân viên dân sự và quân sự từ khắp các nước thuộc Liên bang Xô Viết cũ được điều tới để chữa cháy và dọn dẹp vụ ô nhiễm hạt nhân tệ hại nhất.

Khu Cấm địa: Một khu vực có diện tích 4.762 kilômét vuông xung quanh nhà máy mà không ai sinh sống. Khu vực này được coi là không an toàn cho ít nhất là thế kỷ tiếp theo.

Tái định cư: Có tới 350.000 người sống xung quanh nhà máy.

Uranium: Hơn 200 tấn uranium vẫn còn bên trong địa điểm lò phản ứng. Lò phản ứng được bao phủ bởi một kiến trúc bằng bê tông và thép được xây dựng vội vã đang gần hết 30 năm tuổi thọ của nó.

Lò phản ứng Số 4 ở Chernobyl.
Lò phản ứng Số 4 ở Chernobyl.

Kiềm tỏa An toàn Mới: Công trình được quốc tế tài trợ 2,3 tỉ đôla sẽ xây dựng một nơi chứa lâu dài bao trùm tòa nhà chứa lò phản ứng của nhà máy. Nơi chứa này, giống như một mái vòm cao 30 tầng, thay thế cho kiến trúc cũ.

Công nhân ngày nay: 7.000 người, đang làm việc để ngừng hoạt động địa điểm này. Lực lượng lao động lớn giúp hạn chế sự tiếp xúc cá nhân của công nhân với bức xạ.

Điện hạt nhân của Ukraine: Bốn lò phản ứng tại nhà máy hạt nhân này được thiết kế và xây dựng trong những năm 1970 và 1980. Ba lò phản ứng khác của Chernobyl đã được khởi động lại sau vụ nổ và hỏa hoạn, nhưng tất cả cuối cùng đã bị đóng cửa vĩnh viễn, với lò phản ứng cuối cùng đóng cửa vào năm 1999.

Nguồn: AP, Reuters, Ủy hội Quản lý Hạt nhân của Hoa Kỳ, website Live Science

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG