Không biết từ bao giờ, gánh hàng rong đã trở thành một trong những vẻ đẹp đặc trưng của Sài Gòn. Người qua đường dễ tấp vào một gánh hàng nhỏ, chỉ đôi phút kịp mua dăm ba túi đồ rồi chạy xe đi. Người ở xa lại không khỏi thòm thèm với quà bánh, trái cây đủ màu, đủ vị… của những gánh hàng ấy. Giờ, nhà chức trách toan tính đẩy hàng rong ra khỏi phố thị.
Với những người mưu sinh chốn hè phố, thì Sài Gòn những tháng ngày này đầy ám ảnh chuyện nhân danh quyền lực nhà nước. Các quan chức nói rằng để Sài Gòn sớm lấy lại danh hiệu hòn ngọc viễn đông, cần bắt đầu dọn dẹp vỉa hè, triệt luôn nơi buôn bán lâu nay của những gánh, những xe hàng rong.
Bày cái bàn nhỏ nép nhờ sát căn nhà vệ đường để bán xôi, bà Trương Thị Hoa cho biết tiện tặn lắm thì tiền lời cũng chỉ đủ đắp đổi qua ngày:
Thiếu thốn lắm chú, bằng là đủ sống, như tháng mưa thì không đủ sống nhưng mà tháng nắng này thì đủ cũng như ăn gạo đồ chứ hổng có dư. Có nhiều khi buôn bán người ta đuổi thì phải chạy. Như chỗ nào mà người ta không muốn cho mình buôn bán thì người ta nói này nói nọ, chửi bới thì mình lại chỗ này nè, bán thì ế vậy đó.Bà Dung
“Chị nuôi bản thân chị, ăn uống thôi thì được, thuốc men là phải xin con chị luôn. Đột xuất mà có cái chuyện gì là con chị phải lo hết, mà con chị, bản thân con chị lại đi làm cái gì? Tạp vụ, chứ đâu có được ngồi văn phòng như mấy anh, mấy chị đâu. Có học, cho con học đến nơi đâu mà ngồi văn phòng?”.
Ít vốn nên người nghèo sắm sửa chút vật dụng chế biến trên chiếc xe đẩy đi bán khắp các nẻo đường. Bán kiểu này, bà Dung kể, khổ nhất vào ngày mưa:
“Thiếu thốn lắm chú, bằng là đủ sống, như tháng mưa thì không đủ sống nhưng mà tháng nắng này thì đủ cũng như ăn gạo đồ chứ hổng có dư. Có nhiều khi buôn bán người ta đuổi thì phải chạy. Như chỗ nào mà người ta không muốn cho mình buôn bán thì người ta nói này nói nọ, chửi bới thì mình lại chỗ này nè, bán thì ế vậy đó. Muốn có chỗ ổn định để buôn bán này nọ, kiếm sống qua ngày”.
Nói lời hoa mỹ, thì những chiếc đòn gánh của bà bánh bánh bèo này được đặt trên đôi vai đang gánh cả nắng mưa Sài Gòn, tạo nên một bản sắc riêng cho Sài Gòn. Từ nông thôn ra thành phố, những đôi quang gánh đã hòa mình vào nhịp sống hiện đại và tồn tại hài hòa trong lòng đô thị Sài Gòn.
Đừng có mà cho ép người dân nghỉ bán, về nhà làm cái gì ăn. Gần sáu chục tuổi về nhà làm cái gì ăn. Tôi rất là tội nghiệp cho những người già. Người ta buôn bán lòng lề đường rất là khổ.Bà Hoa
Không quen quang gánh, người nghèo có thể chọn chiếc xe đẩy lưu động. Ở đâu có người lao động là ở đó có những hàng rong.
Qua nỗi nghẹn ngào, bà Hoa nói buôn bán lề đường khổ lắm:
“Đừng có mà cho ép người dân nghỉ bán, về nhà làm cái gì ăn. Gần sáu chục tuổi về nhà làm cái gì ăn. Tôi rất là tội nghiệp cho những người già. Người ta buôn bán lòng lề đường rất là khổ. Nói mà nước mắt muốn tuôn luôn. Em sống vài năm nữa em chết rồi chứ đâu có sống nữa đâu mà cần gì mà phải kêu cầu. Nhưng thương cho những người sau này. Chính bản thân con em bây giờ cũng vậy nữa. Mai chiều nó làm hết nỗi, nó cũng phải đi buôn bán như thế này để mới có mà sống. Xin kêu cầu dùm người dân. Nương tay cho người ta sống”.
Chủ những gánh, những xe hàng rong là những người nghèo khó, tìm đến Sài Gòn làm một nghề rất lương thiện. Buôn gánh bán bưng giúp họ nuôi sống cả gia đình và những đứa con ăn học thành tài. Hàng rong có từ lâu đời và là nhu cầu có thực giữa kẻ mua và người bán, cũng là nét văn hóa không riêng gì ở Sài Gòn mà hầu như khắp cả nước.
Nói như lời van nài của bà Hoa, xin hãy nhẹ tay, dành cho họ một con đường sống.