Thủ tướng Pakistan Raja Pervez Ashraf nói chính phủ ông sẽ tuân thủ đòi hỏi lâu nay của Tối cao Pháp viện, yêu cầu nhà cầm quyền Thụy Sĩ mở lại vụ án hối lộ chống Tổng thống Asif Ali Zardari. Các quan sát viên nói động thái này sẽ giúp xoa dịu căng thẳng giữa chính phủ Pakistan và ngành tư pháp.
Trong gần 3 năm, Tối cao Pháp viện đã yêu cầu chính phủ Pakistan viết thư cho nhà cầm quyền Thụy Sĩ yêu cầu mở lại vụ án hối lộ chống Tổng thống Zardani.
Tuy nhiên chính phủ liên hiệp do Đảng Nhân dân Pakistan do ông Zardari lãnh đạo cho tới nay đã từ chối làm việc này, cho rằng Tổng thống được quyền đặc miễn, không bị truy tố khi còn tại chức.
Quyết định không tuân thủ lệnh tòa đã dẫn tới vụ cách chức một vị Thủ tướng, là ông Yousuf Raza Gilani đã bị cách chức trước đây trong năm về tội khinh mạn tòa án.
Người kế vị ông là Thủ tướng Raja Pervez Ashraf, cũng được yêu cầu tương tự khi ông lên nhậm chức hồi tháng 6 năm nay.
Trong cuộc điều trần trước Tối cao Pháp viện hôm thứ Ba, Thủ tướng Pakistan nói với tòa rằng chính phủ của ông đã quyết định viết thư cho nhà cầm quyền Thụy Sĩ để rút lại lá thư trước đây yêu cầu ngưng điều tra Tổng thống Zardari về tội tham nhũng.
Luật sư Tối cao Pháp viện Babar Sattar, cũng là một nhà phân tích luật pháp, nói việc chính phủ Pakistan thay đổi lập trường là một bước đi đúng hướng.
“Chính phủ trước đây duy trì vị thế là nhất định không viết hay liên lạc với chính phủ Thụy Sĩ. Dường như họ đã thay đổi vị thế và đang cố gắng đưa ra một thế cân bằng giữa tuân thủ lệnh của tòa trong khi cùng lúc, không làm gì có thể phương hại đến cá nhân ông Asif Ali Zardari. Do đó tôi nghĩ đây là một giải pháp trung dung để giải quyết vụ này, đây có thể là một phương cách hữu hiệu để hóa giải căng thẳng và tránh một cuộc tranh chấp có thể xảy ra nay mai giữa tư pháp và hành pháp.”
Những cáo trạng về tội tham nhũng chống Tổng thống Zardari đã khởi phát từ những năm 1990 khi vợ ông, bà Benazir Bhutto, nay đã qua đời, còn là Thủ tướng Pakistan.
Vợ chồng Thủ Tướng Bhutto bị cáo buộc về tội rửa tiền và chuyển nhiều triệu đô la qua các tài khoản mở tại các ngân hàng Thụy Sĩ.
Tuy nhiên theo một đạo luật gây tranh cãi được thông qua hồi năm 2007, cựu Tổng thống Pervez Musharraf đã rút lại các ca truy tố bà Bhutto, chồng bà và hàng ngàn người khác liên quan tới các ngân hàng Thụy Sĩ và các vụ hối lộ khác, và ra lệnh ân xá cho họ.
Động thái này nhằm cổ vũ cho hòa giải chính trị bằng cách cho phép ông Zardari và bà Bhutto chấm dứt thời gian tự nguyện lưu vong nhiều năm, để trở về Pakistan.
Không lâu sau khi trở về, bà Benazir Bhutto bị ám sát trong một cuộc tập họp vận động tranh cử, tuy nhiên những phiếu cảm tình đã giúp đảng của bà đoạt thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 2008, mở đường cho chồng bà trở thành Tổng thống Pakistan.
Tuy nhiên năm 2009, Tối cao Pháp viện bác bỏ lệnh ân xá đã gây nhiều tranh cãi và ra lệnh cho chính phủ Pakistan mở lại vụ kiện tham nhũng chống một số chính trị gia, kể cả Tổng thống Zardari.
Trong các thủ tục tòa án hôm thứ Ba, một ủy ban Tối cao Pháp viện gồm 5 thành viên đã ra hạn cho chính phủ Pakistan đến ngày 25 tháng 9, phải trao cho tòa án bản nháp của lá thư trước khi gởi sang cho Thụy Sĩ.
Thẩm phán Asif Saeed Khosa, người dứng đầu ủy ban, cũng chỉ thị cho Thủ tướng đến ngày 2 tháng 10 phải xác nhận rằng thư đã được gởi đi, và nhà chức trách Thụy Sĩ đã nhận được thư.
Theo nhiều chuyên gia, thì Tổng thống Zardari không tức thời phải đối mặt với những khó khăn pháp lý, ngay cả nếu Thụy Sĩ mở lại hồ sơ hối lộ đối với ông. Họ nói vấn đề hoàn toàn tùy thuộc vào chính phủ Pakistan, là bên quyết định nhịp độ của các tiến trình pháp lý trong tương lai.
Nhiều người cũng tin rằng nếu không hủy bỏ quyền đặc miễn hiến định của Tổng thống Pakistan, các công tố viên Pakistan sẽ khó có thể thuyết phục giới thẩm quyền Thụy Sĩ mở lại hồ sơ tham nhũng chống ông Zardari.
Trong gần 3 năm, Tối cao Pháp viện đã yêu cầu chính phủ Pakistan viết thư cho nhà cầm quyền Thụy Sĩ yêu cầu mở lại vụ án hối lộ chống Tổng thống Zardani.
Tuy nhiên chính phủ liên hiệp do Đảng Nhân dân Pakistan do ông Zardari lãnh đạo cho tới nay đã từ chối làm việc này, cho rằng Tổng thống được quyền đặc miễn, không bị truy tố khi còn tại chức.
Quyết định không tuân thủ lệnh tòa đã dẫn tới vụ cách chức một vị Thủ tướng, là ông Yousuf Raza Gilani đã bị cách chức trước đây trong năm về tội khinh mạn tòa án.
Người kế vị ông là Thủ tướng Raja Pervez Ashraf, cũng được yêu cầu tương tự khi ông lên nhậm chức hồi tháng 6 năm nay.
Trong cuộc điều trần trước Tối cao Pháp viện hôm thứ Ba, Thủ tướng Pakistan nói với tòa rằng chính phủ của ông đã quyết định viết thư cho nhà cầm quyền Thụy Sĩ để rút lại lá thư trước đây yêu cầu ngưng điều tra Tổng thống Zardari về tội tham nhũng.
Luật sư Tối cao Pháp viện Babar Sattar, cũng là một nhà phân tích luật pháp, nói việc chính phủ Pakistan thay đổi lập trường là một bước đi đúng hướng.
“Chính phủ trước đây duy trì vị thế là nhất định không viết hay liên lạc với chính phủ Thụy Sĩ. Dường như họ đã thay đổi vị thế và đang cố gắng đưa ra một thế cân bằng giữa tuân thủ lệnh của tòa trong khi cùng lúc, không làm gì có thể phương hại đến cá nhân ông Asif Ali Zardari. Do đó tôi nghĩ đây là một giải pháp trung dung để giải quyết vụ này, đây có thể là một phương cách hữu hiệu để hóa giải căng thẳng và tránh một cuộc tranh chấp có thể xảy ra nay mai giữa tư pháp và hành pháp.”
Những cáo trạng về tội tham nhũng chống Tổng thống Zardari đã khởi phát từ những năm 1990 khi vợ ông, bà Benazir Bhutto, nay đã qua đời, còn là Thủ tướng Pakistan.
Vợ chồng Thủ Tướng Bhutto bị cáo buộc về tội rửa tiền và chuyển nhiều triệu đô la qua các tài khoản mở tại các ngân hàng Thụy Sĩ.
Tuy nhiên theo một đạo luật gây tranh cãi được thông qua hồi năm 2007, cựu Tổng thống Pervez Musharraf đã rút lại các ca truy tố bà Bhutto, chồng bà và hàng ngàn người khác liên quan tới các ngân hàng Thụy Sĩ và các vụ hối lộ khác, và ra lệnh ân xá cho họ.
Động thái này nhằm cổ vũ cho hòa giải chính trị bằng cách cho phép ông Zardari và bà Bhutto chấm dứt thời gian tự nguyện lưu vong nhiều năm, để trở về Pakistan.
Không lâu sau khi trở về, bà Benazir Bhutto bị ám sát trong một cuộc tập họp vận động tranh cử, tuy nhiên những phiếu cảm tình đã giúp đảng của bà đoạt thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 2008, mở đường cho chồng bà trở thành Tổng thống Pakistan.
Tuy nhiên năm 2009, Tối cao Pháp viện bác bỏ lệnh ân xá đã gây nhiều tranh cãi và ra lệnh cho chính phủ Pakistan mở lại vụ kiện tham nhũng chống một số chính trị gia, kể cả Tổng thống Zardari.
Trong các thủ tục tòa án hôm thứ Ba, một ủy ban Tối cao Pháp viện gồm 5 thành viên đã ra hạn cho chính phủ Pakistan đến ngày 25 tháng 9, phải trao cho tòa án bản nháp của lá thư trước khi gởi sang cho Thụy Sĩ.
Thẩm phán Asif Saeed Khosa, người dứng đầu ủy ban, cũng chỉ thị cho Thủ tướng đến ngày 2 tháng 10 phải xác nhận rằng thư đã được gởi đi, và nhà chức trách Thụy Sĩ đã nhận được thư.
Theo nhiều chuyên gia, thì Tổng thống Zardari không tức thời phải đối mặt với những khó khăn pháp lý, ngay cả nếu Thụy Sĩ mở lại hồ sơ hối lộ đối với ông. Họ nói vấn đề hoàn toàn tùy thuộc vào chính phủ Pakistan, là bên quyết định nhịp độ của các tiến trình pháp lý trong tương lai.
Nhiều người cũng tin rằng nếu không hủy bỏ quyền đặc miễn hiến định của Tổng thống Pakistan, các công tố viên Pakistan sẽ khó có thể thuyết phục giới thẩm quyền Thụy Sĩ mở lại hồ sơ tham nhũng chống ông Zardari.