Chính phủ Pháp ngày 5/3 lên án việc Việt Nam bỏ tù blogger Trương Duy Nhất vì các bài viết chỉ trích nhà nước.
Ông Nhất, 50 tuổi, bị tuyên án 2 năm tù hôm 4/3 về tội danh ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ theo điều 258 Bộ luật Hình sự.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Pháp nhắc lại sự ủng hộ của Pháp đối với quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do ngôn luận theo đúng tinh thần Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Thông cáo nói các quyền này được bảo đảm trong Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam, quốc gia thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, đã tham gia ký kết.
Chính phủ Pháp kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội phải đảm bảo tuân thủ cam kết này.
Trước đó, Hoa Kỳ đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước bản án của blogger Trương Duy Nhất và kêu gọi phóng thích ông cùng tất cả các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.
Án tù dành cho chủ nhân trang blog Một góc nhìn khác cũng gặp phải sự chỉ trích gay gắt từ các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, trong đó có Phóng viên Không biên giới, Ủy ban Bảo vệ Ký giả, và Đài quan sát Bảo vệ Các nhà hoạt động Nhân quyền có trụ sở tại Châu Âu.
Nguồn: AFP, France Diplomatie
Ông Nhất, 50 tuổi, bị tuyên án 2 năm tù hôm 4/3 về tội danh ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ theo điều 258 Bộ luật Hình sự.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Pháp nhắc lại sự ủng hộ của Pháp đối với quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do ngôn luận theo đúng tinh thần Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Thông cáo nói các quyền này được bảo đảm trong Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam, quốc gia thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, đã tham gia ký kết.
Chính phủ Pháp kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội phải đảm bảo tuân thủ cam kết này.
Trước đó, Hoa Kỳ đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước bản án của blogger Trương Duy Nhất và kêu gọi phóng thích ông cùng tất cả các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.
Án tù dành cho chủ nhân trang blog Một góc nhìn khác cũng gặp phải sự chỉ trích gay gắt từ các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, trong đó có Phóng viên Không biên giới, Ủy ban Bảo vệ Ký giả, và Đài quan sát Bảo vệ Các nhà hoạt động Nhân quyền có trụ sở tại Châu Âu.
Nguồn: AFP, France Diplomatie