Thành tích nhân quyền của Việt Nam tiếp tục bị lên án mạnh mẽ sau khi thêm một blogger nữa bị Hà Nội phạt tù về tội ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ vì các bài viết phản ánh thực trạng xã hội, bày tỏ quan điểm trái với chính phủ, và phê phán giới lãnh đạo.
Blogger Trương Duy Nhất, chủ nhân trang blog Một Góc Nhìn Khác, bị tuyên án 2 năm tù theo điều 258 Bộ Luật Hình Sự hôm 4/3 sau hơn 9 tháng bị giam giữ.
Sau khi tin về bản án của ông Nhất nhanh chóng được lan truyền trên các hãng truyền thông lớn của quốc tế và khu vực, các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đồng loạt lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường áp lực và hành động trước những vi phạm nhân quyền leo thang của Hà Nội.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF có trụ sở tại Pháp nhấn mạnh thái độ đàn áp, thiển cận, bất chấp đối thoại của chính phủ Hà Nội phải chấm dứt.
RSF yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích blogger Duy Nhất cùng tất cả những ai đang bị giam cầm vì cổ xúy quyền tự do thông tin trong nước.
Lên án bản án mới đây của blogger Trương Duy Nhất, RSF nói họ hết sức phẫn nộ khi nhìn thấy chiến dịch đàn áp blogger vẫn tiếp diễn tại Việt Nam.
Bà Lucie Morillon, Trưởng khâu Vận động và Truyền thông mới thuộc RSF, nói với VOA Việt ngữ:
“Thật bất bình khi thấy Việt Nam giờ đây có ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong khi nhà cầm quyền Hà Nội hoàn toàn phủi tay trước những lời kêu gọi của quốc tế yêu cầu họ tôn trọng quyền căn bản của chính công dân nước họ.”
Bà Morillon cho biết RSF đã và đang công khai hóa các trường hợp bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt bớ, sách nhiễu, vi phạm nhân quyền bấy lâu nay ra trước công luận quốc tế càng nhiều càng tốt cũng như cố gắng đặt vấn đề nhân quyền trong các chuyến công du của giới chức lãnh đạo Việt Nam tới những nơi mà RSF có đại diện.
Bà nói những blogger bị tù đày tại Việt Nam không làm gì có tội khi tìm cách mang lại thông tin nhiều hơn cho người dân trong đất nước bị đảng cộng sản kiểm soát chặt chẽ.
Bà Morillon khẳng định RSF sẽ nỗ lực hơn nữa, tiếp tục áp lực các nước có quan hệ với Việt Nam phải lưu tâm tới thành tích vi phạm nhân quyền của Hà Nội.
Đài quan sát Bảo vệ Các nhà hoạt động Nhân quyền có trụ sở tại Châu Âu, chương trình phối hợp giữa Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH gồm 164 tổ chức bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới và Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn OMCT, cùng với Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam ngày 4/3 ra thông cáo chung phản đối việc kết tội blogger Trương Duy Nhất.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, Giám đốc khu vực Châu Á của FIDH, ông Andrea Giorgetta, nhấn mạnh:
“Thật đáng xấu hổ khi một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc như Việt Nam lại là nước đang giam giữ nhiều tù nhân chính trị nhất khu vực Đông Nam Á, với trên 200 tù nhân chính trị tại Việt Nam hiện nay.”
Ông Giorgetta cho biết các nỗ lực vận động của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền bao gồm khuyến nghị với các nước trong Liên hiệp Châu Âu áp lực Việt Nam phóng thích tù nhân chính trị và xem lại các luật lệ mơ hồ đang bị lạm dụng để tước đoạt quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin của người dân như điều 88 hay 258 trong Bộ Luật Hình Sự. Ông Giorgetta nói:
“Các luật lệ này rõ ràng không phù hợp với những tiêu chuẩn nhân quyền căn bản của quốc tế. Lập luận của Hà Nội rằng ‘Ở Việt Nam không có tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm mà chỉ có những người vi phạm pháp luật mới bị xử lý’ hoàn toàn là phi lý. Tại kỳ kiểm điểm nhân quyền định kỳ phổ quát UPR hồi tháng rồi ở Geneva, Việt Nam tuyên bố họ có chính sách nhất quán bảo vệ, tôn trọng, và thăng tiến nhân quyền. Tuy nhiên, thực tế rõ ràng ngược lại. Thế giới thấy rõ sự sách nhiễu-đàn áp đối với những nhà hoạt động nhân quyền và những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam liên tục leo thang,các trường hợp bị bắt giam hay bị tuyên án không ngừng gia tăng.”
Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ có trụ sở tại Hoa Kỳ tố cáo bản án của blogger Trương Duy Nhất hôm 4/3 là một ví dụ nữa cho thế giới thấy rằng giới lãnh đạo Việt Nam sẵn sàng dùng mọi biện pháp để trù dập những ai chỉ trích sự cai trị độc tài của họ.
Ông Bob Dietz, điều phối viên chương trình Châu Á thuộc CPJ, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Chúng ta thấy đây là một xu hướng đang tiếp diễn rằng bất cứ ai phê phán chính phủ đều bị trừng phạt, không bằng các cáo buộc về tội ‘trốn thuế’ thì bằng các cáo buộc về tội ‘xâm phạm lợi ích nhà nước’ hay tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’. Một lần nữa chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam đảo ngược các chính sách đàn áp đối với những tiếng nói chỉ trích, những người bất đồng quan điểm với nhà nước và đảng cộng sản.”
CPJ hy vọng không chỉ Hoa Kỳ mà tất cả các nước đối tác đang tham gia thương lượng Hiệp định Tự do mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ hợp tác thuyết phục Việt Nam hủy bỏ các chính sách đàn áp thông qua những luật lệ vi phạm nhân quyền. Bởi lẽ, vẫn theo lời ông Bob Dietz:
“Điều đáng quan ngại là xu hướng đàn áp dài hạn này đang gia tốc và ngày càng khốc liệt hơn.”
Theo thống kê cuối năm ngoái của CPJ, Việt Nam là nhà tù lớn thứ năm trên toàn cầu giam cầm các ký giả, với 18 nhà báo đang ngồi tù mà đa số là các ký giả công dân viết bài trên mạng.
Xét về số blogger và cư dân mạng bị giam cầm, Việt Nam là nhà tù lớn thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, theo khảo sát của tổ chức Phóng viên Không biên giới.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước chót bảng về tự do báo chí trên thế giới. Theo Chỉ số Tự do Báo chí 2014 do RSF công bố hồi tháng trước, Việt Nam hiện đứng thứ 174 trên 180 quốc gia được đánh giá.
Blogger Trương Duy Nhất, chủ nhân trang blog Một Góc Nhìn Khác, bị tuyên án 2 năm tù theo điều 258 Bộ Luật Hình Sự hôm 4/3 sau hơn 9 tháng bị giam giữ.
Sau khi tin về bản án của ông Nhất nhanh chóng được lan truyền trên các hãng truyền thông lớn của quốc tế và khu vực, các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đồng loạt lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường áp lực và hành động trước những vi phạm nhân quyền leo thang của Hà Nội.
Thật bất bình khi thấy Việt Nam giờ đây có ghế tại Hội đồng Nhân quyền LHQ trong khi nhà cầm quyền Hà Nội hoàn toàn phủi tay trước những kêu gọi của quốc tế yêu cầu họ tôn trọng quyền căn bản của chính công dân nước họ...Bà Lucie Morillon, Trưởng khâu Vận động và Truyền thông mới thuộc RSF
RSF yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích blogger Duy Nhất cùng tất cả những ai đang bị giam cầm vì cổ xúy quyền tự do thông tin trong nước.
Lên án bản án mới đây của blogger Trương Duy Nhất, RSF nói họ hết sức phẫn nộ khi nhìn thấy chiến dịch đàn áp blogger vẫn tiếp diễn tại Việt Nam.
Bà Lucie Morillon, Trưởng khâu Vận động và Truyền thông mới thuộc RSF, nói với VOA Việt ngữ:
“Thật bất bình khi thấy Việt Nam giờ đây có ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong khi nhà cầm quyền Hà Nội hoàn toàn phủi tay trước những lời kêu gọi của quốc tế yêu cầu họ tôn trọng quyền căn bản của chính công dân nước họ.”
Bà Morillon cho biết RSF đã và đang công khai hóa các trường hợp bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt bớ, sách nhiễu, vi phạm nhân quyền bấy lâu nay ra trước công luận quốc tế càng nhiều càng tốt cũng như cố gắng đặt vấn đề nhân quyền trong các chuyến công du của giới chức lãnh đạo Việt Nam tới những nơi mà RSF có đại diện.
Thật đáng xấu hổ khi một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ như Việt Nam lại là nước đang giam giữ nhiều tù nhân chính trị nhất khu vực Đông Nam Á.Giám đốc khu vực Châu Á của FIDH, Andrea Giorgetta.
Bà Morillon khẳng định RSF sẽ nỗ lực hơn nữa, tiếp tục áp lực các nước có quan hệ với Việt Nam phải lưu tâm tới thành tích vi phạm nhân quyền của Hà Nội.
Đài quan sát Bảo vệ Các nhà hoạt động Nhân quyền có trụ sở tại Châu Âu, chương trình phối hợp giữa Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH gồm 164 tổ chức bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới và Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn OMCT, cùng với Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam ngày 4/3 ra thông cáo chung phản đối việc kết tội blogger Trương Duy Nhất.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, Giám đốc khu vực Châu Á của FIDH, ông Andrea Giorgetta, nhấn mạnh:
“Thật đáng xấu hổ khi một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc như Việt Nam lại là nước đang giam giữ nhiều tù nhân chính trị nhất khu vực Đông Nam Á, với trên 200 tù nhân chính trị tại Việt Nam hiện nay.”
Ông Giorgetta cho biết các nỗ lực vận động của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền bao gồm khuyến nghị với các nước trong Liên hiệp Châu Âu áp lực Việt Nam phóng thích tù nhân chính trị và xem lại các luật lệ mơ hồ đang bị lạm dụng để tước đoạt quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin của người dân như điều 88 hay 258 trong Bộ Luật Hình Sự. Ông Giorgetta nói:
“Các luật lệ này rõ ràng không phù hợp với những tiêu chuẩn nhân quyền căn bản của quốc tế. Lập luận của Hà Nội rằng ‘Ở Việt Nam không có tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm mà chỉ có những người vi phạm pháp luật mới bị xử lý’ hoàn toàn là phi lý. Tại kỳ kiểm điểm nhân quyền định kỳ phổ quát UPR hồi tháng rồi ở Geneva, Việt Nam tuyên bố họ có chính sách nhất quán bảo vệ, tôn trọng, và thăng tiến nhân quyền. Tuy nhiên, thực tế rõ ràng ngược lại. Thế giới thấy rõ sự sách nhiễu-đàn áp đối với những nhà hoạt động nhân quyền và những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam liên tục leo thang,các trường hợp bị bắt giam hay bị tuyên án không ngừng gia tăng.”
Ðây là một xu hướng đang tiếp diễn rằng bất cứ ai phê phán chính phủ Việt Nam đều bị trừng phạt, không bằng các cáo buộc về tội ‘trốn thuế’ thì bằng các cáo buộc về tội ‘xâm phạm lợi ích nhà nước’ hay tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’.Ông Bob Dietz, điều phối viên chương trình Châu Á thuộc CPJ.
Ông Bob Dietz, điều phối viên chương trình Châu Á thuộc CPJ, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Chúng ta thấy đây là một xu hướng đang tiếp diễn rằng bất cứ ai phê phán chính phủ đều bị trừng phạt, không bằng các cáo buộc về tội ‘trốn thuế’ thì bằng các cáo buộc về tội ‘xâm phạm lợi ích nhà nước’ hay tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’. Một lần nữa chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam đảo ngược các chính sách đàn áp đối với những tiếng nói chỉ trích, những người bất đồng quan điểm với nhà nước và đảng cộng sản.”
CPJ hy vọng không chỉ Hoa Kỳ mà tất cả các nước đối tác đang tham gia thương lượng Hiệp định Tự do mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ hợp tác thuyết phục Việt Nam hủy bỏ các chính sách đàn áp thông qua những luật lệ vi phạm nhân quyền. Bởi lẽ, vẫn theo lời ông Bob Dietz:
“Điều đáng quan ngại là xu hướng đàn áp dài hạn này đang gia tốc và ngày càng khốc liệt hơn.”
Theo thống kê cuối năm ngoái của CPJ, Việt Nam là nhà tù lớn thứ năm trên toàn cầu giam cầm các ký giả, với 18 nhà báo đang ngồi tù mà đa số là các ký giả công dân viết bài trên mạng.
Xét về số blogger và cư dân mạng bị giam cầm, Việt Nam là nhà tù lớn thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, theo khảo sát của tổ chức Phóng viên Không biên giới.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước chót bảng về tự do báo chí trên thế giới. Theo Chỉ số Tự do Báo chí 2014 do RSF công bố hồi tháng trước, Việt Nam hiện đứng thứ 174 trên 180 quốc gia được đánh giá.