Đường dẫn truy cập

Người Nga chống Putin, ủng hộ dân chủ


Dân Nga xuống đường biểu tình ở Moscow hôm 10/12/11, phản đối cuộc bầu quốc hội bị cáo giác là gian lận
Dân Nga xuống đường biểu tình ở Moscow hôm 10/12/11, phản đối cuộc bầu quốc hội bị cáo giác là gian lận

Người Nga biểu tình ở nhiều thành phố để đòi bầu cử trong sạch, và nhất là để được quyền nói những gì mà mới chỉ cách nay một tuần bị xem là nhạy cảm.

Bài “Nước Nga Không Putin” là bài hát được ưa chuộng của hàng vạn người đi biểu tình chỉ cách điện Kremli có mấy quãng đường, và chắc chắn là những người bên trong vẫn nghe được ca từ.

Các cuộc biểu tình lần này được xem là lớn nhất kể từ khi ông Putin lên nắm quyền năm 2000.

Từ Vladivostok ở vùng biển Thái Bình Dương cho đến Kaliningrad trong vùng Baltic, hàng vạn người Nga đã đi biểu tình để phản đối điều mà gọ gọi là gian lận trắng trợn trong cuộc bầu cử Quốc hội tuần trước.

Đứng tại quảng trường Cách Mạng ở Moscow, bà Evgenia Chirikova, một khuôn mặt đối lập nói chuyện với VOA trước khi cùng khoảng 20.000 khác đi biểu tình:

“Phong trào dân chủ đòi phải có bầu cử mới và thả tù chính trị. Tuần trước, cảnh sát phản ứng mạnh tay với người biểu tình, bắt giữ khoảng 1.600 người.”

Cuối ngày thứ Bảy, trên khắp nước Nga có chưa tới 100 người bị bắt.

Vào lúc giải tán cuộc biểu tình ở Moscow, người biểu tình đối mặt với hàng rào cảnh sát chống bạo loạn dày đặc.

Họ hát: “Cảnh sát cũng là nhân dân.”

Đài truyền hình nhà nước phá vỡ sự im lặng từ cả tuần qua bằng những bài tường trình về biểu tình, trong đó có cảnh đoàn biểu tình ở Moscow đứng đầy một công viên, tràn ra một cây cầu gần đấy.

Ông Alexei Venediktov, giám đốc đài phát thanh Ekho Moscow, đã từng chống lại chế độ Xô-viết trong thập niên 1980, nói:

“Người biểu tình thuộc thế hệ mới, thế hệ của Putin. Họ đã đi bầu, lá phiếu của họ bị đánh tráo nên bây giờ họ muốn có một cuộc bầu cử công bằng.”

Một số người thuộc thế hệ Putin bị xếp vào loại chống đối hung hăng nhất, không có dịp đi biểu tình, họ đã bị giam lại một chỗ, trong đó có Alexei Navalny, một thủ lĩnh phản kháng có sức thu hút quần chúng mạnh nhất.

Anh Roman Sytnikov, một tư chức 32 tuổi, đi biểu tình lần đầu tiên, nói:

“Tôi không thể ngồi yên được nữa. Sự thối nát đã quá lớn.”

Andrei, một nhân viên văn phòng 24 tuổi biết được có biểu tình là nhờ Internet.

Roman Protasevich, 31 tuổi, tư vấn tài chính, nói anh đã theo dõi nhiều thông tin trên mạng và thật là buồn cười khi ông Putin nói Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton xúi giục làm loạn tại Nga:

“Putin tiếp tục nói những gì y hệt ông ta đã nói trước đây. Thật là buồn cười. Chẳng ai tin như vậy.”

Đến ngày 4 tháng 3, ông Putin đối mặt với cử tri để tìm sự ủng hộ của họ cho một nhiệm kỳ 6 năm tổng thống.

Cách nay một tuần, ai cũng nghĩ thắng lợi của ông là đương nhiên.

Sau các cuộc biểu tình hôm thứ Bảy trên khắp nước Nga, những ai muốn đánh cược bắt đầu suy nghĩ lại.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG