Đường dẫn truy cập

Số phận người tị nạn Miến Điện ở Thái Lan  


Người tị nạn Miến Điện ở miền Bắc Thái Lan.
Người tị nạn Miến Điện ở miền Bắc Thái Lan.

Các nỗ lực nhằm hồi hương hơn 98.000 người tị nạn Miến Điện với sự trợ giúp của LHQ đang bị chững lại do sức ép tài chính ngày càng tăng trong khi các nhà tài trợ quốc tế cắt giảm ngân quỹ cho các trại tị nạn ở Thái Lan, nơi người tị nạn Miến Điện đang tạm trú.

Các nhà hoạt động nhân đạo nói áp lực về tài chính diễn ra trước bối cảnh có những bất trắc về an ninh cũng như thiếu thốn cơ sở hạ tầng và hệ thống y tế ở miền nam Myanmar sau nhiều năm xung đột.

9 trại tị nạn đã được thiết lập ở biên giới Thái Lan từ giữa những năm 1980 khi những người tị nạn Myanmar chạy sang Thái Lan để tránh các cuộc xung đột giữa lực lượng người thiểu số có vũ trang với quân đội Myanmar.

Các chương trình hồi hương người tị nạn đã tăng từ khi Myanmar chuyển sang chế độ dân chủ, sau khi chính quyền dân sự do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo thắng cử vào năm 2015.

Chính phủ Myanmar theo đuổi chính sách hòa giải quốc gia, các thoả thuận ngừng bắn và hòa bình với các lực lượng vũ trang thiểu số. Nhưng tiến trình này đã chậm lại.

Ông Saw Paul Sein Twa, Giám đốc Mạng lưới Hành động vì Môi trường và Xã hội Karen (KESAN) nói áp lực đang tăng buộc những người tị nạn phải rời khỏi các trại tạm trú là do các nhà tài trợ quốc tế cắt tài trợ.

Trong báo cáo năm 2016, Tổ chức The Border Consortium (TBC) của Thái Lan cho biết những cắt giảm hỗ trợ tài chính rõ rệt nhất là từ Na Uy, Thụy Điển, và Dự án Phát triển Địa phương của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID-PLE).

Ông Sien Twa nói quan ngại chủ yếu là nếu người tị nạn bị buộc hồi hương trong khi không có sự hợp tác đầy đủ. Ông nói: "Hồi hương diễn ra vào thời điểm không còn hỗ trợ tài chính sẽ dẫn đến hỗn loạn".

Sự hỗ trợ tài chính quốc tế bao gồm khoản tài trợ do Quỹ Nippon, một tổ chức phi lợi nhuận của Nhật Bản, dẫn đầu có kế hoạch tài trợ việc xây dựng hơn 1.000 ngôi nhà cho người tị nạn.

Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đang giám sát chương trình tái định cư người tị nạn.

Bà Dana Graber Ladek, Đại diện khu vực của IOM, hy vọng các quốc gia ngoài Hoa Kỳ, như Úc, sẽ tiếp nhận thêm người tị nạn hơn giữa lúc Hoa Kỳ giảm đáng kể chương trình nhận và tái định cư người tị nạn.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG