Những lo lắng về cuộc khủng hoảng tài chánh của Tây Ban Nha giảm nhẹ sau khi Madrid thu được gần 2,62 tỉ đô la do bán trái phiếu trên thị trường dù phải chịu lãi suất cao. Tuy nhiên, thông tín viên Lisa Bryant tường trình từ Paris là có thêm dấu hiệu lo ngại hơn từ khu vực đồng euro trong đó có tỉ lệ thất nghiệp tại Pháp gia tăng.
Việc bán trái phiếu thành công của Tây Ban Nha chứng tỏ Madrid vẫn còn có thể tiếp cận thị trường tín dụng. Tuy nhiên lãi suất cao nhấn mạnh đến những lo ngại của các nhà đầu tư về khu vực ngân hàng nước này đang gặp khó khăn.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo châu Âu có thể đang tiến gần đến một thỏa thuận cứu nguy ngân hàng Tây Ban Nha. Ông Shahin Vallee, một nhà phân tích của tổ chức nghiên cứu Bruegel, có trụ sở tại Brussels, tin là một thỏa thuận có thể đạt được trong vài ngày tới dù những chi tiết không được loan báo cho tới khi hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp châu Âu được tổ chức vào cuối tháng này.
Ông Vallee nói: “Sự kiện mọi người đều phải chấp nhận cái ý tưởng cho rằng trợ giúp tài chính là cần thiết là một diễn biến tích cực. Bất đồng giữa Paris và Berlin có lẽ là về số lượng cũng như việc sử dụng số tiền này.”
Đức, có nền kinh tế lớn nhất châu Âu, có phần chắc muốn có những điều kiện khắt khe về số tiền cứu nguy đối với Tây Ban Nha, kể cả việc giám sát chặt chẽ. Ông Vallee nói Pháp sẽ thúc đẩy tái cơ cấu rộng lớn hơn hệ thống ngân hàng châu Âu.
Tây Ban Nha chưa yêu cầu sự trợ giúp của EU. Các giới chức Tây Ban Nha quyết tâm tránh phải chịu cùng những điều kiện nghiêm nhặt mà các nhà lãnh đạo từng áp đặt trong việc cứu nguy Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland. Các nhà phân tích nói Madrid nắm trong tay con bài mặc cả-vì là một nền kinh tế lớn thứ tư tại khu vực đồng euro, việc Tây Ban Nha sụp đổ có thể là một tai họa cho 17 quốc gia thành viên của liên hiệp tiền tệ.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đang bị áp lực phải hành động tức thì nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Tây Ban Nha và vấn đề nợ rộng lớn hơn của khu vực đồng euro. Thông điệp này được Ngân hàng Trung ương châu Âu đưa ra trong tuần này, khi ngân hàng giữ lãi suất chính không thay đổi ở mức 1%.
Tại một cuộc họp báo, chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi nói chính sách tiền tệ không đủ để giải quyết khủng hoảng của khu vực đồng euro.
Ông Draghi nói: “Chúng ta đã thấy cuộc khủng hoảng này là sản phẩm của rất nhiều yếu tố. Một số bắt nguồn từ chính sách của các chính phủ. Số khác bắt nguồn từ sự kiện là tiến trình hội nhập của chúng ta đã đến một mức là phải tự vấn mình và quyết định có nên tiến thêm nữa hay không.”
Lại có thêm những tin đáng lo ngại về kinh tế phát xuất từ Pháp, nước có nền kinh tế lớn thứ nhì châu Âu. Những con số mới được công bố cho thấy con số thất nghiệp ở mức 10%-cao nhất trong vòng 12 năm.
Tuy nhiên nhà phân tích Vallee tin là Tổng thống tân cử Francois Hollande, người đã quảng bá tăng trưởng như là giải pháp chính cho những tai họa của châu Âu, đã có một số chính sách rộng rãi.
Ông Vallee nói: “Tôi nghĩ Pháp thực sự có một số vấn đề về chính sách nội bộ phải đối phó. Tuy nhiên nếu ông Hollande đóng góp tích cực vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng châu Âu, tôi nghĩ ông cần có thời gian trước khi đưa ra những cải cách cơ cấu quan trọng tại Pháp.”
Đối với Tây Ban Nha, thử thách kế tiếp có thể xảy ra vào ngày thứ Hai tới khi Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế công bố một phúc trình và thanh tra độc lập khu vực ngân hàng nước này.
Việc bán trái phiếu thành công của Tây Ban Nha chứng tỏ Madrid vẫn còn có thể tiếp cận thị trường tín dụng. Tuy nhiên lãi suất cao nhấn mạnh đến những lo ngại của các nhà đầu tư về khu vực ngân hàng nước này đang gặp khó khăn.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo châu Âu có thể đang tiến gần đến một thỏa thuận cứu nguy ngân hàng Tây Ban Nha. Ông Shahin Vallee, một nhà phân tích của tổ chức nghiên cứu Bruegel, có trụ sở tại Brussels, tin là một thỏa thuận có thể đạt được trong vài ngày tới dù những chi tiết không được loan báo cho tới khi hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp châu Âu được tổ chức vào cuối tháng này.
Ông Vallee nói: “Sự kiện mọi người đều phải chấp nhận cái ý tưởng cho rằng trợ giúp tài chính là cần thiết là một diễn biến tích cực. Bất đồng giữa Paris và Berlin có lẽ là về số lượng cũng như việc sử dụng số tiền này.”
Đức, có nền kinh tế lớn nhất châu Âu, có phần chắc muốn có những điều kiện khắt khe về số tiền cứu nguy đối với Tây Ban Nha, kể cả việc giám sát chặt chẽ. Ông Vallee nói Pháp sẽ thúc đẩy tái cơ cấu rộng lớn hơn hệ thống ngân hàng châu Âu.
Tây Ban Nha chưa yêu cầu sự trợ giúp của EU. Các giới chức Tây Ban Nha quyết tâm tránh phải chịu cùng những điều kiện nghiêm nhặt mà các nhà lãnh đạo từng áp đặt trong việc cứu nguy Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland. Các nhà phân tích nói Madrid nắm trong tay con bài mặc cả-vì là một nền kinh tế lớn thứ tư tại khu vực đồng euro, việc Tây Ban Nha sụp đổ có thể là một tai họa cho 17 quốc gia thành viên của liên hiệp tiền tệ.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đang bị áp lực phải hành động tức thì nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Tây Ban Nha và vấn đề nợ rộng lớn hơn của khu vực đồng euro. Thông điệp này được Ngân hàng Trung ương châu Âu đưa ra trong tuần này, khi ngân hàng giữ lãi suất chính không thay đổi ở mức 1%.
Tại một cuộc họp báo, chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi nói chính sách tiền tệ không đủ để giải quyết khủng hoảng của khu vực đồng euro.
Ông Draghi nói: “Chúng ta đã thấy cuộc khủng hoảng này là sản phẩm của rất nhiều yếu tố. Một số bắt nguồn từ chính sách của các chính phủ. Số khác bắt nguồn từ sự kiện là tiến trình hội nhập của chúng ta đã đến một mức là phải tự vấn mình và quyết định có nên tiến thêm nữa hay không.”
Lại có thêm những tin đáng lo ngại về kinh tế phát xuất từ Pháp, nước có nền kinh tế lớn thứ nhì châu Âu. Những con số mới được công bố cho thấy con số thất nghiệp ở mức 10%-cao nhất trong vòng 12 năm.
Tuy nhiên nhà phân tích Vallee tin là Tổng thống tân cử Francois Hollande, người đã quảng bá tăng trưởng như là giải pháp chính cho những tai họa của châu Âu, đã có một số chính sách rộng rãi.
Ông Vallee nói: “Tôi nghĩ Pháp thực sự có một số vấn đề về chính sách nội bộ phải đối phó. Tuy nhiên nếu ông Hollande đóng góp tích cực vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng châu Âu, tôi nghĩ ông cần có thời gian trước khi đưa ra những cải cách cơ cấu quan trọng tại Pháp.”
Đối với Tây Ban Nha, thử thách kế tiếp có thể xảy ra vào ngày thứ Hai tới khi Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế công bố một phúc trình và thanh tra độc lập khu vực ngân hàng nước này.