Ông Võ Văn Ái và bà Penelope Faulkner định trình bày bản phúc trình về Việt Nam tại một cuộc họp báo ở Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài của Thái Lan.
Nhưng chính phủ Thái Lan đã từ chối không chịu cấp thị thực cho hai người này. Những người bảo trợ bản phúc trình – gồm Ủy ban Nhân quyền Việt Nam và Câu lạc bộ Nhân quyền Liên đoàn Quốc tế đã bãi bỏ cuộc họp báo này.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã hối thúc Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài hủy bỏ cuộc họp báo, một quyết định mà câu lạc bộ gọi là không may.
Một nhà khoa học chính trị tại trường Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, ông Thitinan Pongsudhirak, nói ông nghĩ rằng Việt Nam, là nước hiện đang giữ chức Chủ tịch Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á đã làm áp lực với Thái Lan để đình chỉ cuộc họp báo này.
Ông Thitinan: “Vì thế tôi nghĩ rằng nếu lời yêu cầu do Việt Nam đưa ra – mà tôi nghi là đúng thế – thì Thái Lan muốn cúi đầu vâng theo yêu cầu của Việt Nam. Thái Lan đang ở một điểm thấp trong vị thế ngoại giao của mình.”
Trong một tuyên bố với Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài FCC, Bộ Ngoại giao Thái nói rằng tuy đặt tầm quan trọng rất lớn và các nguyên tắc tự do phát biểu và sự đa dạng về quan điểm, Thái Lan cũng có một chủ trương lâu đời về vấn đề không để cho Thái Lan bị dùng vào việc thực hiện các hoạt động có hại cho các nước khác.
Ông Thitinan gọi phát biểu vừa nêu là thiếu thành thực.
Ông Thitinan nói tiếp: “Bộ Ngoại giao không đúng khi nói rằng Thái Lan không phải là một diễn đàn để tấn công các nước lân bang. Điều đó đúng về mặt nguyên tắc nhưng trên thực tế, chúng ta đã có rất nhiều diễn đàn và các cuộc họp báo ở Thái Lan này đề cập đến các vấn đề dân chủ và nhân quyền ở các nước lân cận và ngay sát một bên. Vì thế Thái Lan không ở trong vị thế đứng ra bênh vực cho các vấn đề nhân quyền vào lúc này.”
Bộ Ngoại giao Thái Lan không đáp lại những yêu cầu xin phỏng vấn hôm nay.
Thái Lan đã vấp phải những chỉ trích trong và ngoài nước vì đã hạn chế quyền tự do của giới truyền thông trong năm nay trong nỗ lực chận đứng các cuộc biểu tình chống chính phủ. Thái Lan đã đóng cửa hàng trăm trang mạng và hàng chục đài phát thanh ủng hộ người biểu tình. Hàng ngàn người biểu tình đã bị bắt giữ, và nhiều nơi trong nuớc, kể cả Bangkok, đã bị đặt trong tình trạng khẩn trương, hạn chế các cuộc tụ tập chính trị.
Việt Nam cũng đang ngày càng bị chỉ trích về nhân quyền. Các tổ chức tranh đấu nói rằng cùng với những vụ sách nhiễu khác, Việt Nam bắt giam nhiều nhà văn và blogger hàng đầu và chính phủ đã tấn công những người theo một nhà sư Phật giáo.
Chính phủ Việt Nam bác bỏ những lời than phiền này. Việt Nam đã nói với Liên hiệp quốc rằng họ không giữ tù nhân lương tâm và phủ nhận việc ngược đãi những người bị giam giữ.
Thái Lan đã từ chối không cho phép 2 nhà hoạt động cho nhân quyền nhập cảnh để ngăn họ tổ chức một cuộc họp báo về một bản phúc trình có liên quan đến tình hình tại Việt Nam. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Ron Corben gửi về bài tường thuật sau đây.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1