Đường dẫn truy cập

Thấy gì từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ


Ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump phát biểu trước các cử tri ở Palm Beach, Florida, trong khi ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton phát biểu tại một cuộc vận động ở West Palm Beach, Florida, hôm 15/3.
Ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump phát biểu trước các cử tri ở Palm Beach, Florida, trong khi ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton phát biểu tại một cuộc vận động ở West Palm Beach, Florida, hôm 15/3.

Tuần trước, 3 cử tri trẻ gốc Việt tại Mỹ đã chia sẻ với Tạp chí Thanh Niên những cảm nhận về cuộc bầu cử Tổng thống đang diễn ra tại Mỹ và nhận xét về 2 ứng viên nổi bật của 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa cùng cương lĩnh họ đề ra.

Bầu cử Mỹ có những nét gì Việt Nam cần học hỏi và ứng dụng? Nguyện vọng của cử tri trẻ gốc Việt từ cuộc bầu cử lãnh đạo Mỹ giữa bối cảnh quốc nội và quốc tế hiện nay thế nào? Mời quý vị và các bạn cùng tái ngộ trên Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay với 3 khách mời từ miền Nam California, trung tâm kinh tế-chính trị của người Việt tại Mỹ: Billy Lê, sinh viên Thạc sĩ ngành Quản trị Dân sự trường đại học Cal State Long Beach; Tiến sĩ Như Ngọc, tốt nghiệp ngành Chính trị học từ đại học UC Irvine hiện là Chủ nhiệm Tuần báo Việt Tide; và Duyên Bùi, sinh viên Tiến sĩ ngành Chính trị học thuộc đại học Hawaii.

please wait

No media source currently available

0:00 0:11:32 0:00
Tải xuống

Duyên Bùi: Qua các cuộc tranh luận của các ứng viên trên TV và cách báo giới nói về cuộc bầu cử này, người Việt có thể thấy những ý kiến khác nhau có thể tranh luận thoải mái, công khai. Mọi người đều có thể chia sẻ ý kiến. Đó là cơ hội để nâng cao xã hội, học hỏi từ nhiều ý kiến khác nhau, từ đó rút kinh nghiệm để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Như Ngọc: Trong nhiều giới khác nhau trong cộng đồng này, từ văn nghệ sĩ cho tới những thành phần lao động trong xã hội nhỏ tại quận Cam, có thể thấy mọi người đều nói về bầu cử. Đó là điều tôi thấy quan trọng nhất. Hy vọng mọi người sẽ sử dụng quyền và tiếng nói của mình đúng mực.

Trà Mi: Bầu cử Mỹ được ca ngợi là dân chủ. Cử tri trẻ cảm nhận tính công bằng, dân chủ của bầu cử Mỹ ra sao?

Trong các cuộc tranh cãi minh bạch, các ứng viên phanh phui điều xấu-tốt của nhau giúp người dân đi bầu có sự quan sát, đánh giá rõ ràng hơn.
Billy Lê, sinh viên Thạc sĩ ngành Quản trị Dân sự trường đại học Cal State Long Beach

Billy Lê: Trong các cuộc tranh cãi minh bạch, các ứng viên phanh phui điều xấu-tốt của nhau giúp người dân đi bầu có sự quan sát, đánh giá rõ ràng hơn.

Trà Mi: Có người nhận xét bầu cử Mỹ quá tốn kém về thời gian, công sức, tiền bạc và thể hiện sức mạnh quyền-tiền. Phản hồi của các bạn ra sao?

Duyên Bùi: Qua chiến thắng của Tổng thống Obama trước đây và chiến dịch vận động của thượng nghị sĩ Bernie Sanders hiện nay, mình thấy quỹ của họ là từ những người dân, mỗi người cho 5, 10, hay 20 đô la để giúp họ ra ứng cử. Điều này nói lên một ứng cử viên không cần phải có nhiều tiền để bắt đầu như ông Trump hiện nay, nhưng từ cách đối xử của họ với thường dân và những lời kêu gọi của họ vận động dân, cho thấy chính người dân có quyền lực và khả năng để ảnh hưởng một cuộc bầu cử.

Như Ngọc: Dĩ nhiên tiền và quyền là hai điều luôn đi đôi với nhau. Bầu cử Mỹ tương đối dân chủ hơn so với những nước khác, chứ nền dân chủ Hoa Kỳ chưa hề có sự hoàn thiện, nhưng được cái là vì có tam quyền phân lập. Nhờ đó, họ có sự kiểm soát lẫn nhau. Điều đó tạo nên thế cân bằng trong chính trị để giúp cho nền dân chủ tồn tại và phát triển. Ngoài tam quyền phân lập, ở Hoa Kỳ chúng ta còn có một lợi thế rất lớn là truyền thông. Truyền thông ở đây có tự do ngôn luận, được bảo vệ bởi tu chính án thứ nhất. Cho nên, truyền thông thật sự là đệ tứ quyền, giúp soi sáng các góc tối trong chính trị, trong vấn đề tiền-quyền. Chẳng hạn chúng ta có thể theo dõi các chính trị gia họ nhận tiền từ đâu…Những điều đó nhờ luật bầu cử yêu cầu tính minh bạch và cũng nhờ có sự soi sáng của truyền thông và tam quyền độc lập. Truyền thông đại chúng vẫn là cái chi phối, ảnh hưởng rất nhiều đến chính trị. Với phương tiện thông tin hiện nay nhờ kỹ thuật tiên tiến, người dân có thể đến với đủ loại tin tức từ rất nhiều nguồn khác nhau, để từ đó họ đưa ra quyết định sáng suốt. Riêng truyền thông Việt ngữ, chúng tôi cũng hy vọng đóng góp một phần nhỏ giúp nâng cao nhận thức cần thiết cho mỗi cử tri làm bổn phận công dân của mình.

Dĩ nhiên tiền và quyền là hai điều luôn đi đôi với nhau. Bầu cử Mỹ tương đối dân chủ hơn so với những nước khác, chứ nền dân chủ Hoa Kỳ chưa hề có sự hoàn thiện, nhưng được cái là vì có tam quyền phân lập. Nhờ đó, họ có sự kiểm soát lẫn nhau.
Tiến sĩ Như Ngọc, tốt nghiệp ngành Chính trị học từ đại học UC Irvine hiện là Chủ nhiệm Tuần báo Việt Tide.

Trà Mi: Các bạn không nói bầu cử Mỹ tốt nhất, nhưng nói đến những điểm tốt hơn của bầu cử Mỹ. Những điểm tốt hơn này các bạn thấy có ứng dụng được với tình hình Việt Nam không?

Billy Lê: Những nét hay của bầu cử Mỹ lúc nào cũng có thể áp dụng được nhưng với tình hình hiện nay ở Việt Nam, chúng ta cần phải hỏi lại, Việt Nam có quyền tự do báo chí hay không, truyền thông trong nước có thể giúp người dân tìm hiểu thêm một cách minh bạch về từng ứng cử viên để bầu chọn hay không.

Trà Mi: Nguyện vọng của cử tri trẻ gốc Việt đối với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này?

Duyên Bùi: Mình đã thấy quan điểm của từng ứng cử viên, chỉ mong người dân đi bỏ phiếu cho những người mà họ tin là sẽ lãnh đạo tốt cho nước Mỹ. Cũng mong người lãnh đạo sắp tới có thể tiếp nối chính sách ôn hòa, kết nối với Việt Nam, từ đó nêu lên các vấn đề nhân quyền để giúp cho người dân khắp nơi có thể đạt được những việc trong khả năng của họ.

Billy Lê: Mong người Việt ở Mỹ nên đi bầu để chúng ta có thể ảnh hưởng lịch sử và nêu lên những tiếng nói và những sự quan tâm của mình vì lãnh đạo Mỹ sẽ là người ảnh hưởng không những tại Hoa Kỳ mà còn cả thế giới với những chính sách ngoại giao.

Trà Mi: Cảm ơn các bạn rất nhiều đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.

Donald Trump bị các đối thủ công kích
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:19 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG