DAKAR, —
Tháng 1: Chiến binh Tuareg phát động cuộc nổi loạn mới ở miền bắc.
22 tháng 3: Binh sĩ ly khai tổ chức đảo chính ở thủ đô Bamako.
30 tháng 3 – 1 tháng 4: Các phần tử Tuareg ly khai, được sự hỗ trợ của các phần tử chủ chiến Hồi giáo, chiếm quyền kiểm soát các khu vực chủ chốt ở miền bắc.
1 tháng 4: Dưới áp lực quốc tế, tập đoàn quân nhân đồng ý trả lại quyền cho giới dân sự.
6 tháng 4: Phiến quân tuyên bố miền bắc là một nước độc lập với danh xưng là “Azawad.”
8 tháng 4: Tổng thống Amadou Toumani chính thức từ chức.
12 tháng 4: Chủ tịch Quốc hội Dioncounda Traore trở thành tổng thống lâm thời.
26 tháng 4: Các nhà lãnh đạo lâm thời loan báo chính phủ mới, quân đội nắm 3 chức vụ then chốt.
26 tháng 5: Các phần tử ly khai Tuareg, các phần tử chủ chiến Ansar Dine ký thỏa thuận thành lập quốc gia Hồi giáo Azawad.
1 tháng 6: Liên minh Tuareg/Ansar tan vỡ vì vụ tranh chấp có liên quan đến Sharia.
27 tháng 6: Phe Hồi giáo đánh bại phe ly khai Tuareg ở Gao, đặt tất cả các thành phố chính ở miền bắc dưới sự kiểm soát của các thành phần theo chủ trương cứng rắn.
30 tháng 6: Phe Hồi giáo cứng rắn ở miền bắc bất đầu phá hủy các đền thờ cổ ở Timbuktu mà Liên Hiệp Quốc công nhận là một địa điểm Di sản Thế giới.
29 tháng 7: Ansar Dine công khai hành quyết một người đàn ông và một người đàn bà can tội ngoại tình.
20 tháng 8: Mali loan báo một chính phủ đoàn kết mới dưới quyền lãnh đạo của Thủ tướng lâm thời Cheikh Modibo Diarra.
17 tháng 9: Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi họp bàn về Mali.
12 tháng 10: Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết mở đường cho việc bố trí binh sĩ nước ngoài ở Mali để lật đổ các phần tử quá khích Hồi giáo: yêu cầu ECOWAS và Liên hiệp Phi châu đưa ra kế hoạch chi tiết.
24 tháng 10: Liên hiệp Phi châu chấp thuận kế hoạch bố trí lực lượng quân sự Tây Phi ở Mali. Kế hoạch được đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để phê chuẩn chung quyết.
20 tháng 11: Phe chủ chiến Hồi giáo chiếm Menaka từ tay phe ly khai Tuareg.
5 tháng 12: Tổng thống Bờ biển Ngà Alassane Ouattara kêu gọi mau chóng can thiệp quân sự ở bắc bộ Mali.
10 tháng 12: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kêu gọi có biện pháp mau chóng về Mali.
Thủ tướng lâm thời Mali đã từ chức sáng sớm thứ ba sau khi bị bắt giữ bởi các binh sĩ trung thành với tập đoàn quân nhân từng lật đổ chính phủ dân cử hồi tháng 3. Từ văn phòng Tây Phi của đài VOA ở Dakar, thông tín viên Anne Look gởi về bài tường thuật sau đây.
Quân đội Mali, hay ít nhất là một bộ phận của quân đội, lại một lần nữa tự ý nắm quyền quyết định các vấn đề của đất nước.
Các binh sĩ chính phủ đã bắt ông Cheihk Modibo Diarra, giờ đây là cựu thủ tướng lâm thời, tại nhà ông tối thứ hai trong lúc ông đang chuẩn bị đi Pháp.
Vài giờ sau đó ông Diarra tuyên bố từ chức trên đài truyền hình nhà nước. Ông phát biểu bằng tiếng Bambara và sau đó bằng tiếng Pháp, và dường như dựa theo một bài viết được soạn sẵn.
Ông Diarra cho biết ông và chính phủ ông từ chức vì hòa bình. Ông xin toàn dân tha thứ cho ông vì những khổ đau trong cuộc khủng hoảng. Ông cũng cảm ơn những người cộng sự và cầu chúc cho đội ngũ mới lên kế nhiệm ông được thành công.
Ông Diarra không nêu lên lý do cụ thể của việc từ chức. Có tin cho hay ông tiếp tục bị giam tại một địa điểm chưa được tiết lộ.
Mali vẫn còn chật vật đối phó với những hậu quả của cuộc đảo chánh hôm 22 tháng 3. Những phần tử Hồi giáo hiếu chiến có liên hệ với al-Qaida đã chiếm toàn bộ miền bắc trong lúc miền nam chìm ngập trong một cuộc tranh giành quyền hành giữa các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự.
Một phát ngôn viên của tập đoàn quân nhân, ông Bakary Mariko, nói với đài VOA rằng ông Diarra phải ra đi vì đã “ngăn chận các định chế.” Ông Mariko nói thêm rằng chính phủ lâm thời Mali không thể có hai cái đầu một lúc.
Ông Mariko nói rằng Mali đã không có một tiếng nói chung. Tổng thống và thủ tướng không đồng ý với nhau về bất cứ điều gì. Ông nói rằng Thủ tướng có hai nhiệm vụ chính là giải phóng miền bắc và tổ chức các cuộc bầu cử minh bạch, nhưng thay vào đó, ông ấy lại theo đuổi những mục tiêu cá nhân qua việc tìm cách bám víu quyền hành và chuẩn bị ra tranh cử.
Phát ngôn viên Mariko cho biết việc loại bỏ ông Diarra không phải là một cuộc đảo chánh và Tổng thống lâm thời Dioumcounda Traore vẫn tiếp tục nắm quyền.
Ông Mariko nói rằng vấn đề ưu tiên bây giờ là chỉ định một vị thủ tướng mới, là người sẽ thành lập nội các và đưa ra một lộ đồ để giải quyết vụ khủng hoảng ở miền bắc.
Đó là một điều không dễ dàng. Các nhà hoạt động chính trị Mali đã phải mất nhiều tháng mới có thể lập ra một chính phủ đoàn kết quốc gia dưới quyền ông Diarra hồi tháng 8.
Ông Diarra là một nhà khoa học vật lý không gian của Cơ quan Không gian Hoa Kỳ trước khi trở về Mali để nhận chức thủ tướng lâm thời dựa theo kế hoạch điều giải của các nước trong khu vực sau vụ đảo chánh.
Ông Diarra được xem là có liên hệ gần gũi với người cầm đầu cuộc đảo chánh là Đại úy Amadou Sanogo. Ông cũng là một nhân vật gây tranh luận ngay từ lúc đầu, nhưng việc ông từ chức làm cho nhiều người ngạc nhiên.
Một số cư dân Mali cho đài VOA biết rằng họ cảm thấy kinh ngạc trước tin ông Diarra từ chức. Một số người nói rằng họ cảm thấy lo âu.
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hiện đang xem xét một yêu cầu của các nhà lãnh đạo Phi châu đòi họ ủng hộ một cuộc can thiệp quân sự của các nước trong vùng để giúp quân đội Mali chiếm lại miền bắc.
Hiện chưa rõ vụ xáo trộn mới nhất ở Bamako có tác động nào đối với sự ủng hộ của quốc tế đối với kế hoạch can thiệp quân sự hay không. Các nhà phân tích nhiều lần cảnh báo chống lại việc phát động cuộc tiến công ở miền bắc mà không giải quyết trước vụ khủng hoảng chính trị ở thủ đô và huấn luyện lại cho quân đội có nhiều rối ren và thiếu kỷ luật.
Các diễn biến ở Mali trong năm 2012:
Các diễn biến ở Mali năm 2012:Tháng 1: Chiến binh Tuareg phát động cuộc nổi loạn mới ở miền bắc.
22 tháng 3: Binh sĩ ly khai tổ chức đảo chính ở thủ đô Bamako.
30 tháng 3 – 1 tháng 4: Các phần tử Tuareg ly khai, được sự hỗ trợ của các phần tử chủ chiến Hồi giáo, chiếm quyền kiểm soát các khu vực chủ chốt ở miền bắc.
1 tháng 4: Dưới áp lực quốc tế, tập đoàn quân nhân đồng ý trả lại quyền cho giới dân sự.
6 tháng 4: Phiến quân tuyên bố miền bắc là một nước độc lập với danh xưng là “Azawad.”
8 tháng 4: Tổng thống Amadou Toumani chính thức từ chức.
12 tháng 4: Chủ tịch Quốc hội Dioncounda Traore trở thành tổng thống lâm thời.
26 tháng 4: Các nhà lãnh đạo lâm thời loan báo chính phủ mới, quân đội nắm 3 chức vụ then chốt.
26 tháng 5: Các phần tử ly khai Tuareg, các phần tử chủ chiến Ansar Dine ký thỏa thuận thành lập quốc gia Hồi giáo Azawad.
1 tháng 6: Liên minh Tuareg/Ansar tan vỡ vì vụ tranh chấp có liên quan đến Sharia.
27 tháng 6: Phe Hồi giáo đánh bại phe ly khai Tuareg ở Gao, đặt tất cả các thành phố chính ở miền bắc dưới sự kiểm soát của các thành phần theo chủ trương cứng rắn.
30 tháng 6: Phe Hồi giáo cứng rắn ở miền bắc bất đầu phá hủy các đền thờ cổ ở Timbuktu mà Liên Hiệp Quốc công nhận là một địa điểm Di sản Thế giới.
29 tháng 7: Ansar Dine công khai hành quyết một người đàn ông và một người đàn bà can tội ngoại tình.
20 tháng 8: Mali loan báo một chính phủ đoàn kết mới dưới quyền lãnh đạo của Thủ tướng lâm thời Cheikh Modibo Diarra.
17 tháng 9: Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi họp bàn về Mali.
12 tháng 10: Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết mở đường cho việc bố trí binh sĩ nước ngoài ở Mali để lật đổ các phần tử quá khích Hồi giáo: yêu cầu ECOWAS và Liên hiệp Phi châu đưa ra kế hoạch chi tiết.
24 tháng 10: Liên hiệp Phi châu chấp thuận kế hoạch bố trí lực lượng quân sự Tây Phi ở Mali. Kế hoạch được đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để phê chuẩn chung quyết.
20 tháng 11: Phe chủ chiến Hồi giáo chiếm Menaka từ tay phe ly khai Tuareg.
5 tháng 12: Tổng thống Bờ biển Ngà Alassane Ouattara kêu gọi mau chóng can thiệp quân sự ở bắc bộ Mali.
10 tháng 12: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kêu gọi có biện pháp mau chóng về Mali.
Quân đội Mali, hay ít nhất là một bộ phận của quân đội, lại một lần nữa tự ý nắm quyền quyết định các vấn đề của đất nước.
Các binh sĩ chính phủ đã bắt ông Cheihk Modibo Diarra, giờ đây là cựu thủ tướng lâm thời, tại nhà ông tối thứ hai trong lúc ông đang chuẩn bị đi Pháp.
Vài giờ sau đó ông Diarra tuyên bố từ chức trên đài truyền hình nhà nước. Ông phát biểu bằng tiếng Bambara và sau đó bằng tiếng Pháp, và dường như dựa theo một bài viết được soạn sẵn.
Ông Diarra cho biết ông và chính phủ ông từ chức vì hòa bình. Ông xin toàn dân tha thứ cho ông vì những khổ đau trong cuộc khủng hoảng. Ông cũng cảm ơn những người cộng sự và cầu chúc cho đội ngũ mới lên kế nhiệm ông được thành công.
Ông Diarra không nêu lên lý do cụ thể của việc từ chức. Có tin cho hay ông tiếp tục bị giam tại một địa điểm chưa được tiết lộ.
Mali vẫn còn chật vật đối phó với những hậu quả của cuộc đảo chánh hôm 22 tháng 3. Những phần tử Hồi giáo hiếu chiến có liên hệ với al-Qaida đã chiếm toàn bộ miền bắc trong lúc miền nam chìm ngập trong một cuộc tranh giành quyền hành giữa các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự.
Một phát ngôn viên của tập đoàn quân nhân, ông Bakary Mariko, nói với đài VOA rằng ông Diarra phải ra đi vì đã “ngăn chận các định chế.” Ông Mariko nói thêm rằng chính phủ lâm thời Mali không thể có hai cái đầu một lúc.
Ông Mariko nói rằng Mali đã không có một tiếng nói chung. Tổng thống và thủ tướng không đồng ý với nhau về bất cứ điều gì. Ông nói rằng Thủ tướng có hai nhiệm vụ chính là giải phóng miền bắc và tổ chức các cuộc bầu cử minh bạch, nhưng thay vào đó, ông ấy lại theo đuổi những mục tiêu cá nhân qua việc tìm cách bám víu quyền hành và chuẩn bị ra tranh cử.
Phát ngôn viên Mariko cho biết việc loại bỏ ông Diarra không phải là một cuộc đảo chánh và Tổng thống lâm thời Dioumcounda Traore vẫn tiếp tục nắm quyền.
Ông Mariko nói rằng vấn đề ưu tiên bây giờ là chỉ định một vị thủ tướng mới, là người sẽ thành lập nội các và đưa ra một lộ đồ để giải quyết vụ khủng hoảng ở miền bắc.
Đó là một điều không dễ dàng. Các nhà hoạt động chính trị Mali đã phải mất nhiều tháng mới có thể lập ra một chính phủ đoàn kết quốc gia dưới quyền ông Diarra hồi tháng 8.
Ông Diarra là một nhà khoa học vật lý không gian của Cơ quan Không gian Hoa Kỳ trước khi trở về Mali để nhận chức thủ tướng lâm thời dựa theo kế hoạch điều giải của các nước trong khu vực sau vụ đảo chánh.
Ông Diarra được xem là có liên hệ gần gũi với người cầm đầu cuộc đảo chánh là Đại úy Amadou Sanogo. Ông cũng là một nhân vật gây tranh luận ngay từ lúc đầu, nhưng việc ông từ chức làm cho nhiều người ngạc nhiên.
Một số cư dân Mali cho đài VOA biết rằng họ cảm thấy kinh ngạc trước tin ông Diarra từ chức. Một số người nói rằng họ cảm thấy lo âu.
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hiện đang xem xét một yêu cầu của các nhà lãnh đạo Phi châu đòi họ ủng hộ một cuộc can thiệp quân sự của các nước trong vùng để giúp quân đội Mali chiếm lại miền bắc.
Hiện chưa rõ vụ xáo trộn mới nhất ở Bamako có tác động nào đối với sự ủng hộ của quốc tế đối với kế hoạch can thiệp quân sự hay không. Các nhà phân tích nhiều lần cảnh báo chống lại việc phát động cuộc tiến công ở miền bắc mà không giải quyết trước vụ khủng hoảng chính trị ở thủ đô và huấn luyện lại cho quân đội có nhiều rối ren và thiếu kỷ luật.