Đó là kết luận của một cuộc khảo sát mới được công bố với sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc, có tên gọi ‘Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam’ (PAPI).
Gần 14 nghìn người đã được phỏng vấn trong cuộc khảo sát này, và theo cảm nhận của nhiều người, tình trạng hối lộ có xu hướng gia tăng.
Trả lời VOA Việt Ngữ, ông Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng (CECODES), một tổ chức tham gia vào cuộc khảo sát, cho biết người dân ‘không tỏ ra kinh ngạc’, và coi chuyện ‘lót tay’ là điều bình thường.
Ông nói: “Thí dụ như khi vào bệnh viện, thì họ coi chuyện phải đưa phong bì cho bác sĩ, mà người ta dùng từ rất hay là ‘bồi dưỡng’ bác sĩ hoặc là khi họ đến một cơ quan để làm giấy chứng nhận, đặc biệt là chứng nhận sử dụng đất hay xin phép xây dựng, thì họ dùng từ rất hay là ‘bôi trơn’, tức là bôi cho nó trơn đi thì bộ máy mới làm được. Hiện tượng đó rất nhiều. Nếu mà độ 20% người có hiện tượng như vậy thì bình thường, thế mà lại rất nhiều, rất nhiều người lại quan niệm như vậy thì chứng tỏ mình phải suy nghĩ rằng có thể bộ máy đó nó không trơn".
"Người dân người ta đùa là bộ máy bị khô dầu cho nên người ta mới dùng dầu người ta 'bôi trơn', tức là hiện nay có hiện tượng người ta coi việc này như là một hành động tích cực. Như thế là rất đáng lưu ý. Hoạt động hàng ngày về hành chính, thủ tục, chữa bệnh, hay dạy học mà lại phải 'bôi trơn' như vậy thì nó không bình thường”, ông Dinh nói thêm.
Theo PAPI 2012, người dân không muốn tố cáo các vụ tham nhũng do cái giá phải trả của việc tố giác quá lớn, hoặc do người dân chưa tin tưởng vào hệ thống pháp luật phòng, chống tham nhũng nên họ chấp nhận đưa hối lộ để lách những thủ tục hành chính rườm rà.
Số người đồng tình với việc phải hối lộ mới được chăm sóc y tế và xin được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng tăng với tỉ lệ tương đương, từ 31% lên 42% đối với chăm sóc y tế và từ 21% lên 32% đối với chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ông Jairo Acuña Alfaro, cố vấn chính sách về cải cách hành chính công và chống tham nhũng của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ rằng tình trạng hối lộ, tham nhũng ‘ảnh hưởng nhiều nhất tới người nghèo’.
Ông Alfaro cho rằng với mức thu nhập thấp của các hộ gia đình Việt Nam, việc họ phải lấy tiền túi ra để trả cho các khoản chi phí không chính thức ‘là một gánh nặng đối với họ’.
Ông nói: “Người dân phải trả các khoản tiền ngoài chi phí chính thức hay phải chi phong bì cho giới chức nhà nước. Điều đó cho thấy rằng tình trạng tham nhũng hiện lan tràn và là một nguồn thu nhập quan trọng cho các giới chức nhà nước".
Báo cáo PAPI 2012 cũng nêu những yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ và thủ tục hành chính công.
Hai yếu tố tác động lớn nhất đến mức độ hài lòng của người dân là công chức có thái độ thiếu tôn trọng đối với dân và hạn chế về chuyên môn.
Ông Đặng Ngọc Dinh cho biết phần lớn những người tham gia cuộc khảo sát không hài lòng với cách thức chính quyền xử lý các vụ tham nhũng.
Ông nói: “Thí dụ như hỏi câu là theo ông bà, chính quyền ở tỉnh, địa phương của ông bà đã nghiêm túc xử lý các vụ việc tham nhũng chưa, thì có một phần tư người, 24,4% tức 25%, thì bảo là tin rằng họ nghiêm túc. Nhưng mà còn đến 3 phần tư bảo là chưa nghiêm túc”.
Ông Dinh còn cho hay rằng rất đông người được hỏi cho rằng việc quen biết là yếu tố quan trọng, tất yếu, để đi xin việc tại các cơ quan nhà nước.
Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, 44% số người được hỏi cho biết đồng tình với nhận định là phải hối lộ mới xin được việc làm trong các cơ quan nhà nước.
Để chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam mang lại hiệu quả, cố vấn Jairo Acuña Alfaro cho rằng các cơ quan chống tham nhũng cần phải được hoạt động một cách độc lập.
Ông nói: “Các cơ quan chống tham nhũng cần phải được quyền tự quyết hơn nữa để họ có thể tiến hành điều tra tham nhũng một cách khách quan theo các nguyên tắc về pháp quyền rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”.
Đây là năm thứ hai liên tiếp, người dân Việt Nam cung cấp những thông tin khách quan nhằm đánh giá tính hiệu quả của vấn đề quản trị và hành chính công cấp tỉnh.
Phát biểu tại buổi lễ công bố kết quả cuộc khảo sát PAPI, bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh rằng người dân có điều kiện kinh tế tốt hơn và có trình độ học vấn cao hơn thường đòi hỏi nhà nước cung cấp dịch vụ hành chính hiệu quả hơn và chất lượng hơn, ít quan liêu hơn và đặc biệt không còn tham nhũng.
Bà nói rằng trong quá trình chuyển đổi hướng tới một xã hội thịnh vượng, dân chủ với nền kinh tế thị trường vững mạnh, hệ thống hành chính nhà nước của Việt Nam giữ vai trò then chốt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Theo bà, chỉ tăng trưởng kinh tế thì không thể đạt được mục tiêu của công cuộc này.
Gần 14 nghìn người đã được phỏng vấn trong cuộc khảo sát này, và theo cảm nhận của nhiều người, tình trạng hối lộ có xu hướng gia tăng.
Trả lời VOA Việt Ngữ, ông Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng (CECODES), một tổ chức tham gia vào cuộc khảo sát, cho biết người dân ‘không tỏ ra kinh ngạc’, và coi chuyện ‘lót tay’ là điều bình thường.
Ông nói: “Thí dụ như khi vào bệnh viện, thì họ coi chuyện phải đưa phong bì cho bác sĩ, mà người ta dùng từ rất hay là ‘bồi dưỡng’ bác sĩ hoặc là khi họ đến một cơ quan để làm giấy chứng nhận, đặc biệt là chứng nhận sử dụng đất hay xin phép xây dựng, thì họ dùng từ rất hay là ‘bôi trơn’, tức là bôi cho nó trơn đi thì bộ máy mới làm được. Hiện tượng đó rất nhiều. Nếu mà độ 20% người có hiện tượng như vậy thì bình thường, thế mà lại rất nhiều, rất nhiều người lại quan niệm như vậy thì chứng tỏ mình phải suy nghĩ rằng có thể bộ máy đó nó không trơn".
Nếu mà độ 20% người có hiện tượng như vậy thì bình thường, thế mà lại rất nhiều, rất nhiều người lại quan niệm như vậy thì chứng tỏ mình phải suy nghĩ rằng có thể bộ máy đó nó không trơn.Ông Đặng Ngọc Dinh nói.
Theo PAPI 2012, người dân không muốn tố cáo các vụ tham nhũng do cái giá phải trả của việc tố giác quá lớn, hoặc do người dân chưa tin tưởng vào hệ thống pháp luật phòng, chống tham nhũng nên họ chấp nhận đưa hối lộ để lách những thủ tục hành chính rườm rà.
Số người đồng tình với việc phải hối lộ mới được chăm sóc y tế và xin được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng tăng với tỉ lệ tương đương, từ 31% lên 42% đối với chăm sóc y tế và từ 21% lên 32% đối với chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ông Jairo Acuña Alfaro, cố vấn chính sách về cải cách hành chính công và chống tham nhũng của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ rằng tình trạng hối lộ, tham nhũng ‘ảnh hưởng nhiều nhất tới người nghèo’.
Ông Alfaro cho rằng với mức thu nhập thấp của các hộ gia đình Việt Nam, việc họ phải lấy tiền túi ra để trả cho các khoản chi phí không chính thức ‘là một gánh nặng đối với họ’.
Ông nói: “Người dân phải trả các khoản tiền ngoài chi phí chính thức hay phải chi phong bì cho giới chức nhà nước. Điều đó cho thấy rằng tình trạng tham nhũng hiện lan tràn và là một nguồn thu nhập quan trọng cho các giới chức nhà nước".
Báo cáo PAPI 2012 cũng nêu những yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ và thủ tục hành chính công.
Người dân phải trả các khoản tiền ngoài chi phí chính thức hay phải chi phong bì cho giới chức nhà nước. Điều đó cho thấy rằng tình trạng tham nhũng hiện lan tràn và là một nguồn thu nhập quan trọng cho các giới chức nhà nước.Ông Jairo Acuña Alfaro nói.
Ông Đặng Ngọc Dinh cho biết phần lớn những người tham gia cuộc khảo sát không hài lòng với cách thức chính quyền xử lý các vụ tham nhũng.
Ông nói: “Thí dụ như hỏi câu là theo ông bà, chính quyền ở tỉnh, địa phương của ông bà đã nghiêm túc xử lý các vụ việc tham nhũng chưa, thì có một phần tư người, 24,4% tức 25%, thì bảo là tin rằng họ nghiêm túc. Nhưng mà còn đến 3 phần tư bảo là chưa nghiêm túc”.
Ông Dinh còn cho hay rằng rất đông người được hỏi cho rằng việc quen biết là yếu tố quan trọng, tất yếu, để đi xin việc tại các cơ quan nhà nước.
Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, 44% số người được hỏi cho biết đồng tình với nhận định là phải hối lộ mới xin được việc làm trong các cơ quan nhà nước.
Để chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam mang lại hiệu quả, cố vấn Jairo Acuña Alfaro cho rằng các cơ quan chống tham nhũng cần phải được hoạt động một cách độc lập.
Ông nói: “Các cơ quan chống tham nhũng cần phải được quyền tự quyết hơn nữa để họ có thể tiến hành điều tra tham nhũng một cách khách quan theo các nguyên tắc về pháp quyền rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”.
Đây là năm thứ hai liên tiếp, người dân Việt Nam cung cấp những thông tin khách quan nhằm đánh giá tính hiệu quả của vấn đề quản trị và hành chính công cấp tỉnh.
Phát biểu tại buổi lễ công bố kết quả cuộc khảo sát PAPI, bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh rằng người dân có điều kiện kinh tế tốt hơn và có trình độ học vấn cao hơn thường đòi hỏi nhà nước cung cấp dịch vụ hành chính hiệu quả hơn và chất lượng hơn, ít quan liêu hơn và đặc biệt không còn tham nhũng.
Bà nói rằng trong quá trình chuyển đổi hướng tới một xã hội thịnh vượng, dân chủ với nền kinh tế thị trường vững mạnh, hệ thống hành chính nhà nước của Việt Nam giữ vai trò then chốt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Theo bà, chỉ tăng trưởng kinh tế thì không thể đạt được mục tiêu của công cuộc này.