Đường dẫn truy cập

Ông Trọng muốn ‘xử’ Trịnh Xuân Thanh, Đức lên tiếng


Hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh "tự thú" trên Truyền hình Việt Nam.
Hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh "tự thú" trên Truyền hình Việt Nam.

Phía Đức hôm 27/11 đã phản hồi sau khi Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng muốn “khẩn trương” xét xử vụ Trịnh Xuân Thanh.

Hai ngày trước đó, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã yêu cầu phải nhanh chóng đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh, mà ông nói là “đặc biệt”, ra “xét xử công khai trước Tết”, tức trước tháng Hai năm 2018, theo Đài Tiếng nói Việt Nam.

Việt Nam biết cần phải làm gì để sửa chữa thiệt hại đã gây ra và để từng bước đưa mối bang giao song phương trở lại quan hệ đối tác chiến lược.
Nguồn tin Bộ Ngoại giao Đức nói.

Trả lời VOA tiếng Việt, một nguồn tin không muốn nêu tên trong Bộ Ngoại giao Đức nói rằng chính quyền Berlin “hiện vẫn trao đổi với chính phủ Việt Nam” về vụ ông Thanh.

Khi được hỏi phía Hà Nội đã hồi đáp như thế nào trước các đề nghị Berlin đưa ra hồi tháng Chín, trong đó có yêu cầu Việt Nam xin lỗi và cam kết không lặp lại việc vi phạm pháp luật của Đức, nguồn tin ngoại giao này nói: “Việt Nam biết cần phải làm gì để sửa chữa thiệt hại đã gây ra và để từng bước đưa mối bang giao song phương trở lại quan hệ đối tác chiến lược”.

Khi bùng lên tin Việt Nam “bắt cóc” ông Thanh ở Berlin, Đức từng yêu cầu Việt Nam cho ông Thanh quay trở lại quốc gia Tây Âu này để tiếp tục quá trình xin tị nạn.

Nhưng trong tuyên bố tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược hôm 22/9, Berlin yêu cầu phiên xử ông Thanh “phải được tiến hành theo pháp quyền và mở cửa cho các quan sát viên quốc tế”.

Tên của ông Trịnh Xuân Thanh từng nhiều lần được đích thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc tới.
Tên của ông Trịnh Xuân Thanh từng nhiều lần được đích thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc tới.

Lần cuối cùng ông Thanh xuất hiện là khi Đài Truyền hình Việt Nam đăng đoạn video ông “đầu thú” hồi đầu tháng Tám để “được hưởng sự khoan hồng của đảng, nhà nước và pháp luật”.

Đại sứ quán Việt Nam ở Đức.
Đại sứ quán Việt Nam ở Đức.

Tuy nhiên, sau đó, bà Petra Isabel Schlagenhauf, nữ luật sư đại diện cho ông Trịnh Xuân Thanh ở Đức cho biết rằng thân chủ của mình từng “lo sợ cho tính mạng” và rằng “không có chuyện ông tự thú như vậy”.

VOA Việt Ngữ đã đề nghị bà Schlagenhauf bình luận về thông tin Việt Nam đưa ông Thanh ra xét xử vào đầu năm 2018, nhưng chưa nhận được câu trả lời của bà.

Hiện vẫn chưa rõ cựu quan chức cấp tỉnh này đang bị giam ở đâu và có luật sư bào chữa hay không.

Chính quyền Berlin từng nói rằng Việt Nam đã “bội tín” sau khi từng yêu cầu dẫn độ ông Thanh về nước lúc Thủ tướng Phúc dự hội nghị G20 ở Đức hồi tháng Bảy, nhưng sau đó lại thực hiện vụ "bắt cóc".
Chính quyền Berlin từng nói rằng Việt Nam đã “bội tín” sau khi từng yêu cầu dẫn độ ông Thanh về nước lúc Thủ tướng Phúc dự hội nghị G20 ở Đức hồi tháng Bảy, nhưng sau đó lại thực hiện vụ "bắt cóc".

Theo giới quan sát, việc Việt Nam “bắt” ông Thanh ở Berlin không thể được thực hiện nếu không có giới lãnh đạo cấp cao của Việt Nam “bật đèn xanh”.

Tên của ông trước đó đã nhiều lần được đích thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc tới.

Hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh ở Đức trước khi bị "bắt cóc".
Hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh ở Đức trước khi bị "bắt cóc".

Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam từng nói rằng cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang “ghê gớm, móc ngoặc, dây dợ rồi bỏ trốn đi nước ngoài, nhưng không trốn được đâu”, theo báo chí trong nước.

Với vai trò đầu đàn của ông Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, cuộc chiến chống vấn nạn này dường như đang gia tăng cường độ.

Trong cuộc họp hôm 25/11, Ban này đã “thống nhất kế hoạch kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 15 vụ án, 8 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm trong năm 2017 và quý một năm 2018”.

Nguyễn Phú Trọng muốn ‘khẩn trương’ xử vụ Trịnh Xuân Thanh
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:43 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG