Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải ra đi. Hai nhà lãnh đạo đã phát biểu như thế trong cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Năm trong lúc tìm cách hạ thấp tầm quan trọng của những mối bất đồng về cách giải quyết vụ xung đột ở Syria.
Tổng thống Obama cho biết ông và Thủ tướng Erdogan đồng ý với nhau là Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải ra đi.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng cách duy nhất để giải quyết vụ khủng hoảng là nhà lãnh đạo Syria chuyển giao quyền hành cho một chính phủ chuyển tiếp. Ông nói:
"Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc cho một nước Syria không còn nằm dưới ách cai trị bạo ngược của ông Assad, một nước Syria nguyên vẹn và bao gồm tất cả mọi thành phần sắc tộc và tôn giáo, một nước Syria là một nguồn ổn định chứ không phải chủ nghĩa cực đoan, vì điều này phù hợp với lợi ích to lớn của mọi quốc gia, đặc biệt là của Thổ Nhĩ Kỳ."
Khoảng 70.000 người Syria đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh bắt đầu từ năm 2011. Hơn 1 triệu 300 ngàn người Syria đã phải chạy sang các nước láng giềng để lánh nạn.
Cả hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của những nỗ lực nhân đạo ở Syria và Tổng thống Obama cam kết là Hoa Kỳ sẽ trợ giúp thêm cho những người Syria tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ và những nước khác.
Thủ tướng Erdogan cho biết nước ông đặc biệt quan tâm về vấn đề Syria vì biên giới chung giữa đôi bên:
"Chúng tôi có chung đường biên giới dài 910 kilo mét với Syria. Dân chúng hai nước có thân nhân sinh sống ở hai bên biên giới."
Ông Soner Cagaptay, một chuyên gia của Viện Chính sách Cận Đông ở Washington, nói rằng đó chính là điều làm cho Thổ Nhĩ Kỳ cảm thấy tình hình Syria cấp bách hơn so với Hoa Kỳ. Ông nhận định:
"Có một điều rất rõ ràng ở Tòa Bạch Ốc là Washington không muốn phái quân hay điều động binh lính tới Syria. Vì thế cho nên hai nhà lãnh đạo sẽ có ý kiến khác biệt về những gì cần phải làm tuy họ đồng ý với nhau là chế độ Assad phải ra đi."
Tổng thống Obama đã đề cập tới vụ nổ bom hôm thứ 7 tuần trước ở Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới Syria, giết chết 51 người. Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng cơ quan tình báo Syria dính líu tới vụ tấn công này. Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói:
"Thưa ngài Thủ tướng, tôi xin thay mặt dân chúng nước Mỹ để chia buồn với người dân Thổ Nhĩ Kỳ và những nạn nhân của những vụ đánh bom tàn nhẫn ở Rayhanli."
Khi được hỏi phải chăng Syria đã vượt “lằn ranh đỏ” khi sử dụng vũ khí hóa học, Tổng thống Obama đã tránh dùng cụm từ này nhưng ông cho biết Hoa Kỳ có thể sẽ xem tới việc thực hiện những biện pháp khác nữa để ứng phó với vụ khủng hoảng Syria.
Tổng thống Obama cho biết ông và Thủ tướng Erdogan đồng ý với nhau là Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải ra đi.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng cách duy nhất để giải quyết vụ khủng hoảng là nhà lãnh đạo Syria chuyển giao quyền hành cho một chính phủ chuyển tiếp. Ông nói:
"Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc cho một nước Syria không còn nằm dưới ách cai trị bạo ngược của ông Assad, một nước Syria nguyên vẹn và bao gồm tất cả mọi thành phần sắc tộc và tôn giáo, một nước Syria là một nguồn ổn định chứ không phải chủ nghĩa cực đoan, vì điều này phù hợp với lợi ích to lớn của mọi quốc gia, đặc biệt là của Thổ Nhĩ Kỳ."
Khoảng 70.000 người Syria đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh bắt đầu từ năm 2011. Hơn 1 triệu 300 ngàn người Syria đã phải chạy sang các nước láng giềng để lánh nạn.
Cả hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của những nỗ lực nhân đạo ở Syria và Tổng thống Obama cam kết là Hoa Kỳ sẽ trợ giúp thêm cho những người Syria tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ và những nước khác.
Thủ tướng Erdogan cho biết nước ông đặc biệt quan tâm về vấn đề Syria vì biên giới chung giữa đôi bên:
"Chúng tôi có chung đường biên giới dài 910 kilo mét với Syria. Dân chúng hai nước có thân nhân sinh sống ở hai bên biên giới."
Ông Soner Cagaptay, một chuyên gia của Viện Chính sách Cận Đông ở Washington, nói rằng đó chính là điều làm cho Thổ Nhĩ Kỳ cảm thấy tình hình Syria cấp bách hơn so với Hoa Kỳ. Ông nhận định:
"Có một điều rất rõ ràng ở Tòa Bạch Ốc là Washington không muốn phái quân hay điều động binh lính tới Syria. Vì thế cho nên hai nhà lãnh đạo sẽ có ý kiến khác biệt về những gì cần phải làm tuy họ đồng ý với nhau là chế độ Assad phải ra đi."
Tổng thống Obama đã đề cập tới vụ nổ bom hôm thứ 7 tuần trước ở Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới Syria, giết chết 51 người. Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng cơ quan tình báo Syria dính líu tới vụ tấn công này. Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói:
"Thưa ngài Thủ tướng, tôi xin thay mặt dân chúng nước Mỹ để chia buồn với người dân Thổ Nhĩ Kỳ và những nạn nhân của những vụ đánh bom tàn nhẫn ở Rayhanli."
Khi được hỏi phải chăng Syria đã vượt “lằn ranh đỏ” khi sử dụng vũ khí hóa học, Tổng thống Obama đã tránh dùng cụm từ này nhưng ông cho biết Hoa Kỳ có thể sẽ xem tới việc thực hiện những biện pháp khác nữa để ứng phó với vụ khủng hoảng Syria.