Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã hội kiến Thủ tướng Malaysia Najib Razak trong chặng dừng chân thứ ba của chuyến công du 4 nước Châu Á.
Tại cuộc họp báo chung ngày hôm nay, Thủ tướng Razak bày tỏ sự cảm kích đối với sự giúp đỡ của Mỹ trong việc tìm kiếm chiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines bị mất tích. Tổng thống Obama cam kết sẽ tiếp tục cung cấp mọi sự hỗ trợ để tìm ra chiếc máy bay mất tích cách nay 7 tuần với 329 hành khách và phi hành đoàn.
Hai nhà lãnh đạo cho biết họ đồng ý nâng cấp các mối quan hệ thành “quan hệ đối tác toàn diện” và hợp tác về Hiệp định thương mại xuyên Thái bình dương TPP và Sáng kiến An ninh cấm phổ biến hạt nhân PSI. Trong quá khứ Malaysia đã phản đối cả TPP lẫn PSI.
Khi được hỏi về thành tích nhân quyền của Malaysia, Tổng thống Obama nói rằng nước này đã có tiến bộ về nhân quyền, nhưng còn nhiều việc cần phải làm. Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ cũng như vậy.
Khi được hỏi tại sao ông đã không gặp lãnh tụ đối lập Anwar Ibrahim của Malaysia, nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng việc ông không gặp ông Anwar không có nghĩa là ông không quan tâm.
Tổng thống Obama cũng cho biết ông đã chia sẻ với Thủ tướng Razak về niềm tin cốt lõi là các xã hội phải tôn trọng chế độ pháp trị, tự do ngôn luận, và tự do lập hội.
Ông Obama là tổng thống Mỹ tại chức đầu tiên đến thăm Malaysia trong vòng gần 50 năm.
Ngày hôm qua, trước khi lên đường đi Malaysia, ông Obama đã đến thăm các binh sĩ Mỹ đồn trú ở thủ đô Seoul của Nam Triều Tiên. Ông nói với họ là “nước Mỹ sẽ không do dự trong việc sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ các nước đồng minh của mình và phương thức sinh hoạt của mình.” Ông Obama tuyên bố như vậy trong lúc nhiều người tin rằng Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị để tiến hành vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần thứ tư.
Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Nam Triều Tiên hôm thứ sáu, Tổng thống Obama nói rằng Bình Nhưỡng sẽ không có được lợi ích gì cả mà chỉ chỉ bị cô lập thêm mà thôi nếu họ xúc tiến kế hoạch thử nghiệm hạt nhân.
Sau khi rời Malaysia, nhà lãnh đạo Mỹ sẽ đi thăm Philippines. Theo dự liệu, vào ngày thứ hai này tại Manila Tổng thống Obama sẽ ký với Tổng thống Benigno Aquino một hiệp định về tăng cường hợp tác quốc phòng để binh sĩ, chiến hạm và phi cơ Mỹ luân phiên đến Philippines và trú đóng tạm thời tại các căn cứ quân sự của Philippines.
Theo hiệp định mới, có thời hạn 10 năm, binh sĩ Mỹ chỉ tới Philippines theo lời mời của chính phủ nước này. Nhưng những người chỉ trích nói rằng thỏa thuận này vi phạm chủ quyền của Philippines và họ đã thực hiện những cuộc biểu tình chống đối trước khi ông Obama tới thăm.
Đây là chuyến công du Châu Á lần thứ 5 của ông Obama kể từ khi ông lên nhậm chức năm 2009. Ông đã hứa nâng cao thứ tự ưu tiên của Châu Á đối với Hoa Kỳ trong các lãnh vực kinh tế, ngoại giao và quân sự.
Tại cuộc họp báo chung ngày hôm nay, Thủ tướng Razak bày tỏ sự cảm kích đối với sự giúp đỡ của Mỹ trong việc tìm kiếm chiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines bị mất tích. Tổng thống Obama cam kết sẽ tiếp tục cung cấp mọi sự hỗ trợ để tìm ra chiếc máy bay mất tích cách nay 7 tuần với 329 hành khách và phi hành đoàn.
Hai nhà lãnh đạo cho biết họ đồng ý nâng cấp các mối quan hệ thành “quan hệ đối tác toàn diện” và hợp tác về Hiệp định thương mại xuyên Thái bình dương TPP và Sáng kiến An ninh cấm phổ biến hạt nhân PSI. Trong quá khứ Malaysia đã phản đối cả TPP lẫn PSI.
Khi được hỏi về thành tích nhân quyền của Malaysia, Tổng thống Obama nói rằng nước này đã có tiến bộ về nhân quyền, nhưng còn nhiều việc cần phải làm. Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ cũng như vậy.
Khi được hỏi tại sao ông đã không gặp lãnh tụ đối lập Anwar Ibrahim của Malaysia, nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng việc ông không gặp ông Anwar không có nghĩa là ông không quan tâm.
Tổng thống Obama cũng cho biết ông đã chia sẻ với Thủ tướng Razak về niềm tin cốt lõi là các xã hội phải tôn trọng chế độ pháp trị, tự do ngôn luận, và tự do lập hội.
Ông Obama là tổng thống Mỹ tại chức đầu tiên đến thăm Malaysia trong vòng gần 50 năm.
Ngày hôm qua, trước khi lên đường đi Malaysia, ông Obama đã đến thăm các binh sĩ Mỹ đồn trú ở thủ đô Seoul của Nam Triều Tiên. Ông nói với họ là “nước Mỹ sẽ không do dự trong việc sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ các nước đồng minh của mình và phương thức sinh hoạt của mình.” Ông Obama tuyên bố như vậy trong lúc nhiều người tin rằng Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị để tiến hành vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần thứ tư.
Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Nam Triều Tiên hôm thứ sáu, Tổng thống Obama nói rằng Bình Nhưỡng sẽ không có được lợi ích gì cả mà chỉ chỉ bị cô lập thêm mà thôi nếu họ xúc tiến kế hoạch thử nghiệm hạt nhân.
Sau khi rời Malaysia, nhà lãnh đạo Mỹ sẽ đi thăm Philippines. Theo dự liệu, vào ngày thứ hai này tại Manila Tổng thống Obama sẽ ký với Tổng thống Benigno Aquino một hiệp định về tăng cường hợp tác quốc phòng để binh sĩ, chiến hạm và phi cơ Mỹ luân phiên đến Philippines và trú đóng tạm thời tại các căn cứ quân sự của Philippines.
Theo hiệp định mới, có thời hạn 10 năm, binh sĩ Mỹ chỉ tới Philippines theo lời mời của chính phủ nước này. Nhưng những người chỉ trích nói rằng thỏa thuận này vi phạm chủ quyền của Philippines và họ đã thực hiện những cuộc biểu tình chống đối trước khi ông Obama tới thăm.
Đây là chuyến công du Châu Á lần thứ 5 của ông Obama kể từ khi ông lên nhậm chức năm 2009. Ông đã hứa nâng cao thứ tự ưu tiên của Châu Á đối với Hoa Kỳ trong các lãnh vực kinh tế, ngoại giao và quân sự.