Đường dẫn truy cập

TQ: ‘thăm dò Biển Đông vì khoa học, không vì chủ quyền’


Tàu ngầm thăm dò đại dương Giao Long (Jiaolong) của Trung Quốc.
Tàu ngầm thăm dò đại dương Giao Long (Jiaolong) của Trung Quốc.

Các nhà khoa học Trung Quốc bênh vực các hoạt động thăm dò Biển Đông sử dụng công nghệ cao, họ biện minh rằng đây là một nỗ lực hợp pháp để nghiên cứu khoa học chứ không phải là một mánh khóe để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc.

Ông Lin Qi, trợ lý nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Nam Hải ở tỉnh Hải Nam, nói một tàu ngầm thăm dò nước sâu và mạng lưới quan sát dưới nước do các nhà khoa học Trung Quốc phát triển sẽ thu thập dữ liệu về các vùng biển sâu nhất thế giới để có thể sử dụng trong khai thác khoáng sản.

Ông Lin nói:

"Trong một chừng mực nào đó, có thể nói việc này giúp bảo vệ tuyên bố chủ quyền của chúng tôi, nhưng thực sự mục tiêu của các dự án này chủ yếu không phải để chứng minh tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc."

Có lẽ nên nói rõ viện nghiên cứu nơi ông Lin làm việc là thuộc quyền quản lý của chính quyền trung ương.

Công nghệ mới là gì?

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA, ông Lin giải thích đó là công nghệ thăm dò các dãy núi và rãnh trong đại dương, cả ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hơn 90 % diện tích Biển Đông, chồng lấn với tuyên bố chủ quyền của Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.

Nhật Bản và Trung Quốc tranh chấp chủ quyền tại một số vùng lãnh hải trong Biển Hoa Đông.

Các học giả cỉa các cơ quan nhà nước thường phản ánh quan điểm của chính phủ Trung Quốc.

Giới quan sát bên ngoài Trung Quốc xem tàu ngầm thăm dò nước sâu Giao Long (Jiaolong) và hệ thống quan trắc dưới nước là một nước cờ để thắt chặt quyền kiểm soát của Trung Quốc tại biển Đông.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc hồi tháng Sáu cho biết tàu Giao Long vừa hoàn thành 5 năm thử nghiệm để chuẩn bị cho một sứ mệnh toàn cầu vào năm 2020.

Hồi đầu năm nay, Mạng thông tin Hải dương Trung Quốc cho biết mạng lưới quan trắc sẽ truyền thông tin về đáy biển trực tiếp và liên tục về đất liền, đồng thời “thăm dò tính chất hóa học, vật lý và sinh học của đáy biển cho các nhu cầu toàn diện của nhiều ứng dụng".

Ông Lin bác bỏ những lo ngại ở nước ngoài rằng các dữ liệu thu thập được sẽ được sử dụng để tăng cường sức mạnh quân sự của nước ông.

Các lực lượng vũ trang Trung Quốc hoạt động phần lớn trong bí mật và đã giành được thế đứng trên một số đảo lớn hơn trong số các đảo nhỏ trong Biển Đông.

Ông Lin nói: "Vì mức độ hiểu biết của người ta chưa đầy đủ, có thể nói trong lĩnh vực thăm dò đại dương, rất nhiều nước đã có những dự án để nghiên cứu tỉ mỉ chủ đề này, và tàu Giao Long là một chương trình đại diện cho Trung Quốc."

Đa mục đích

Các chuyên gia bên ngoài Trung Quốc tin rằng Bắc Kinh đang sử dụng công nghệ để tìm tài nguyên cũng như cơ hội để chứng minh chủ quyền của mình.

Ông Oh Ei Sun, giảng dạy môn nghiên cứu quốc tế tại Đại học Nanyang Singapore, nói:

"Trước hết là mục đích kinh tế, thứ hai là một hành động để thể hiện chủ quyền.”

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã gây phẫn nộ tại các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với nước này, khi lắp đất xây đảo nhân tạo để dùng vào mục đích quân sự, đồng thoio72 đưa tàu tuần duyên vào các vùng đặc quyền kinh tế của các nước trong khu vực.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG