Ủy Viên Thương Mại Australia bị cáo buộc liên hệ tình cảm với Đại Tá Tình Báo cộng sản tại Hà Nội trong vụ tai tiếng hối lộ cho hợp đồng in tiền polymer tại Việt Nam.
Báo chí Australia hôm nay Thứ Hai 13 tháng 8 lại phanh phui một chi tiết ly kỳ trong vụ tai tiếng in tiền nhựa polymer tại Việt Nam.
Cả 3 nhật báo lớn trong Tổ hợp Truyền Thông Fairfax Media là The Melbourne Age, The Sydney Morning Herald và The Canberra Times đều đăng tải cáo buộc mới, theo đó cô Elizabeth Masamune, trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Ủy Viên Trưởng Thương Mại (Senior Trade Commissioner) tại Hà Nội đã có liên hệ tình cảm gần gũi với một viên chức tình báo cao cấp cộng sản Việt Nam.
Từ tháng 5 năm 2009, khi hai ký giả Nick McKenzie và Richard Baker của Tổ Hợp Truyền Thông Fairfax Media Australia bắt đầu loạt bài phóng sự điều tra về cáo buộc tham nhũng trong việc tiếp thị tiền nhựa polymer, viên chức tình báo cao cấp này đã nhiều lần được nhận dạng là ông Lương Ngọc Anh, một Đại Tá của Bộ Công An cộng sản Việt Nam. Ông Lương Ngọc Anh còn là Tổng giám đốc Công Ty Công Nghệ Phát Triển Việt Nam gọi tắt là CFTD mà nguồn tin cho là một công cụ của Bộ Công An.
Danh tánh Cô Elizabeth Masamune mới được công khai nhắc đến gần đây hồi cuối năm 2011, khi Tổ hợp truyền thông Fairfax Media đặt nhiều câu hỏi với Bộ Ngoại Giao và Thương Mại Australia về vai trò của cô tại Việt Nam trong thời gian Công ty Securency tranh thủ hợp đồng in tiền nhựa polymer với Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, qua trung gian của Ông Lương Ngọc Anh.
Với tư cách là Ủy Viên Trưởng Thương Mại tại Việt Nam, Cô Elizabeth Masamune trực thuộc Cơ Quan Austrade – là phân bộ phát triển ngoại thương của Bộ Ngoại Giao và Thương Mại Australia –gọi tắt là DFAT. Website của AsiaLink ghi nhận rằng Cô Elizabeth Masamune đảm nhận chức vụ nầy tại Hà Nội từ tháng 6 năm 1999 đến tháng 8 năm 2002 khi Cô được thuyên chuyển đến Hàn Quốc.
Từ tháng 10 năm 2011, Cô Elizabeth Masamune đảm nhận chức vụ quan trọng là Tổng Quản Lý Thương Vụ Quốc Tế nhằm phát triển Thị trường Đông Á (General Manager International Operations – East Asian Growth Markets) mà văn phòng đặt tại Sydney. Trong nhiệm vụ nầy, Cô Elizabeth Masamune giám sát chiến lược và sinh hoạt tiếp thị của Cơ quan Austrade tại Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Indonesia, The Philippines và Việt Nam.
Hồi tháng 6 năm 2006, Cô Elizabeth Masamune được tưởng thưởng Huy Chương Công Vụ Australia cho những thành quả đạt được trong lãnh vực ngoại thương.
Polymer là một phát minh của Úc và Ngân Hàng Trữ Kim Úc RBA đã thành lập công ty con là Note Printing Australia gọi tắt là NPA - do RBA làm chủ - và Công ty Securency mà RBA làm chủ 50% trong hợp doanh với một công ty Anh Quốc.
Trong việc mở rộng thị trường tiền nhựa polymer, công ty NPA và Securency đã sử dụng nhiều môi giới nước ngoài và chi tiêu khoảng 50 triệu đô la để vận động hợp đồng thương mại với những ngân hàng trung ương tại 30 quốc gia trên thế giới. Ba nước đối tượng quan trọng của Securency tại Đông Nam Á là Việt Nam, Malaysia và Indonesia.
Loạt phóng sự điều tra của hai ký giả Nick McKenzie và Richard Baker đã dẫn đến cuộc điều tra chính thức của Cảnh sát Liên Bang Úc trong 3 năm nay mà kết quả cụ thể là những cuộc bắt giữ và truy tố trước tòa án tại Australia, Anh Quốc và Malaysia.
Căn bản pháp lý của cuộc điều tra cảnh sát và truy tố là Bộ Luật Hình Sự Liên Bang Úc 1995, cấm đoán công dân Úc hoặc công ty Úc lo lót hối lộ viên chức hoặc thân nhân viên chức nước ngoài để tranh thủ hợp đồng thương mại, mà hình phạt tối đa là 10 năm tù hoặc 1 triệu 100 ngàn đô la. Còn hình phạt đối với công ty là 300 ngàn đô la cho mỗi vi phạm.
Riêng trường hợp Việt Nam, có ít nhất là 4 viên chức bị nêu tên trong loạt phóng sự điều tra này: đó là ông Lê Đức Thúy, Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước từ năm 1999 đến năm 2007 – là khoảng thời gian mà tiền Đồng được thay đổi toàn diện từ tiền giấy sang tiền nhựa polymer. Ông Lê Đức Thúy còn bị tố giác một cách cụ thể là đã cho con trai du học tại Anh Quốc với tổn phí do Securency đài thọ.
Người thứ hai là ông Lương Ngọc Anh, Tổng giám đốc Công Ty Công Nghệ Phát Triển Việt Nam gọi tắt là CFTD mà báo chí trong nước gọi là Đại Tá Công An. Thật ra, các viên chức Úc đã biết liên hệ chặt chẽ giữa ông Lương Ngọc Anh và Bộ Công An.
Theo cáo buộc trên báo chí, Cơ quan Phát Triển Ngoại Thương Austrade của Úc đã tiếp xúc với ông Lương Ngọc Anh 18 lần cho đến năm 1999, trước khi giới thiệu ông nầy với Securency. Securency bị cáo buộc là đã chuyển ngân cho ông Lương Ngọc Anh tổng cộng khoảng 20 triệu đô la vào các trương mục ngân hàng, kể cả các ngân hàng bên ngoài Việt Nam. Ông Lương Ngọc Anh còn được coi là ‘thân cận’ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và là ‘phụ tá gần gũi’ (bagman) cho nhiều viên chức cấp cao Việt Nam.
Ông Lương Ngọc Anh đã thăm viếng Australia nhiều lần và công ty CFTD đã từng có chi nhánh tại Melbourne mà ban giám đốc chi nhánh nầy gồm ông Lương Ngọc Anh và ông Đỗ Minh Thương mà loạt bài phóng sự điều tra nói là một viên chức ngoại giao Việt Nam lúc bấy giờ phục vụ tại Geneva, Thụy Sĩ.
Ngoài ông Lương Ngọc Anh và ông Đỗ Minh Thương, Công ty CFTD còn có một giám đốc khác là ông Lê Đức Minh, con trai của ông Thống Đốc Lê Đức Thúy. Cho đến nay, không một ai trong số 4 người được nêu đích danh nầy bị điều tra hay thẩm vấn tại Việt nam.
Cảnh sát liên bang Australia nhiều lần nói rằng họ mong mỏi hợp tác với giới chức thẩm quyền nước ngoài, nhưng theo báo chí Úc, mức độ hợp tác tích cực rất thấp từ phía Việt nam khiến người ta có cảm tưởng là giới chức thẩm quyền Việt Nam không muốn phát hiện những phần tử tham nhũng trong hàng ngũ của họ.
Theo cáo buộc mới nhất, tại Hà Nội, Cô Elizabeth Masamune đã khuyến khích Công ty Securency trả tiền ‘hậu hỉ’ cho Đại tá Tình Báo Lương Ngọc Anh để đổi lấy sự giúp đỡ của Lương Ngọc Anh trong việc tranh thủ hợp đồng in tiền nhựa polymer với Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam trong khi chính Cô Masamune đang có liên hệ tình cảm gần gũi với viên chức tình báo cao cấp nầy. Cô Masamune đã không khai báo liên hệ tình cảm này với Bộ Ngoại Giao và Thương Mại Úc hoặc với các cơ quan tình báo Australia.
Theo cáo buộc mới này, trong vai trò Ủy Viên Trưởng Thương Mại, Cô Masamune được phép nhận và đọc những tài liệu ‘mật’ của chính phủ Australia. Cô Elizabeth Masamune đã từ chối trả lời nhật báo The Melbourne Age, khi cáo buộc tình cảm này được đăng tải.
Chính phủ Australia, dưới thời cựu thủ tướng Kevin Rudd cũng như hiện nay với bà Julia Gillard và Liên đảng đối lập đều từ chối đề nghị của Đảng Xanh để Quốc Hội mở cuộc điều tra, với lý do là Cảnh Sát Liên Bang Úc đang điều tra và Tòa Án đang thụ lý nội vụ.
Trước cáo buộc pha trộn công vụ và tình cảm này, Dân Biểu Julie Bishop, Phó lãnh tụ Đảng Tự Do nói rằng Bà sẽ yêu cầu Bộ trưởng Ngoại Thương Craig Emerson phổ biến chi tiết nội vụ.
Ngọc Hân tường trình từ Sydney Australia.
Báo chí Australia hôm nay Thứ Hai 13 tháng 8 lại phanh phui một chi tiết ly kỳ trong vụ tai tiếng in tiền nhựa polymer tại Việt Nam.
Cả 3 nhật báo lớn trong Tổ hợp Truyền Thông Fairfax Media là The Melbourne Age, The Sydney Morning Herald và The Canberra Times đều đăng tải cáo buộc mới, theo đó cô Elizabeth Masamune, trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Ủy Viên Trưởng Thương Mại (Senior Trade Commissioner) tại Hà Nội đã có liên hệ tình cảm gần gũi với một viên chức tình báo cao cấp cộng sản Việt Nam.
Từ tháng 5 năm 2009, khi hai ký giả Nick McKenzie và Richard Baker của Tổ Hợp Truyền Thông Fairfax Media Australia bắt đầu loạt bài phóng sự điều tra về cáo buộc tham nhũng trong việc tiếp thị tiền nhựa polymer, viên chức tình báo cao cấp này đã nhiều lần được nhận dạng là ông Lương Ngọc Anh, một Đại Tá của Bộ Công An cộng sản Việt Nam. Ông Lương Ngọc Anh còn là Tổng giám đốc Công Ty Công Nghệ Phát Triển Việt Nam gọi tắt là CFTD mà nguồn tin cho là một công cụ của Bộ Công An.
Danh tánh Cô Elizabeth Masamune mới được công khai nhắc đến gần đây hồi cuối năm 2011, khi Tổ hợp truyền thông Fairfax Media đặt nhiều câu hỏi với Bộ Ngoại Giao và Thương Mại Australia về vai trò của cô tại Việt Nam trong thời gian Công ty Securency tranh thủ hợp đồng in tiền nhựa polymer với Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, qua trung gian của Ông Lương Ngọc Anh.
Với tư cách là Ủy Viên Trưởng Thương Mại tại Việt Nam, Cô Elizabeth Masamune trực thuộc Cơ Quan Austrade – là phân bộ phát triển ngoại thương của Bộ Ngoại Giao và Thương Mại Australia –gọi tắt là DFAT. Website của AsiaLink ghi nhận rằng Cô Elizabeth Masamune đảm nhận chức vụ nầy tại Hà Nội từ tháng 6 năm 1999 đến tháng 8 năm 2002 khi Cô được thuyên chuyển đến Hàn Quốc.
Từ tháng 10 năm 2011, Cô Elizabeth Masamune đảm nhận chức vụ quan trọng là Tổng Quản Lý Thương Vụ Quốc Tế nhằm phát triển Thị trường Đông Á (General Manager International Operations – East Asian Growth Markets) mà văn phòng đặt tại Sydney. Trong nhiệm vụ nầy, Cô Elizabeth Masamune giám sát chiến lược và sinh hoạt tiếp thị của Cơ quan Austrade tại Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Indonesia, The Philippines và Việt Nam.
Hồi tháng 6 năm 2006, Cô Elizabeth Masamune được tưởng thưởng Huy Chương Công Vụ Australia cho những thành quả đạt được trong lãnh vực ngoại thương.
Polymer là một phát minh của Úc và Ngân Hàng Trữ Kim Úc RBA đã thành lập công ty con là Note Printing Australia gọi tắt là NPA - do RBA làm chủ - và Công ty Securency mà RBA làm chủ 50% trong hợp doanh với một công ty Anh Quốc.
Trong việc mở rộng thị trường tiền nhựa polymer, công ty NPA và Securency đã sử dụng nhiều môi giới nước ngoài và chi tiêu khoảng 50 triệu đô la để vận động hợp đồng thương mại với những ngân hàng trung ương tại 30 quốc gia trên thế giới. Ba nước đối tượng quan trọng của Securency tại Đông Nam Á là Việt Nam, Malaysia và Indonesia.
Loạt phóng sự điều tra của hai ký giả Nick McKenzie và Richard Baker đã dẫn đến cuộc điều tra chính thức của Cảnh sát Liên Bang Úc trong 3 năm nay mà kết quả cụ thể là những cuộc bắt giữ và truy tố trước tòa án tại Australia, Anh Quốc và Malaysia.
Căn bản pháp lý của cuộc điều tra cảnh sát và truy tố là Bộ Luật Hình Sự Liên Bang Úc 1995, cấm đoán công dân Úc hoặc công ty Úc lo lót hối lộ viên chức hoặc thân nhân viên chức nước ngoài để tranh thủ hợp đồng thương mại, mà hình phạt tối đa là 10 năm tù hoặc 1 triệu 100 ngàn đô la. Còn hình phạt đối với công ty là 300 ngàn đô la cho mỗi vi phạm.
Riêng trường hợp Việt Nam, có ít nhất là 4 viên chức bị nêu tên trong loạt phóng sự điều tra này: đó là ông Lê Đức Thúy, Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước từ năm 1999 đến năm 2007 – là khoảng thời gian mà tiền Đồng được thay đổi toàn diện từ tiền giấy sang tiền nhựa polymer. Ông Lê Đức Thúy còn bị tố giác một cách cụ thể là đã cho con trai du học tại Anh Quốc với tổn phí do Securency đài thọ.
Người thứ hai là ông Lương Ngọc Anh, Tổng giám đốc Công Ty Công Nghệ Phát Triển Việt Nam gọi tắt là CFTD mà báo chí trong nước gọi là Đại Tá Công An. Thật ra, các viên chức Úc đã biết liên hệ chặt chẽ giữa ông Lương Ngọc Anh và Bộ Công An.
Theo cáo buộc trên báo chí, Cơ quan Phát Triển Ngoại Thương Austrade của Úc đã tiếp xúc với ông Lương Ngọc Anh 18 lần cho đến năm 1999, trước khi giới thiệu ông nầy với Securency. Securency bị cáo buộc là đã chuyển ngân cho ông Lương Ngọc Anh tổng cộng khoảng 20 triệu đô la vào các trương mục ngân hàng, kể cả các ngân hàng bên ngoài Việt Nam. Ông Lương Ngọc Anh còn được coi là ‘thân cận’ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và là ‘phụ tá gần gũi’ (bagman) cho nhiều viên chức cấp cao Việt Nam.
Ông Lương Ngọc Anh đã thăm viếng Australia nhiều lần và công ty CFTD đã từng có chi nhánh tại Melbourne mà ban giám đốc chi nhánh nầy gồm ông Lương Ngọc Anh và ông Đỗ Minh Thương mà loạt bài phóng sự điều tra nói là một viên chức ngoại giao Việt Nam lúc bấy giờ phục vụ tại Geneva, Thụy Sĩ.
Ngoài ông Lương Ngọc Anh và ông Đỗ Minh Thương, Công ty CFTD còn có một giám đốc khác là ông Lê Đức Minh, con trai của ông Thống Đốc Lê Đức Thúy. Cho đến nay, không một ai trong số 4 người được nêu đích danh nầy bị điều tra hay thẩm vấn tại Việt nam.
Cảnh sát liên bang Australia nhiều lần nói rằng họ mong mỏi hợp tác với giới chức thẩm quyền nước ngoài, nhưng theo báo chí Úc, mức độ hợp tác tích cực rất thấp từ phía Việt nam khiến người ta có cảm tưởng là giới chức thẩm quyền Việt Nam không muốn phát hiện những phần tử tham nhũng trong hàng ngũ của họ.
Theo cáo buộc mới nhất, tại Hà Nội, Cô Elizabeth Masamune đã khuyến khích Công ty Securency trả tiền ‘hậu hỉ’ cho Đại tá Tình Báo Lương Ngọc Anh để đổi lấy sự giúp đỡ của Lương Ngọc Anh trong việc tranh thủ hợp đồng in tiền nhựa polymer với Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam trong khi chính Cô Masamune đang có liên hệ tình cảm gần gũi với viên chức tình báo cao cấp nầy. Cô Masamune đã không khai báo liên hệ tình cảm này với Bộ Ngoại Giao và Thương Mại Úc hoặc với các cơ quan tình báo Australia.
Theo cáo buộc mới này, trong vai trò Ủy Viên Trưởng Thương Mại, Cô Masamune được phép nhận và đọc những tài liệu ‘mật’ của chính phủ Australia. Cô Elizabeth Masamune đã từ chối trả lời nhật báo The Melbourne Age, khi cáo buộc tình cảm này được đăng tải.
Chính phủ Australia, dưới thời cựu thủ tướng Kevin Rudd cũng như hiện nay với bà Julia Gillard và Liên đảng đối lập đều từ chối đề nghị của Đảng Xanh để Quốc Hội mở cuộc điều tra, với lý do là Cảnh Sát Liên Bang Úc đang điều tra và Tòa Án đang thụ lý nội vụ.
Trước cáo buộc pha trộn công vụ và tình cảm này, Dân Biểu Julie Bishop, Phó lãnh tụ Đảng Tự Do nói rằng Bà sẽ yêu cầu Bộ trưởng Ngoại Thương Craig Emerson phổ biến chi tiết nội vụ.
Ngọc Hân tường trình từ Sydney Australia.