Thủ tướng Việt Nam mới được trích lời cho biết đã yêu cầu các bộ ngành liên quan ở Việt Nam nghiên cứu đưa vấn đề biển Đông cũng như chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ý kiến chỉ đạo trong khi làm việc với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam vừa qua.
Báo chí trong nước đưa tin, ông Dũng đã đề nghị đưa vấn đề vừa kể vào sách giáo khoa ‘ở các cấp học với nội dung, mức độ, phạm vi và hình thức phù hợp khi triển khai xây dựng Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông’.
Các bộ, ngành được giao nhiệm vụ triển khai việc này gồm có Bộ Giáo Dục – Đào Tạo, Bộ Ngoại giao và Ban Tuyên giáo Trung ương.
Vấn đề đưa tranh chấp tại hai quần đảo mà Việt Nam nhận chủ quyền là Trường Sa và Hoàng Sa vào sách sử đã được người dân cũng như các học giả nêu lên từ nhiều năm qua.
Ý kiến này một lần nữa trở nên nóng bỏng khi Trung Quốc gần đây có những tuyên bố nhận chủ quyền mà nhiều người coi là ‘ngang ngược’ tại biển Đông và khi người dân Việt Nam đánh dấu 40 năm xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa.
Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc chương trình tiếng Việt tại Đại học Harvard, nói với VOA Việt Ngữ rằng việc đưa các sự kiện liên quan tới quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vào sách sử là điều nên làm. Ông nói:
“Tôi nghĩ là phải đưa vào. Nhưng mà còn đưa như thế nào và đưa ở tỷ lệ nào thì cần phải cân nhắc vì đây nó đụng chạm đến vấn đề quan hệ với Trung Quốc. Tôi rất hiểu những cái khó khăn mà chính phủ Việt Nam, những người lãnh đạo Việt Nam phải đương đầu. Vấn đề quan hệ với Trung Quốc là một nước rất lớn rất mạnh lại nằm ở ngay sát mình nên phải làm thế nào để cân bằng mọi mối quan hệ”.
Ngoài vấn đề đưa tranh chấp biển Đông vào sách, Thủ tướng Việt Nam cũng yêu cầu ‘nghiên cứu, thành lập Trung tâm lưu trữ tư liệu quốc gia về biển, đảo’.
Nguồn: VnExpress, Tuổi Trẻ, Người Lao Động
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ý kiến chỉ đạo trong khi làm việc với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam vừa qua.
Báo chí trong nước đưa tin, ông Dũng đã đề nghị đưa vấn đề vừa kể vào sách giáo khoa ‘ở các cấp học với nội dung, mức độ, phạm vi và hình thức phù hợp khi triển khai xây dựng Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông’.
Các bộ, ngành được giao nhiệm vụ triển khai việc này gồm có Bộ Giáo Dục – Đào Tạo, Bộ Ngoại giao và Ban Tuyên giáo Trung ương.
Vấn đề đưa tranh chấp tại hai quần đảo mà Việt Nam nhận chủ quyền là Trường Sa và Hoàng Sa vào sách sử đã được người dân cũng như các học giả nêu lên từ nhiều năm qua.
Ý kiến này một lần nữa trở nên nóng bỏng khi Trung Quốc gần đây có những tuyên bố nhận chủ quyền mà nhiều người coi là ‘ngang ngược’ tại biển Đông và khi người dân Việt Nam đánh dấu 40 năm xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa.
Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc chương trình tiếng Việt tại Đại học Harvard, nói với VOA Việt Ngữ rằng việc đưa các sự kiện liên quan tới quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vào sách sử là điều nên làm. Ông nói:
“Tôi nghĩ là phải đưa vào. Nhưng mà còn đưa như thế nào và đưa ở tỷ lệ nào thì cần phải cân nhắc vì đây nó đụng chạm đến vấn đề quan hệ với Trung Quốc. Tôi rất hiểu những cái khó khăn mà chính phủ Việt Nam, những người lãnh đạo Việt Nam phải đương đầu. Vấn đề quan hệ với Trung Quốc là một nước rất lớn rất mạnh lại nằm ở ngay sát mình nên phải làm thế nào để cân bằng mọi mối quan hệ”.
Ngoài vấn đề đưa tranh chấp biển Đông vào sách, Thủ tướng Việt Nam cũng yêu cầu ‘nghiên cứu, thành lập Trung tâm lưu trữ tư liệu quốc gia về biển, đảo’.
Nguồn: VnExpress, Tuổi Trẻ, Người Lao Động