Các bộ trưởng trong nhóm nước sử dụng đồng euro đã chấp thuận cho Tây Ban Nha vay đến 125 tỉ đôla để vực dậy ngành ngân hàng.
Quyết định của 17 nước sử dụng đồng tiền này được đưa ra hôm thứ Bảy sau cuộc tranh luận gay gắt.
Trước đó, Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos nói nước ông mong có sự giúp đỡ tài chính của EU để tái cơ cấu các ngân hàng của mình.
Ông còn mong sự giúp đỡ sẽ không áp đặt điều kiện nào lên nền kinh tế tổng thể của Tây Ban Nha và không buộc Tây Ban Nha phải có những biện pháp thắt lưng buộc bụng mới.
Con số chính xác của món vay sẽ được quyết định sau khi các kiểm toán viên độc lập hoàn thành nhiệm vụ tại Tây Ban Nha từ giờ đến cuối tháng.
Lâu nay Tây Ban Nha vẫn bác bỏ các tin tức nói rằng họ cũng cần các khoản vay cứu nguy giống như Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha; nhưng cuối cùng chính phủ bảo thủ của Thủ tướng Mariano Rajoy phải chiều theo áp lực ngày càng cao của điều kiện thị trường, khiến cho chi phí vay mượn cũng tăng theo.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble nói thỏa thuận cho Tây Ban Nha vay tiền nói lên sự đoàn kết của châu Âu.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Timothy Geithner cũng hoan nghênh thỏa thuận này. Chính phủ Mỹ lo ngại khủng hoảng của các nước dùng đồng euro có thể ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ trong năm bầu cử, cho nên Washington đã kêu gọi EU nhanh chóng ổn định đồng euro.
Các bộ trưởng EU tin tưởng Tây Ban Nha sẽ giữ vững các cam kết giảm thâm hụt và tái cơ cấu kinh tế, EU cho biết sẽ theo dõi sát những tiến bộ.
Lãnh đạo EU hy vọng gói cứu nguy sẽ thỏa mãn các thị trường tài chính và ổn định được Tây Ban Nha trước khi Hy Lạp có bầu cử ngày 17 tháng 6, một cuộc bầu cử mà nhiều người e ngại Hy Lạp sẽ quyết định rút chân ra khỏi nhóm sử dụng euro, dẫn đến mất ổn định cho cả nhóm.
Quyết định của 17 nước sử dụng đồng tiền này được đưa ra hôm thứ Bảy sau cuộc tranh luận gay gắt.
Trước đó, Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos nói nước ông mong có sự giúp đỡ tài chính của EU để tái cơ cấu các ngân hàng của mình.
Ông còn mong sự giúp đỡ sẽ không áp đặt điều kiện nào lên nền kinh tế tổng thể của Tây Ban Nha và không buộc Tây Ban Nha phải có những biện pháp thắt lưng buộc bụng mới.
Con số chính xác của món vay sẽ được quyết định sau khi các kiểm toán viên độc lập hoàn thành nhiệm vụ tại Tây Ban Nha từ giờ đến cuối tháng.
Lâu nay Tây Ban Nha vẫn bác bỏ các tin tức nói rằng họ cũng cần các khoản vay cứu nguy giống như Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha; nhưng cuối cùng chính phủ bảo thủ của Thủ tướng Mariano Rajoy phải chiều theo áp lực ngày càng cao của điều kiện thị trường, khiến cho chi phí vay mượn cũng tăng theo.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble nói thỏa thuận cho Tây Ban Nha vay tiền nói lên sự đoàn kết của châu Âu.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Timothy Geithner cũng hoan nghênh thỏa thuận này. Chính phủ Mỹ lo ngại khủng hoảng của các nước dùng đồng euro có thể ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ trong năm bầu cử, cho nên Washington đã kêu gọi EU nhanh chóng ổn định đồng euro.
Các bộ trưởng EU tin tưởng Tây Ban Nha sẽ giữ vững các cam kết giảm thâm hụt và tái cơ cấu kinh tế, EU cho biết sẽ theo dõi sát những tiến bộ.
Lãnh đạo EU hy vọng gói cứu nguy sẽ thỏa mãn các thị trường tài chính và ổn định được Tây Ban Nha trước khi Hy Lạp có bầu cử ngày 17 tháng 6, một cuộc bầu cử mà nhiều người e ngại Hy Lạp sẽ quyết định rút chân ra khỏi nhóm sử dụng euro, dẫn đến mất ổn định cho cả nhóm.