SYDNEY —
Các giới chức di trú Úc bênh vực các biện pháp hạn chế báo chí tiếp cận các trung tâm tạm giữ. Trong khi giới truyền thông không được đến các trại làm thủ tục ở Papua New Guinea và Nauru, các ký già được phéo vào các cơ sở ở đất liền nhưng phải theo các quy chế nghiêm ngặt và cấm không được chính thức phỏng vấn những người bị giữ. Từ Sydney, nơi các giới chức bênh vực các thủ tục trong một diễn đàn công cộng, thông tín viên VOA Phil Mercer gửi về bài tường thuật sau đây.
Cách đây 18 tháng, Tổng công ty Truyền thanh Úc tuyên bố các trại dành cho di dân ở Australia còn “kém cởi mở và thiếu minh bạch hơn so với Vịnh Guantanamo.”
Kể từ sau đó, Bộ Di trú đã để cho các phóng viên được ra vào một cách có giới hạn tại các cơ sở tạm giữ theo một Bộ luật về Thỏa thuận đối với sự tiếp cận của giới truyền thông.
Các ký giả được phép nói chuyện với những người bị giữ nhưng không được phép chính thức phỏng vấn hay ghi âm những nhận xét của họ, và cũng không được phép công bố hình ảnh những người bị giữ.
Các giới chức di trú nói các hạn chế được áp dụng để bảo vệ sự riêng tư của những người xin tỵ nạn, cũng giống như trẻ em ở trường học hay các bệnh nhân ở các bệnh viện được bảo vệ quyền riêng tư không bị các nhà báo xâm phạm ở Australia.
Trong khi ký giả được phép thăm các cơ sở di trú trên đất liền, họ bị cấm không đưọc đến các trại vừa mở cửa lại ở Papua New Guinea và trên hòn đảo tí hon Nauru ở Nam Thái Bình Dương, nơi tạm trú của những người xin tỵ nạn từ Sri Lanka, Afghanistan, Iraq, Iran và Pakistan.
Phát ngôn viên cấp cao của bộ di trú Úc Sandi Logan, nói với một cuộc hội thảo tại trường Ðại học Kỹ thuật Sydney rằng ông hy vọng rồi ra báo chí cũng được phép vào.
Ông Logan nói: “Tôi phải nói rằng về mặt điều hành, có nhiều ưu tiên cao hơn đối với chúng tôi ở Nauru hiện nay so với chính sách về sự tiếp cận của giới truyền thông. Nhưng nói như thế, tôi nghĩ điều cực kỳ cấp thiết là ký giả phải tiếp cận được với cơ sở đó, và tương tự như thế đối cới cơ sở ở Papua New Guinea, và đấy là điều mà sau này, về sau này, sẽ được thương thảo. Và khi hai bên, tức là chính phủ Australia và chính quyền ở Nauru, đã đồng ý về bối cảnh, về các hạn chế tiếp cận đối với giới truyền thông đó, thì tôi hy vọng điều đó sẽ xảy ra.”
Các ký giả Úc nói Bộ luật về Thỏa thuận chi phối việc đến thăm các trại tạm giữ quá khắt khe, và ngăn họ không được kể lại câu chuyện thực về tình trạng ở sau những hàng rào kẽm gai.
Người đứng đầu Hội đồng Báo chí Úc, Julian Disney, nói công chúng có quyền được biết.
Ông Disney nói: “Những người ở trong các trại tạm giữ ấy phải ở lại đó vì các chính sách của chính phủ. Ðó là các chính sách được chấp thuận bởi chính phủ do chúng ta bầu lên và có ảnh hưởng rất đáng kể đối với dân chúng, cho dù những người đó không phải là công dân của chúng ta. Vì thế, trong tư cách công dân Australia, mọi người có quyền đưọc biết các chính sách của chính phủ có tác động như thế nào. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng có nhiều mặt trong đó các hạn chế này đi quá xa.”
Kể từ khi các hạn chế được đưa ra cách đây 1 năm, có khoảng 50 ký giả, kể các các phóng viên từ Thụy Sĩ và Ðức, đã đi thăm các trung tâm di trú trên đất liền ở Australia.
Chưa rõ khi nào thì báo chí sẽ được phép đến hai trung tâm tạm giữ ngoài khơi Australia trên đảo Manus ở Papua New Guinea, vừa mở lại hôm qua, và một trại khác trên hòn đảo tí hon là cộng hoà Nauru ở Nam Thái Bình dương, vừa mở lại hồi tháng 9.
Cả hai cơ sở vừa kể được chính phủ bảo thủ Australia sử dụng. Trước đây, giới chỉ trích trước đây đã chế giễu chính sách là độc ác và thiếu hiệu quả, và lần này họ lại chĩa mũi dùi một lần nữa.
Hội Ân xá Quốc tế tuần này nói các điều kiện trên đảo Nauru là thủ phạm gây ra một sự leo thang khủng khiếp các vụ tuyệt thực và mưu toan tự vẫn.
Australia cấp thị thực bảo vệ cho khoảng 13.000 người tỵ nạn mỗi năm theo nhiều thỏa thuận quốc tế.
Cách đây 18 tháng, Tổng công ty Truyền thanh Úc tuyên bố các trại dành cho di dân ở Australia còn “kém cởi mở và thiếu minh bạch hơn so với Vịnh Guantanamo.”
Kể từ sau đó, Bộ Di trú đã để cho các phóng viên được ra vào một cách có giới hạn tại các cơ sở tạm giữ theo một Bộ luật về Thỏa thuận đối với sự tiếp cận của giới truyền thông.
Các ký giả được phép nói chuyện với những người bị giữ nhưng không được phép chính thức phỏng vấn hay ghi âm những nhận xét của họ, và cũng không được phép công bố hình ảnh những người bị giữ.
Các giới chức di trú nói các hạn chế được áp dụng để bảo vệ sự riêng tư của những người xin tỵ nạn, cũng giống như trẻ em ở trường học hay các bệnh nhân ở các bệnh viện được bảo vệ quyền riêng tư không bị các nhà báo xâm phạm ở Australia.
Trong khi ký giả được phép thăm các cơ sở di trú trên đất liền, họ bị cấm không đưọc đến các trại vừa mở cửa lại ở Papua New Guinea và trên hòn đảo tí hon Nauru ở Nam Thái Bình Dương, nơi tạm trú của những người xin tỵ nạn từ Sri Lanka, Afghanistan, Iraq, Iran và Pakistan.
Phát ngôn viên cấp cao của bộ di trú Úc Sandi Logan, nói với một cuộc hội thảo tại trường Ðại học Kỹ thuật Sydney rằng ông hy vọng rồi ra báo chí cũng được phép vào.
Ông Logan nói: “Tôi phải nói rằng về mặt điều hành, có nhiều ưu tiên cao hơn đối với chúng tôi ở Nauru hiện nay so với chính sách về sự tiếp cận của giới truyền thông. Nhưng nói như thế, tôi nghĩ điều cực kỳ cấp thiết là ký giả phải tiếp cận được với cơ sở đó, và tương tự như thế đối cới cơ sở ở Papua New Guinea, và đấy là điều mà sau này, về sau này, sẽ được thương thảo. Và khi hai bên, tức là chính phủ Australia và chính quyền ở Nauru, đã đồng ý về bối cảnh, về các hạn chế tiếp cận đối với giới truyền thông đó, thì tôi hy vọng điều đó sẽ xảy ra.”
Các ký giả Úc nói Bộ luật về Thỏa thuận chi phối việc đến thăm các trại tạm giữ quá khắt khe, và ngăn họ không được kể lại câu chuyện thực về tình trạng ở sau những hàng rào kẽm gai.
Người đứng đầu Hội đồng Báo chí Úc, Julian Disney, nói công chúng có quyền được biết.
Kể từ khi các hạn chế được đưa ra cách đây 1 năm, có khoảng 50 ký giả, kể các các phóng viên từ Thụy Sĩ và Ðức, đã đi thăm các trung tâm di trú trên đất liền ở Australia.
Chưa rõ khi nào thì báo chí sẽ được phép đến hai trung tâm tạm giữ ngoài khơi Australia trên đảo Manus ở Papua New Guinea, vừa mở lại hôm qua, và một trại khác trên hòn đảo tí hon là cộng hoà Nauru ở Nam Thái Bình dương, vừa mở lại hồi tháng 9.
Cả hai cơ sở vừa kể được chính phủ bảo thủ Australia sử dụng. Trước đây, giới chỉ trích trước đây đã chế giễu chính sách là độc ác và thiếu hiệu quả, và lần này họ lại chĩa mũi dùi một lần nữa.
Hội Ân xá Quốc tế tuần này nói các điều kiện trên đảo Nauru là thủ phạm gây ra một sự leo thang khủng khiếp các vụ tuyệt thực và mưu toan tự vẫn.
Australia cấp thị thực bảo vệ cho khoảng 13.000 người tỵ nạn mỗi năm theo nhiều thỏa thuận quốc tế.