Các cuộc vận động yêu cầu Tổng thống Barack Obama áp lực Việt Nam phóng thích tù nhân lương tâm và cải thiện nhân quyền đang được chuẩn bị ráo riết trước chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào ngày 25/7.
Ít nhất 2 thỉnh nguyện thư đã được phát động trên mạng, thu hút chữ ký của hàng ngàn người cả trong lẫn ngoài nước, đòi hỏi Tổng thống Mỹ đặt nhân quyền Việt Nam ưu tiên lên trên vấn đề mậu dịch.
Thỉnh nguyện thư do Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS khởi xướng trên trang Change.org của Tòa Bạch Ốc nhấn mạnh đã đến lúc chính quyền của Tổng thống Obama phải đảo lại trật tự ưu tiên, yêu cầu Việt Nam phải cải thiện nhân quyền trước khi mở rộng giao thương với Hà Nội.
Thỉnh nguyện thư trên trang Democracy for Vietnam kêu gọi Tổng thống Obama, với quyết tâm cổ võ dân chủ trên toàn cầu, hãy đứng về phía những nhà hoạt động nhân quyền dũng cảm tại Việt Nam như tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, nhạc sĩ Việt Khang, blogger Điếu Cày, nhà hoạt động chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên hay Đinh Nguyên Kha, những người bị giam cầm tùy tiện chỉ vì dám bày tỏ quan điểm bất đồng chính kiến.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành BPSOS, cho biết:
“Tổng thống Obama đã nói sẽ nêu vấn đề nhân quyền với ông Trương Tấn Sang khi hai nguyên thủ quốc gia gặp nhau vào ngày 25/7. Mục đích của chúng tôi là vận động để ông Obama trình bày một số trường hợp rất cụ thể thay vì chỉ nói chung chung về vấn đề nhân quyền Việt Nam. Chúng tôi muốn Tòa Bạch Ốc có một danh sách cụ thể các tù nhân lương tâm và thỉnh nguyện thư này kêu gọi Tổng thống Obama yêu cầu Chủ tịch Việt Nam trả tự do cho một số tù nhân trong danh sách đó. Hiện nay chúng tôi đang muốn thúc đẩy cho ba trường hợp nổi bật là tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày, và Tạ Phong Tần.”
Các thỉnh nguyện thư tố cáo Hà Nội thời gian gần đây không ngừng leo thang đàn áp những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước, bắt bớ rất nhiều blogger và những nhà hoạt động chính trị cũng như tăng cường kiểm soát internet, giới hạn quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, và tự do tụ tập của công dân.
Chỉ tính riêng từ đầu năm tới nay đã có gần 50 nhà cổ xúy dân chủ tại Việt Nam bị giam cầm.
Những người ký tên trong các thỉnh nguyện thư yêu cầu nhà lãnh đạo nước Mỹ dùng chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch nước Việt Nam làm cơ hội đề ra các điều kiện rõ ràng buộc Hà Nội phải có tiến bộ trong lĩnh vực bảo vệ quyền làm người. Họ cho rằng một quan hệ Mỹ-Việt bền vững, lâu dài cần đặt nền tảng trên nhân quyền và công bằng xã hội.
Ngoài các thỉnh nguyện thư trên mạng, còn có chiến dịch kêu gọi mọi người viết thư tay gửi thẳng đến các lãnh đạo cao cấp của Hoa Kỳ đề nghị nêu cao vấn đề nhân quyền trong cuộc gặp cấp cao Việt-Mỹ tại Tòa Bạch Ốc vào tuần tới.
Cùng với các thỉnh nguyện thư, hàng loạt các cuộc vận động trong nước Mỹ và quốc tế vận khác cũng đã được khởi động trước chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang đến Mỹ, bao gồm kêu gọi Quốc hội tổ chức thêm các buổi điều trần về nhân quyền Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết thêm:
“Có hai nỗ lực song hành nữa. Thứ nhất, vận động để quốc hội Mỹ lên tiếng trực tiếp với Tổng thống Obama. Bên cạnh đó, chúng tôi phối hợp với các tổ chức nhân quyền của Mỹ và quốc tế để đồng loạt lên tiếng trên công luận cùng đốc thúc Tổng thống Mỹ hãy đòi hỏi những điểm rất cụ thể, mà cụ thể nhất là danh sách tù nhân lương tâm mà Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam trả tự do để chứng tỏ thiện chí cải thiện nhân quyền vốn quá tồi tệ hiện nay làm cản bước tiến hợp tác Việt-Mỹ. Thứ ba tuần tới, sẽ có buổi họp báo ở Quốc hội Mỹ. Hai hôm trước khi ông Sang gặp ông Obama, sẽ có hai văn thư gửi cho Tổng thống. Một từ Hạ viện và chúng tôi hiện đang vận động để có một văn thư tương tự từ các thượng nghị sĩ gửi cho ông Obama để nhắc nhở và đôn đốc.”
Tổ chức BPSOS nói thời gian gần đây, họ đã tiếp xúc với rất nhiều dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ thúc đẩy cho Luật nhân quyền Việt Nam được đưa ra biểu quyết sớm ở quốc hội Mỹ, kêu gọi đặt điều kiện nhân quyền vào Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ đang thương lượng với Việt Nam.
Ngày 22/7 một phái đoàn khoảng 20 người đại diện cho các tôn giáo khác nhau đang bị đàn áp tại Việt Nam sẽ gặp gỡ giới chức tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để trình bày về tình trạng đàn áp tôn giáo của Hà Nội và yêu cầu hành pháp Mỹ thúc đẩy Việt Nam trả tự do cho các tù nhân tôn giáo.
Ngoài ra, các kế hoạch tổ chức biểu tình ngay trước Tòa Bạch Ốc trong lúc hai nhà lãnh đạo Việt-Mỹ gặp nhau cũng đang được chuẩn bị. Dự kiến, hàng ngàn người từ khắp các tiểu bang trên nước Mỹ và từ Canada sẽ kéo về thủ đô Washington DC dịp này để phản đối các vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam và đánh động sự quan tâm của công luận quốc tế về thành tích nhân quyền xuống cấp của Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên ông Trương Tấn Sang thăm Mỹ trong cương vị Chủ tịch nước, và cũng là lần thứ hai một Chủ tịch Việt Nam tới Washington.
Vào tháng sáu năm 2007, cựu Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã có chuyến thăm 'lịch sử' tới Hoa Kỳ. Trong tất cả các chặng dừng chân của ông Triết tại Mỹ dịp đó đều diễn ra các cuộc biểu tình phản đối, đông đảo nhất là ngay trước Tòa Bạch Ốc.
Ít nhất 2 thỉnh nguyện thư đã được phát động trên mạng, thu hút chữ ký của hàng ngàn người cả trong lẫn ngoài nước, đòi hỏi Tổng thống Mỹ đặt nhân quyền Việt Nam ưu tiên lên trên vấn đề mậu dịch.
Thỉnh nguyện thư do Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS khởi xướng trên trang Change.org của Tòa Bạch Ốc nhấn mạnh đã đến lúc chính quyền của Tổng thống Obama phải đảo lại trật tự ưu tiên, yêu cầu Việt Nam phải cải thiện nhân quyền trước khi mở rộng giao thương với Hà Nội.
Thỉnh nguyện thư trên trang Democracy for Vietnam kêu gọi Tổng thống Obama, với quyết tâm cổ võ dân chủ trên toàn cầu, hãy đứng về phía những nhà hoạt động nhân quyền dũng cảm tại Việt Nam như tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, nhạc sĩ Việt Khang, blogger Điếu Cày, nhà hoạt động chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên hay Đinh Nguyên Kha, những người bị giam cầm tùy tiện chỉ vì dám bày tỏ quan điểm bất đồng chính kiến.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành BPSOS, cho biết:
“Tổng thống Obama đã nói sẽ nêu vấn đề nhân quyền với ông Trương Tấn Sang khi hai nguyên thủ quốc gia gặp nhau vào ngày 25/7. Mục đích của chúng tôi là vận động để ông Obama trình bày một số trường hợp rất cụ thể thay vì chỉ nói chung chung về vấn đề nhân quyền Việt Nam. Chúng tôi muốn Tòa Bạch Ốc có một danh sách cụ thể các tù nhân lương tâm và thỉnh nguyện thư này kêu gọi Tổng thống Obama yêu cầu Chủ tịch Việt Nam trả tự do cho một số tù nhân trong danh sách đó. Hiện nay chúng tôi đang muốn thúc đẩy cho ba trường hợp nổi bật là tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày, và Tạ Phong Tần.”
Các thỉnh nguyện thư tố cáo Hà Nội thời gian gần đây không ngừng leo thang đàn áp những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước, bắt bớ rất nhiều blogger và những nhà hoạt động chính trị cũng như tăng cường kiểm soát internet, giới hạn quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, và tự do tụ tập của công dân.
Chỉ tính riêng từ đầu năm tới nay đã có gần 50 nhà cổ xúy dân chủ tại Việt Nam bị giam cầm.
Ngoài các thỉnh nguyện thư trên mạng, còn có chiến dịch kêu gọi mọi người viết thư tay gửi thẳng đến các lãnh đạo cao cấp của Hoa Kỳ đề nghị nêu cao vấn đề nhân quyền trong cuộc gặp cấp cao Việt-Mỹ tại Tòa Bạch Ốc vào tuần tới.
Cùng với các thỉnh nguyện thư, hàng loạt các cuộc vận động trong nước Mỹ và quốc tế vận khác cũng đã được khởi động trước chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang đến Mỹ, bao gồm kêu gọi Quốc hội tổ chức thêm các buổi điều trần về nhân quyền Việt Nam.
Your browser doesn’t support HTML5
“Có hai nỗ lực song hành nữa. Thứ nhất, vận động để quốc hội Mỹ lên tiếng trực tiếp với Tổng thống Obama. Bên cạnh đó, chúng tôi phối hợp với các tổ chức nhân quyền của Mỹ và quốc tế để đồng loạt lên tiếng trên công luận cùng đốc thúc Tổng thống Mỹ hãy đòi hỏi những điểm rất cụ thể, mà cụ thể nhất là danh sách tù nhân lương tâm mà Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam trả tự do để chứng tỏ thiện chí cải thiện nhân quyền vốn quá tồi tệ hiện nay làm cản bước tiến hợp tác Việt-Mỹ. Thứ ba tuần tới, sẽ có buổi họp báo ở Quốc hội Mỹ. Hai hôm trước khi ông Sang gặp ông Obama, sẽ có hai văn thư gửi cho Tổng thống. Một từ Hạ viện và chúng tôi hiện đang vận động để có một văn thư tương tự từ các thượng nghị sĩ gửi cho ông Obama để nhắc nhở và đôn đốc.”
Tổ chức BPSOS nói thời gian gần đây, họ đã tiếp xúc với rất nhiều dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ thúc đẩy cho Luật nhân quyền Việt Nam được đưa ra biểu quyết sớm ở quốc hội Mỹ, kêu gọi đặt điều kiện nhân quyền vào Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ đang thương lượng với Việt Nam.
Ngày 22/7 một phái đoàn khoảng 20 người đại diện cho các tôn giáo khác nhau đang bị đàn áp tại Việt Nam sẽ gặp gỡ giới chức tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để trình bày về tình trạng đàn áp tôn giáo của Hà Nội và yêu cầu hành pháp Mỹ thúc đẩy Việt Nam trả tự do cho các tù nhân tôn giáo.
Ngoài ra, các kế hoạch tổ chức biểu tình ngay trước Tòa Bạch Ốc trong lúc hai nhà lãnh đạo Việt-Mỹ gặp nhau cũng đang được chuẩn bị. Dự kiến, hàng ngàn người từ khắp các tiểu bang trên nước Mỹ và từ Canada sẽ kéo về thủ đô Washington DC dịp này để phản đối các vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam và đánh động sự quan tâm của công luận quốc tế về thành tích nhân quyền xuống cấp của Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên ông Trương Tấn Sang thăm Mỹ trong cương vị Chủ tịch nước, và cũng là lần thứ hai một Chủ tịch Việt Nam tới Washington.
Vào tháng sáu năm 2007, cựu Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã có chuyến thăm 'lịch sử' tới Hoa Kỳ. Trong tất cả các chặng dừng chân của ông Triết tại Mỹ dịp đó đều diễn ra các cuộc biểu tình phản đối, đông đảo nhất là ngay trước Tòa Bạch Ốc.