Đường dẫn truy cập

Các nước Thái Bình Dương họp ở Trung Quốc để cập nhật luật lệ về các cuộc chạm trán


Tư liệu- Tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản đi dọc theo tàu đánh cá của các nhà hoạt động Nhật Bản gần một nhóm đảo tranh chấp mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku.
Tư liệu- Tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản đi dọc theo tàu đánh cá của các nhà hoạt động Nhật Bản gần một nhóm đảo tranh chấp mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku.

Giới chức hải quân từ các quốc gia giáp Thái Bình Dương như Nhật, Nga, Mỹ từ ngày 16/1 sẽ họp tại thành phố Nam Kinh của Trung Quốc để bàn chuyện cập nhật các quy định về các cuộc chạm trán bất ngờ, cùng các vấn đề khác, truyền thông nhà nước cho biết.

Cuộc đàm phán kéo dài ba ngày giữa 70 đại diện từ 30 quốc gia diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, đặc biệt là các cuộc chạm trán trên biển giữa Trung Quốc với Philippines.

Hai nước có tuyên bố chủ quyền khác nhau trên tuyến đường thủy chiến lược này đã liên tục cáo buộc nhau về hành vi gây hấn trong nhiều tháng qua.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, thủy lộ để vận chuyển các chuyến hàng trị giá hơn 3 ngàn tỷ đô la mỗi năm, nơi mà Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.

Đầu tuần này, Manila tuyên bố Philippines sẽ phát triển các hòn đảo ở Biển Đông mà nước này coi là một phần lãnh thổ của mình để quân đội có thể sinh sống tại những hòn đảo này.

Trung Quốc thỉnh thoảng cũng cáo buộc các tàu hải quân Mỹ xâm nhập trái phép vùng biển mà Bắc Kinh nhận là của họ ở Biển Đông. Tuy nhiên, hải quân Mỹ khẳng định các hoạt động thường lệ của họ ở vùng biển quốc tế là phù hợp với luật pháp quốc tế.

Cuộc họp nhóm công tác tuần này đặt nền móng cho Hội nghị chuyên đề Hải quân Tây Thái Bình Dương hai năm một lần được tổ chức tại thành phố Thanh Đảo vào tháng Tư năm nay. Sự kiện này được tổ chức lần cuối tại Nhật Bản vào tháng 11 năm 2022.

Kể từ năm 2002, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đã cố gắng thiết lập một khuôn khổ để đàm phán về bộ quy tắc ứng xử Biển Đông, nhưng tiến độ vẫn rất chậm chạp.

Năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực tuyên bố các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông không có cơ sở pháp lý, nhưng Bắc Kinh bác bỏ phán quyết này.

Tuy nhiên, mối quan ngại của các thành viên trong hội nghị chuyên đề về hải quân Thái Bình Dương không giới hạn ở vấn đề Biển Đông.

Bên lề hội nghị chuyên đề năm 2022, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã gặp nhau để thảo luận về những thách thức an ninh ba bên ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm cả những thách thức từ Triều Tiên.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG