Đường dẫn truy cập

Trận chiến với bệnh Lao


Hình minh họa.
Hình minh họa.

Bệnh Lao đã từng gây tai họa cho loài người từ nhiều thế kỷ. Đặc điểm của những vết thương của bệnh gây ra do vi khuẩn hình gậy Mycobacterium Tuberculosis đã tìm thấy trong những bộ xương từ thời đại đồ đá mới ở Âu Châu và tại Ai Cập trong những xác chết đã chôn từ trước năm 3700 BC (trước Công Nguyên). Bệnh lao phổi hoặc bệnh cùi của phổi đã được diễn tả bởi danh y người Hy Lạp Hippocrates từ trước 400 BC.


Vua thảm họa


Hình thức biến dạng của bệnh lao còn gọi là bệnh tràng nhạc rất phổ biến vào thế thứ 17. Sưng hạch ở cổ người bệnh khiến mặt họ như mặt heo giúp ta dễ nhận diện. Một thói quen bất thường ở hai quốc gia Pháp và Anh là khi chạm vào nhà vua thì bệnh tràng nhạc sẽ khỏi. Kể từ triều đại của Robert the Pious (966-1031) cho tới cuộc cách mạng của nước Pháp vào năm 1789, các vị đứng đầu hoàng tộc đều được ban cho thiên mệnh là chữa đâu khỏi đó. King Charles II của nước Anh được cho là đã chạm vào 92,000 bệnh nhân trong thời gian từ 1660 tới 1664.

Vi khuẩn bệnh lao tăng sinh mạnh cùng với sự phát triển của văn minh và thành phố trong suốt thế kỷ thứ 19. Nghèo túng tiếp tay cho sự lan rộng của bệnh lao. Di dân từ Âu Châu tràn ngập Hoa Kỳ và cả ngàn người chết trong các khu ổ chuột bẩn thỉu. Vì quá đông, làm việc quá sức và kém ăn uống trong những điều kiện không có vệ sinh khiến sự miễn nhiễm của họ suy giảm, nhất là do đã thiếu ăn khi còn ở quê hương. Sự nhiễm và bản chất khó chữa của vi khuẩn giúp chúng dễ dàng vượt qua mọi biên giới như giai tầng xã hội, tuổi tác và chủng tộc. Có thời kỳ đại dịch bệnh lao là thủ phạm gây tử vong cho 1/5 người tại thế giới kỹ nghệ.

Vi trùng Bệnh Lao

Vào thời gian “cực thịnh” của dịch lao năm 1882, nhà vi trùng học tự huấn luyện người nước Phổ là Robert Koch đã tìm ra vi khuẩn và xác định sự lây lan của bệnh lao. Sau đó ông lại tìm ra cách thử để tìm ra bệnh này. Đây là lúc bệnh bắt đầu giảm. Từ số tử vong cao nhất là 400 /100,000 dân chúng ở Âu Châu và Mỹ Châu số người chết phải chia đôi vào năm 1900. Cải thiện đời sống và sự khám phá ra X-quang của giáo sư Vật Lý Wilhelm Conrad Röntgen người Đúc đã giúp kiểm soát một phần nào dịch bệnh này.

Trị bệnh duy nhất khi đó là nằm ở viện điều dưỡng sanatorium có khi cả năm. Muốn điều trị tại đây cần tuân theo một số điều kiện như tuyệt đối nghỉ hoàn toàn, ăn uống đầy đủ, vệ sinh và không khí trong lành. Điều trị như vậy không phải là để chữa khỏi bệnh lao nhưng chỉ là để giúp sự miễn nhiễm của cơ thể chống trả với bệnh và giúp cô lập vi khuẩn để bệnh mau lành. Thụy Sĩ với khí hậu và phong cảnh quá đẹp đã giúp nơi đây trở thành một sanatorium cho những gia đình giàu có.


Những hiểm họa của sự tiêu thụ


Trước điều trị bệnh lao có những triệu chứng như sốt rất cao, đổ mồ hôi ban đêm, da tái xanh, ho ra máu và gầy yếu.

Từ nhiều thế kỷ đã có một hiểu lầm là bệnh lao do căng thẳng gây ra. Khái niệm này bắt nguồn từ những nghiên cứu của khoa học gia người Scotland là David Kissen. Ông này đã phổ biến tập tài liệu Emotional Factors in Pulmonary Tuberculosis vào năm 1958. Thực đúng như hình ảnh cổ điển của một thi sĩ, nghệ sĩ hoặc một tiểu thuyết gia đã tiêu phí cuộc đời trong sự quay cuồng của ham muốn và không có tình yêu. Đây không phải là một bức tranh hài hước: Nàng Keats của chị em nhà Bronte’, Elizabeth Barret Browning , D.H. Lawreence và Franz Kafka đều chết vì bệnh lao.

Thuốc chủng BCG

Bệnh lao của loài bò có thể lây sang người qua sữa bị nhiễm vi trùng lao. Tuy nhiên thử nghiệm ngoài da và khử trùng theo phương pháp của nhà bác học Pasteur hầu như có thể loại bỏ nguồn gốc này. Tại Hoa Kỳ, có tới 280 triệu gia súc được thử ngoài da tìm bệnh lao từ năm 1917 tới 1940. Vì sức khỏe và ích lợi quốc gia, khoảng 280 triệu gia súc mang bệnh bị tiêu diệt. Tuy nhiên sự kiện này đã đưa tới một tiến bộ y học khá quan trọng: đó là làm ra thuốc chủng ngừa bệnh lao. Hai nhà khoa học người Pháp, Albert Calmette và Camille Gurin, đã sát cánh nhau tìm hiểu về vi khuẩn ở gia súc mang mầm bệnh lao từ năm 1906.

Mặc dù đã có công hiệu của thuốc chủng ‘BCG’ nhưng rất tiếc là mãi tới cuối năm 1940 mới có thuốc streptomycin để chữa bệnh lao. Thuốc này do một nhà sinh vật học người Mỹ gốc Nga, Selman Waksman, tìm ra. Từ năm 1920, chữa bệnh lao ở các sanatorium gồm có giải phẫu để làm xẹp phổi bằng cách tạo ra một lớp không khí giữa phổi và thành lồng ngực; và cắt bỏ nhiều xương sườn để lồng ngực xẹp và khép kín một u mủ. Tất cả đều có mục đích là giúp bệnh lành mau hơn. Nhưng bất hạnh thay là việc lành này lại rất chậm, đôi khi tái phát và gây ra tổn thương cho nhiều mô bào. Vào năm 1930, bác sĩ R.C. Winfield, Giám đốc Brompton Hospital Sanatorium ở thành phố Frimly, Anh Quốc, bày tỏ lòng “ngưỡng mộ” về bệnh lao như sau: “Không có một bệnh nhân nào được coi là lành bệnh lao cho tới khi người đó chết một cách an toàn vì một số bệnh khác.”

Bệnh Lao ngày nay

Bệnh lao vẫn còn là một đối thủ đáng sợ. Vi khuẩn bệnh lao âm thầm có ở cả triệu người và đa số đều có thể chống lại bệnh ngoại trừ khi đời sống suy sụp. Sự nghèo khó là đồng minh khá mạnh của bệnh hoạn mà bệnh lại rất nhiều tại các quốc gia đang phát triển như châu Á, châu Phi và South America. Các quốc gia giàu có hơn vẫn chịu cùng số phận. Trong khoảng thời gian từ năm 1985 tới 1992, tại Hoa Kỳ, số bệnh nhân bị bệnh lao lên tới 16%, một con số đáng e ngại tại một quốc gia mà streptomycine hầu như không có.

Những khí giới như chủng ngừa, thuốc chuyên trị lao và chụp hình phổi vẫn tiếp tục tiêu diệt bệnh này. Nhưng tiếc thay bệnh lao chỉ hết khi nào nạn nghèo đói không còn nữa.

  • 16x9 Image

    Nguyễn Ý-Đức

    Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức, Tuổi Ất Hợi, Nguyên quán Hải Dương. Hiện đang cư ngụ tại Texas, Hoa Kỳ.

    Tốt nghiệp Tiến Sĩ Y Khoa tại Đại Học Y - Dược Sài Gòn năm 1963. Hành nghề Y Khoa Gia Đình, tại Việt Nam và Hoa Kỳ gần 50 năm. Hiện đã về hưu và đang định cư tại Hoa Kỳ.

    Tác giả của nhiều sách và bài viết tiếng Việt về sức khỏe, dinh dưỡng và những vấn đề y tế xã hội đã được in, phát hành ở Hoa Kỳ và Việt Nam.

    Hợp tác với chương trình phát thanh VOA, RFI, RFA, Việt Nam Hải Ngoại, VietRadio, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio Canada, và truyền hình trong ngoài nước như O 2TV, Vietface TV, Vietv, CMG TV, báo như Tuần Báo Trẻ, Người Việt, Việt Vùng Vịnh, Thời Báo, Bút Việt, Á Châu Thời Báo, Thằng Mõ, Hướng Đi… Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên Việt Nam Canada và YKHOANET thực hiện để phổ biến các tin tức y học, nâng cao sức khỏe dân chúng.

VOA Express

XS
SM
MD
LG