Giới cử tri Ai Cập đang đi đầu phiếu trong ngày cuối cùng của cuộc bầu cử vòng nhì để bầu chọn vị Tổng Thống kế tiếp của Ai Cập, tiếp theo sau các cuộc biểu tình rầm rộ của công chúng, dẫn tới việc từ chức của cựu lãnh tụ Hosni Mubarak hồi năm ngoái.
Cử tri Ai Cập có hai sự lựa chọn, một là bầu cho một ứng cử viên của chế độ cũ thời Mubarak, là cựu Thủ Tướng Ahmed Shafiq, hoặc một người theo chủ nghĩa Hồi giáo, là ứng cử viên của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo Mohammed Morsi.
Tỷ lệ cử tri đi đầu phiếu thay đổi tùy theo vùng trong ngày đầu của cuộc biểu quyết hôm qua, với tâm trạng dường như kém phấn khởi hơn, so với vòng đầu cuộc bầu cử hồi tháng trước.
Thông tín viên Elizabeth Arrott của Đài VOA đặc trách tường trình các vấn đề Trung Đông , nói rằng cử tri Ai Cập có thể đã vỡ mộng về những khác biệt rõ rệt giữa hai ứng cử viên hàng đầu, sau khi các nhân vật trung hòa bị loại bỏ trong cuộc bầu cử đầu tiên.
Một số cử tri cũng bày tỏ thất vọng về tình trạng thiếu tiến bộ trong nước, 16 tháng sau cuộc nổi dậy.
Ai Cập vẫn chưa có một hiến pháp vạch ra các quyền hạn của Tổng Thống, và hôm thứ Năm vừa rồi, Tòa án Hiến Pháp tối cao của Ai Cập ra phán quyết giải tán quốc hội đương nhiệm do các tín đồ Hồi giáo dẫn đầu.
Tên của nhân vật dành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng Thống tự do đầu tiên của Ai Cập, theo dự kiến sẽ được loan báo vào ngày thứ Năm sắp tới, tuy nhiên, theo trông đợi sẽ có các kết quả không chính thức vào đầu tuần tới.
/
Cử tri Ai Cập có hai sự lựa chọn, một là bầu cho một ứng cử viên của chế độ cũ thời Mubarak, là cựu Thủ Tướng Ahmed Shafiq, hoặc một người theo chủ nghĩa Hồi giáo, là ứng cử viên của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo Mohammed Morsi.
Tỷ lệ cử tri đi đầu phiếu thay đổi tùy theo vùng trong ngày đầu của cuộc biểu quyết hôm qua, với tâm trạng dường như kém phấn khởi hơn, so với vòng đầu cuộc bầu cử hồi tháng trước.
Thông tín viên Elizabeth Arrott của Đài VOA đặc trách tường trình các vấn đề Trung Đông , nói rằng cử tri Ai Cập có thể đã vỡ mộng về những khác biệt rõ rệt giữa hai ứng cử viên hàng đầu, sau khi các nhân vật trung hòa bị loại bỏ trong cuộc bầu cử đầu tiên.
Một số cử tri cũng bày tỏ thất vọng về tình trạng thiếu tiến bộ trong nước, 16 tháng sau cuộc nổi dậy.
Ai Cập vẫn chưa có một hiến pháp vạch ra các quyền hạn của Tổng Thống, và hôm thứ Năm vừa rồi, Tòa án Hiến Pháp tối cao của Ai Cập ra phán quyết giải tán quốc hội đương nhiệm do các tín đồ Hồi giáo dẫn đầu.
Tên của nhân vật dành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng Thống tự do đầu tiên của Ai Cập, theo dự kiến sẽ được loan báo vào ngày thứ Năm sắp tới, tuy nhiên, theo trông đợi sẽ có các kết quả không chính thức vào đầu tuần tới.
/