Đường dẫn truy cập

Các kinh tế gia cảnh báo việc giảm giá tiền đồng sẽ kích hoạt lạm phát


Các kinh tế gia cảnh báo việc giảm giá tiền đồng sẽ kích hoạt lạm phát
Các kinh tế gia cảnh báo việc giảm giá tiền đồng sẽ kích hoạt lạm phát

Theo các kinh tế gia, việc chính phủ giảm giá tiền đồng nhằm thúc đẩy tăng trưởng trên thực tế có thể sẽ châm ngòi cho lạm phát tăng cao do chi phí sản xuất gia tăng.

Hôm 11 tháng Hai, Ngân hàng nhà nước Việt Nam ấn định một đôla đổi được 20.693 đồng, so với 18.932 đồng như trước đây.

Các chuyên gia cho rằng việc giảm giá tiền đồng hồi tuần trước là nhằm giảm thâm hụt thương mại tuy nhiên hành động này lại không tính đến thực tế là nhiều sản phẩm của Việt Nam, trong đó có các mặt hàng xuất khẩu, trên thực tế phần lớn được sản xuất từ nguyên liệu ngoại nhập.

Hãng thông tấn Đức trích lời kinh tế gia Lê Đăng Doanh, cự Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, nói rằng việc giảm giá tiền đồng sẽ kích hoạt lạm phát tăng nhanh vì nhiều mặt hàng sẽ tăng giá.

Trong khi đó, ông Bùi Kiến Thành, cố vấn kinh tế cao cấp, nói rằng nếu tiền đồng mất đi 1% giá trị so với đồng đôla thì chỉ số giá tiêu dùng, CPI, sẽ tăng 0.15% và việc giảm giá tiền đồng xuống 9,3% có thể sẽ khiến chỉ số CPI tăng 1,4%.

Ngân hàng trung ương Việt Nam nói tỷ giá thấp hơn cũng như biên độ giao dịch thu hẹp hơn sẽ góp phần giảm mức thâm hụt mậu dịch của Việt Nam, hiện được ở mức 12,4 tỉ đôla trong năm ngoái.

Tuy nhiên, các kinh tế gia chỉ ra rằng một số mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam như giày dép, hàng dệt may được sản xuất từ 90% nguyên liệu ngoại nhập.

Kinh tế gia Phạm Chi Lan giải thích rằng theo nguyên tắc, việc giảm giá tiền tệ sẽ khiến hàng hóa xuất khẩu trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới, tuy nhiên lợi thế này sẽ không còn nữa nếu các nguyên liệu thô sử dụng cho việc sản xuất là nguyên liệu nhập khẩu, vì nếu tiền tệ giảm giá, nguyên liệu nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn và khiến chi phí sản xuất sẽ gia tăng.

Các nhà sản xuất do đó sẽ buộc phải tăng giá sản phẩm để bù vào khoản chi phí gia tăng đó và để mất đi lợi thế cạnh tranh về giá cả trên thị trường thế giới.

Theo bà Lan, cách tốt hơn để giảm thâm hụt thương mại là tăng giá trị gia tăng của các loại hàng hóa xuất khẩu.

Các kinh tế gia cũng hối thúc chính phủ Việt Nam có biện pháp phục hồi niềm tin vào tiền đồng vì sẽ không ai muốn giữ tiền đồng nữa nếu họ không chắc đồng tiền có tiếp tục bị giảm giá hay không.

Nguồn: DPA, Bloomberg

VOA Express

XS
SM
MD
LG