Đường dẫn truy cập

Tập đoàn quân nhân Thái bị chỉ trích đưa đất nước xa rời thể chế dân chủ


Tổng thư ký Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia của Thái Lan, tướng Paiboon Koomchaya và cũng là người đặc trách các vấn đề tư pháp và pháp lý mở cuộc họp báo tai tại Bangkok, 23/7/14
Tổng thư ký Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia của Thái Lan, tướng Paiboon Koomchaya và cũng là người đặc trách các vấn đề tư pháp và pháp lý mở cuộc họp báo tai tại Bangkok, 23/7/14

Những người chỉ trích hiến pháp lâm thời mới của Thái Lan nói rằng hiến chương này đi ngược lại với những tuyên bố của quân đội là mở đường cho việc quay trở lại thể chế dân chủ dân sự. Từ Bangkok, Thông tín viên VOA Steve Herman tường trình về những phản ứng thêm đối với hiến pháp lâm thời, được ban hành trong tuần này.

Một cựu bộ trưởng, được các nhà lãnh đạo quân sự Thái Lan xem như là một người đang bị truy nã, gọi hiến pháp lâm thời mới là một trong những sắc lệnh có tính cách áp bức nhất của tập đoàn quân nhân.

Ông Jakrapob Penkair là một trong những người thành lập Tổ chức Thái Lan Tự do vì Nhân quyền và Dân chủ (FT-HD) nói với Đài VOA qua Skype từ một địa điểm bí mật bên ngoài Thái Lan: “Chế độ quân sự này đặt họ lên trên toàn bộ hệ thống trong hiến pháp. Ngay cả khi có một Quốc hội do dân bầu hay được chỉ định hay có một chính phủ do dân bầu hay được chỉ định, lời nói cuối cùng là của họ, là của chế độ quân nhân.”

Ông Jakrapob, một lãnh tụ sáng lập của phong trào “Áo Đỏ” xem việc quân đội trở lại hệ thống chính trị của vương quốc trong những năm 1980 và 1990 khi các đảng yếu đến mức không có lựa chọn nào khác là thành lập một liên hiệp không ổn định.

Ông Jakrapob nhận định rằng: “Đối với một sự liên minh chính trị mong manh như thế mọi chuyện có thể sụp đổ rất dễ dàng. Tôi tiên đoán đây là điều quân đội muốn.”

Tổ chức theo dõi Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch kêu gọi hội đồng quân nhân tu chính điều tổ chức này gọi là “một hiến chương dành cho chế độ độc tài” trao cho các nhà lãnh đạo quân đội những quyền hành rộng rãi nhưng không có trách nhiệm hay những đảm bảo chống lại việc vi phạm nhân quyền.

Giám đốc của Human Rights Watch phụ trách châu Á, ông Brad Adams, lo ngại là những điều khoản trong hiến pháp tạm thời có thể được thi hành như là một hiến pháp thường trực.

Ông Jakrapob nhận định rằng: “Đối với một sự liên minh chính trị mong manh như thế mọi chuyện có thể sụp đổ rất dễ dàng. Tôi tiên đoán đây là điều quân đội muốn.”
Ông Jakrapob nhận định rằng: “Đối với một sự liên minh chính trị mong manh như thế mọi chuyện có thể sụp đổ rất dễ dàng. Tôi tiên đoán đây là điều quân đội muốn.”

Ông Adams cho biết: “Hiến pháp này có thể là mầm mống trong một thời gian rất dài của một loại dân chủ nửa vời quân đội kiểm soát theo kiểu Miến Điện. Và điều này sẽ là mối lo cho bất cứ ai trong vùng cũng như trên toàn thế giới vì Thái Lan đã là một quốc gia dân chủ trong quá khứ và đã làm rất tốt. so với nhiều quốc gia khác trong vùng.”

Nói chuyện với Đài VOA qua Skype từ San Francisco, ông Adams tiên đoán là những cuộc đảo chánh tại Thái Lan sẽ kéo dài hơn.

Ông Adams nói: “Một số cuộc đảo chánh có thời hạn rất ngắn với bảng hiến pháp được quân đội nhanh chóng thông qua và sau đó các cuộc bầu cử được loan báo như là cách thức trở về con đường dân chủ. Nhưng, trong trường hợp này, trong khi quân đội nói họ sẽ làm việc này thì họ lại thông qua một hiến pháp tạm thời căn bản ban tất cả quyền hành cho giới lãnh đạo quân đội và một số các Thủ tướng tương lai sẽ giống như tổng tư lệnh quân đội hiện nay.”

Cả ông phó và phụ tá của người đứng đầu hội đồng quân nhân trong tuần này cho biết họ không bác bỏ việc Đại tướng Prayuth Chan-ocha có thể được chọn làm Thủ tướng. Tuy nhiên hai ông nhấn mạnh là việc này tùy theo Quốc hội lâm thời chọn một nhà lãnh đạo chính phủ để điều hành đất nước cho đến cuộc bầu cử kế tiếp, dự trù được tổ chức không sớm hơn tháng 10 năm 2015.

Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị lật đổ trong năm nay tiếp sau 6 tháng biểu tình tại Bangkok.

Bà Yingluck đã đi châu Âu tuần này. Một bức ảnh được đưa lên mạng xã hội cho thấy bà ôm hôn anh bà là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra khi đến Paris.

Đã có tin đồn liệu bà Yingluck có cùng với ông Thaksin đi tự ý sống lưu vong hay trở về nước vào tháng 8, như đã hứa, để chống lại các vụ kiện bà.

Chưa xảy ra cuộc tụ tập công cộng nào ở Thái Lan để chống lại hiến chương tạm thời. Các cuộc thăm dò công luận được đăng trên các nhật báo nằm dưới chế độ kiểm duyệt gay gắt nhất từ nhiều thập niên, cho thấy đa số người Thái ủng hộ cuộc vận động cải cách của tập đoàn cầm quyền.

Bà Yingluck đã đi châu Âu tuần này.
Bà Yingluck đã đi châu Âu tuần này.

Kể từ sau cuộc đảo chính ngày 22 tháng 5, quân đội đã tham gia vào một số chương trình dân dã, trong đó có việc cống hiến các buổi hòa nhạc và chiếu phim miễn phí, cũng như cứu xét những vấn đề công an, như bài trừ nạn đậu xe bất hợp pháp và nạn tính giá quá mức của giới lái taxi và xe ôm.

Tập đoàn có quyền triệu tập bất cứ ai đưa ra những lời bình phẩm bị cho là mang tính chính trị hay gây bất ổn.

Kể từ sau cuộc đảo chính ngày 22 tháng 5, hàng ngàn người đã bị đòi thẩm vấn và tạm giam. Nhiều người bị nhắm làm mục tiêu được coi là đồng minh của dòng họ Shinawatra, những người chỉ trích quân đội hay các luật lệ về khinh quân của Thái Lan.

Ủy ban Cải cách Luật lệ và Đối thoại trên mạng Internet, thuộc Quỹ Dịch vụ

Tự nguyện Thái, hôm nay đã công bố một danh sách các cáo trạng truy tố hơn 100 người kể từ sau cuộc đảo chính ngày 22 tháng 5.

Trong khi một số cáo trạng có tính nghiêm trọng, như sở hữu vũ khí đạn dược, các cáo trạng khác dường như rất tầm thường như đọc lớn tiếng những bài thơ chống đảo chính bên ngoài một thương xá.

Tuần này, nhà vua được kính nể của Thái Lan đã chính thức ủng hộ hiến chương tạm thời trong một buổi lễ với Tướng Prayuth, tổng tư lệnh quân đội. Buổi lễ đã diễn ra tại một cung điện ở thành phố Hua Hin ven biển, nơi nghỉ dưỡng của nhà vua đau yếu Bhumibol Adulaydej.

Buổi lễ được cho là mang lại thêm tính chính đáng hoàng gia cho hội đồng quân nhân qua việc phê chuẩn các luật lệ mới mà hội động đã soạn thảo.

Cơ quan lập pháp tạm thời được tập đoàn cầm quyền bổ nhiệm sẽ chọn ra một ủy ban phác thảo hiến pháp mới, sau đó văn bản sẽ được đệ trình lên một ủy ban cải cách để phê chuẩn. Chưa rõ liệu sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp vĩnh viễn hay không.

Nhà vua được kính nể của Thái Lan đã chính thức ủng hộ hiến chương tạm thời trong một buổi lễ với Tướng Prayuth, tổng tư lệnh quân đội.
Nhà vua được kính nể của Thái Lan đã chính thức ủng hộ hiến chương tạm thời trong một buổi lễ với Tướng Prayuth, tổng tư lệnh quân đội.

Lộ đồ của tập đoàn về điều họ gọi là sự trở lại thể chế dân chủ trên cơ bản đi đôi với những gì mà người biểu tình đã yêu cầu khi chiếm đóng nhiều nơi ở thủ đô đòi lật đổ thủ tướng lúc đó là bà Yingluck Shinawatra.

Kể từ khi chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế năm 1932, Thái Lan đã thường xuyên trải qua những vụ quân đội lật đổ chính phủ dân sự. Các tướng lãnh hoặc các phán quyết của tòa án đã lật đổ 3 chính phủ kể từ năm 2006.

Các đảng phái được sự hậu thuẫn của nhà tỷ phú Thaksin Shinawatra, anh của bà Yingluck Shinawatra, đã thắng trong 5 cuộc bầu cử vừa qua ở Thái Lan.

Ông Thaksin đã bị lật đổ khỏi chức vụ thủ tướng trong cuộc đảo chính năm 2006, và 2 năm sau đó đã bị một ủy ban do quân đội bổ nhiệm kết tội.

Sau khi bà Yingluck bị lật đổ hồi tháng 5 năm nay, Tướng Prayuth đã công bố thiết quân luật và sau đó đích thân lên nắm quyêàn.

Thủ lãnh nhóm đối lập đang sống lưu vong, ông Jakrapob, nói rằng hiến chương tạm thời rõ rằng nhắm mục tiêu “ngăn chặn những thứ như ông Thaksin và đảng Thai Rak Thai trở lại ở Thái Lan.”

Đảng Thai Rak Thai được ông Thaksin thành lập năm 1998 và bị cấm hoạt động vào năm 2007.

Nhưng ông Jakrapob bày tỏ sự tin tưởng rằng cuộc đảo chính năm 2014 sẽ không có khả năng kéo dài quyền lực về lâu về dài.

Ông nói: “Nhiều chế độ quân phiệt ở Thái Lan đã bị đánh bại khi dân chúng có hành động. Chúng tôi hy vọng điều đó sẽ xảy ra nay mai, có lẽ trong vài tháng hay vài năm nữa."

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG