Đường dẫn truy cập

Giới chuyên gia: Đối tác Chiến lược không phải là dấu hiệu Việt Nam sẽ liên kết với Mỹ


Tổng thống Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng.
Tổng thống Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng.

Các chuyên gia cho rằng khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Việt Nam vào ngày 10/9, nhiều khả năng Washington và Hà Nội sẽ nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược, một bước quan trọng trong quan hệ song phương, nhưng điều này không có nghĩa là Việt Nam liên kết với Mỹ, theo VOA News.

Trong hệ thống phân cấp quan hệ ngoại giao của Hà Nội, Quan hệ Đối tác Chiến lược là cấp độ thứ hai, chỉ sau cấp độ cao nhất là Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Nhà Trắng ngày 28/8 cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tới Hà Nội vào ngày 10/9 để gặp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, người giữ chức vụ cao nhất của đất nước, và các nhà lãnh đạo khác để thảo luận về các biện pháp tăng cường hơn nữa hợp tác song phương.

Trong khi các chuyên gia cho rằng việc nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ thành Quan hệ Đối tác Chiến lược gần như chắc chắn nếu chuyến thăm của ông Biden diễn ra theo đúng kế hoạch, họ nói rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam đang nâng cấp quan hệ đối tác của họ - xét trên bình diện rộng - như một biện pháp phòng vệ trước sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Ông Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, nói với VOA: “Điều này không có nghĩa là Việt Nam đang di chuyển vào quỹ đạo của Mỹ. Đây là chuyện Việt Nam vẫn đang duy trì quỹ đạo độc lập của riêng mình – duy trì không gian riêng với Trung Quốc”.

Ông nói tiếp: “Nhờ điều này, có nhiều cơ hội để hai bên hợp tác thực dựng và có chung lợi ích, nhưng Việt Nam sẽ không bước sang phần sân của chúng ta”.

‘Mạng lưới quan hệ đối tác’

Trong năm qua, Việt Nam bận rộn trên mặt trận ngoại giao, tìm cách nâng cấp quan hệ với nhiều nước trong khu vực.

Vào tháng 12, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với Hàn Quốc lên Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, cấp độ cao nhất trong cấp bậc ngoại giao của Việt Nam, ngang hàng với Trung Quốc, Nga và Ấn Độ.

Việt Nam cũng dự kiến sẽ ký kết Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Australia trong năm nay, điều này được công bố sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và người đồng cấp Penny Wong gặp nhau tại Hà Nội vào ngày 22/8.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng đến thăm Hà Nội ngày 27/8. Tại đây, ông đã gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính và hai người thảo luận về việc thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Ông Alexander Vuving, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á Thái Bình Dương ở bang Honolulu, Mỹ, nói rằng những mối quan hệ được tăng cường này là nỗ lực phối hợp của Hà Nội nhằm tạo ra một bức tường thành chống lại Bắc Kinh.

GS. Vuving nói: “Việt Nam phải nâng cấp mối quan hệ với tất cả các quốc gia này là những nước có thể giúp đỡ họ trong trường hợp khủng hoảng hoặc thậm chí giúp họ tăng cường khả năng chống đỡ trước sự xâm lấn của Trung Quốc”. Ông nói thêm: “Nếu chúng ta nhìn vào mạng lưới quan hệ đối tác với tất cả các cường quốc quan trọng trong khu vực, chúng ta có thể an tâm hơn một chút. Đó là chiến lược tổng thể của Việt Nam. Bắt tay với nhiều bên – một dạng ‘lăng nhăng’ về địa chính trị”.

Các mối đe dọa đối với chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam thường diễn ra ở Biển Đông. Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam mở rộng ra 200 hải lý tính từ bờ biển. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ vùng biển giàu tài nguyên với đường 9 đoạn – một bản đồ phân định gây tranh cãi bao trùm hầu hết Biển Đông.

Ông Vuving nói rằng Trung Quốc “có các tàu cảnh sát biển và tàu dân quân quấy rối và làm gián đoạn hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam mỗi ngày”. Ông cho biết: “Họ đang đẩy ngư dân Việt Nam ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của chính Việt Nam”.

Ông Ray Powell, người đứng đầu Dự án Myoushu về Biển Đông của Đại học Stanford, Mỹ, nói rằng việc [Trung Quốc] không ngừng cản trở các hoạt động của Việt Nam trên biển là lý do hàng đầu để nâng cấp mối quan hệ với Hoa Kỳ và các đối tác khác.

Ông Powell nói: “Áp lực liên tục mà Trung Quốc đè lên [Việt Nam] từ mọi góc độ đã làm họ mong muốn tiếp tục nâng cao mức độ quan hệ đối tác đó”. Ông nói thêm: “Về nhiều mặt, việc này là nhằm cân bằng lại với Trung Quốc hơn là liên kết với Hoa Kỳ”.

Tin nói Tổng thống Mỹ sẽ kí thỏa thuận đối tác chiến lược với Việt Nam trong chuyến thăm tháng 9
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:20 0:00

Đi thăng bằng trên dây

Năm nay đánh dấu 10 năm kể từ khi Washington và Hà Nội thiết lập Quan hệ Đối tác Toàn diện. Mặc dù các chuyên gia cho rằng chính quyền Biden mong muốn nâng lên hai cấp để đạt Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam phải thận trọng để không chọc giận Bắc Kinh ngay cả khi đang cố gắng chống lại sức mạnh ngày càng tăng của nước này.

Hà Nội và Washington bình thường hóa quan hệ song phương vào năm 1995 và nâng lên thành Quan hệ Đối tác Toàn diện vào năm 2013. Quan hệ đối tác này là một tên gọi chính thức trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, đặt Hoa Kỳ vào cấp độ thứ ba trong số các đối tác ngoại giao của Việt Nam.

Ông Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu thỉnh giảng tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, nói rằng việc tiến thêm một bước lên Quan hệ Đối tác Chiến lược có thể là kết quả của chuyến thăm của ông Biden khi Hà Nội có những bước đi thận trọng nhằm giữ hòa khí với Bắc Kinh. “Việt Nam khá cẩn thận trong việc cân bằng mối quan hệ đó với hai cường quốc”, ông Giang nói.

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng Quan hệ Đối tác Chiến lược sẽ là một bước quan trọng để Việt Nam “tăng cường” năng lực hàng hải, cho phép mua sắm vũ khí tiềm năng và gửi thông điệp tới Bắc Kinh.

“Rất mạnh mẽ, nó sẽ đáp lại áp lực của Trung Quốc rằng nếu bạn đẩy tôi đi quá xa, thì tôi ít ra cũng có [sự hợp tác] của Hoa Kỳ để giúp bảo vệ lợi ích quốc gia của chính tôi”, ông Giang nói.

Diễn đàn

VOA Express

XS
SM
MD
LG