Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã cho phép triển khai binh sĩ nước ngoài để giúp tái thống nhất Mali, nhưng đang đòi hỏi thực hiện những nỗ lực về hòa giải chính trị, bầu cử và huấn luyện cho quân đội nước này.
Hôm thứ Năm, các thành viên của hội đồng đã đồng thanh chấp thuận một nghị quyết để vãn hồi hòa bình, bảo vệ nhân quyền và loại bỏ một mối đe dọa khủng bố ở Mali.
Ngoại trưởng Mali, ông Tieman Coulibaly, nói rằng quyết định đó là một bước tiến lịch sử sẽ giúp cho chính phủ hợp pháp của Mali khôi phục quyền hành.
Đại sứ Pháp tại Liên hiệp quốc, ông Gerard Arau, nói rằng Liên hiệp Âu châu sẽ hỗ trợ các nỗ lực ổn định Mali và sẽ tìm kiếm các nước tài trợ cho nỗ lực này.
Phát biểu với báo chí sau cuộc biểu quyết hôm thứ Năm, Đại sứ Araud nói rằng ngày bắt đầu hành động quân sự ở Mali chưa được ấn định nhưng ông hy vọng là hành động can thiệp quân sự sẽ không cần thiết.
Nghị quyết không đề cập cụ thể tới qui mô của lực lượng can thiệp, nhưng khối ECOWAS của Tây Phi đã lập kế hoạch để phái từ 3 đến 4.000 binh sĩ đến Mali.
Nghị quyết của Hội đồng Bảo an cho biết lực lượng này sẽ giúp xây dựng lại quân đội Mali, hỗ trợ giới hữu trách Mali chiếm lại miền bắc và tạo lập một môi trường an toàn để tiến hành các hoạt động cứu trợ.
Các nhóm hiếu chiến có liên hệ với al-Qaida đã chiếm quyền kiểm soát miền bắc Mali hồi tháng tư, không bao lâu sau khi vị tổng thống dân cử của nước này bị các quân nhân bất mãn lật đổ.
Hôm thứ Năm, các thành viên của hội đồng đã đồng thanh chấp thuận một nghị quyết để vãn hồi hòa bình, bảo vệ nhân quyền và loại bỏ một mối đe dọa khủng bố ở Mali.
Ngoại trưởng Mali, ông Tieman Coulibaly, nói rằng quyết định đó là một bước tiến lịch sử sẽ giúp cho chính phủ hợp pháp của Mali khôi phục quyền hành.
Đại sứ Pháp tại Liên hiệp quốc, ông Gerard Arau, nói rằng Liên hiệp Âu châu sẽ hỗ trợ các nỗ lực ổn định Mali và sẽ tìm kiếm các nước tài trợ cho nỗ lực này.
Phát biểu với báo chí sau cuộc biểu quyết hôm thứ Năm, Đại sứ Araud nói rằng ngày bắt đầu hành động quân sự ở Mali chưa được ấn định nhưng ông hy vọng là hành động can thiệp quân sự sẽ không cần thiết.
Nghị quyết không đề cập cụ thể tới qui mô của lực lượng can thiệp, nhưng khối ECOWAS của Tây Phi đã lập kế hoạch để phái từ 3 đến 4.000 binh sĩ đến Mali.
Nghị quyết của Hội đồng Bảo an cho biết lực lượng này sẽ giúp xây dựng lại quân đội Mali, hỗ trợ giới hữu trách Mali chiếm lại miền bắc và tạo lập một môi trường an toàn để tiến hành các hoạt động cứu trợ.
Các nhóm hiếu chiến có liên hệ với al-Qaida đã chiếm quyền kiểm soát miền bắc Mali hồi tháng tư, không bao lâu sau khi vị tổng thống dân cử của nước này bị các quân nhân bất mãn lật đổ.