Trước tiên là cho tôi có lời xin lỗi và xin sửa một chữ trong bài viết “24 Tiếng ở Châu Âu” của tôi đã được đăng cách đây độ 2 tuần cũng trên trang blog này. Thay vì xác nhận vương triều Habsburg đã cai quản cả một vùng trời Châu Âu vào cuối thế kỷ 19, tôi đã tự động đặt cho nó một cái tên “Hamburg” rất đẹp, rất dễ nhớ nhưng là... một thành phố ở Đức.
Cũng may có một độc giả thông minh nhận ra ngay và đặt câu hỏi là làm gì có cái vương triều Hamburg này! Và cũng may là tôi đã không cho thêm hai chữ “er” vào. Chứ nếu không nó trở thành “Hamburger” thì khốn.
Thế mới thấy bút sa (hay đánh máy... sa trong thời đại này) là con gì, kể cả con người cũng chết. Chứ không phải chỉ con gà.
Vì vậy sẵn đây tôi có lời cảm ơn gửi đến tất cả các anh em biên soạn của đài VOA từ bấy lâu nay đặc biệt là anh Vinh, cựu Trưởng Ban Việt Ngữ, đã giúp tôi trình bày những bài blog gãy gọn, sửa chính tả, hỏi, ngã giùm tôi. Không những anh là người cho tôi cơ hội làm một blogger cách đây 4 năm về trước khi tôi vẫn đang loay hoay với một hướng đi mới mà anh còn là một người anh luôn ủng hộ việc làm và nhất là những đề tài mà tôi chọn.
Chưa bao giờ tôi bị buộc phải viết về vấn đề gì hay bị cấm không được viết về điều gì. Điều khác biệt duy nhất là trước đây tôi được viết dài hơn, nhiều hơn về một đề tài (như 2 trường thiên blog mà tôi thích là “Ngày Xửa Ngày Xưa” và “Ngày Nảy Ngày Nay” nhắc lại việc 2 lần tôi bị trục xuất khỏi Việt Nam). Còn bây giờ thì tôi được cho biết chỉ nên viết ngắn gọn và không quá hai bài cho một đề tài.
Mà cũng đúng thôi, tôi nghĩ. Đây là trang blog cá nhân chứ đâu phải là công trình khảo cứu hay tạp chí văn học. Nếu muốn viết dài – và vì vậy khả năng “dai và dở” là rất cao – thì tốt nhất nên viết và tự cho đăng trên trang facebook cá nhân hay trang mạng nào đó. Chứ không phải trên trang này.
Chỉ tiếc rằng nói thì dễ nhưng thực hành thì khó khăn hơn nhiều. Vì thứ nhất, có một số đề tài tôi muốn viết nhiều hơn và càng viết thì càng có nhiều ý tưởng hơn nhưng lại bị giới hạn về số lượng. Thứ hai, quan trọng hơn, là không phải lúc nào tôi cũng nghĩ ra được một đề tài hay để viết. Và thứ ba, quan trọng nhất, là khi đã có một đề tài hay được chọn rồi nhưng chưa có thời gian, chưa kịp viết xuống ngay lúc đó. Và thế là nó bị việc làm, cuộc sống hàng ngày cuốn phăng đi, chẳng biết nơi mô mà tìm.
Đôi khi tôi cứ nghĩ phải chi mỗi bài tôi được trả hai, ba ngàn đô như ca sĩ! Hay đứa con đầu lòng Hội & Ngộ của tôi được trả tiền bản quyền chừng một triệu đô (loại người này thường được cho là người thuộc “cõi trên”) thay vì bằng 300 quyển và phải vác từng cuốn đi bán thì chắc có lẽ tôi sẽ viết đều, nhanh và hay hơn nhiều.
Nhưng có chắc vậy không? Hay là càng được trả nhiều tiền thì lại chỉ biết viết vì tiền chứ không phải vì tình như bây giờ? Hay là sự thật nó sẽ nằm ở đâu đó giữa hai thái cực, giữa tình và tiền? Giữa sự khó khăn không có thời gian vì phải làm những công việc khác và vì vậy, tính chất đam mê, sự sáng tạo và chuyên nghiệp trong công việc (professionalism) có phần nào bị mai một.
Còn nhớ có một lần đi show tôi hỏi chị Hương Lan là làm thế nào để có thể định nghĩa và tự cho mình là một nghệ sĩ đích thực. Chị nghĩ một hồi lâu và trả lời tôi thế này: đó là khi người đó hoàn toàn sống vì nghề và nhờ nghề.
Nếu thế thì chắc chắn tôi không thể nào tự cho là mình có nghề viết. Nghề tay trái của tôi là nghề làm MC, điều khiển chương trình. Có, tôi có nghề đó. Và cho đến bây giờ tôi vẫn có thể lây lất sống nhờ vào nó. Nghề tay phải của tôi là nghề luật sư và đúng, không có các nghề khác tôi vẫn có thể tồn tại cho đến lúc... lãnh tiền già.
Nhưng cái nghề viết là cái nghề nghèo nhất mà tôi biết. Và nếu chỉ có nó thì chắc có lẽ việc nuôi con hàng tháng sẽ phải nhờ ông hàng xóm lo giùm. Cũng có thể vì lý do đó mà từ Á sang Âu, khi được hỏi các bé lớn lên muốn làm gì thì phần lớn đều trả lời: Dạ, con muốn làm ca sĩ. Hay người mẫu, phi công, hoặc thương gia. Chứ ít bé nào nói: Dạ, con muốn làm blogger!
Ủa, vậy tại sao mình vẫn tiếp tục đeo đuổi chữ nghĩa? Khi chính mình cũng phải thú nhận nó không phải là một cái nghề của mình?
Lạ à nha. Thế mới bảo những người có mạng “song ngư” (pisces) như tôi thường chỉ biết mơ tưởng, suy nghĩ vẫn vơ, không thực tế. Hay nói nôm na là người thuộc “cõi trên” mà có lẽ từ lâu tôi đã là một thành viên danh dự.
Thế đã nhé. Để hôm nào rảnh tôi sẽ kể cho các bạn nghe về những người bạn cũng thuộc thành phần “cõi trên” như tôi. Chẳng hiểu sao độ này tôi quen lắm thế. Mà toàn là thuộc hạng thượng thừa, có khi còn lậm hơn tôi.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Cũng may có một độc giả thông minh nhận ra ngay và đặt câu hỏi là làm gì có cái vương triều Hamburg này! Và cũng may là tôi đã không cho thêm hai chữ “er” vào. Chứ nếu không nó trở thành “Hamburger” thì khốn.
Thế mới thấy bút sa (hay đánh máy... sa trong thời đại này) là con gì, kể cả con người cũng chết. Chứ không phải chỉ con gà.
Vì vậy sẵn đây tôi có lời cảm ơn gửi đến tất cả các anh em biên soạn của đài VOA từ bấy lâu nay đặc biệt là anh Vinh, cựu Trưởng Ban Việt Ngữ, đã giúp tôi trình bày những bài blog gãy gọn, sửa chính tả, hỏi, ngã giùm tôi. Không những anh là người cho tôi cơ hội làm một blogger cách đây 4 năm về trước khi tôi vẫn đang loay hoay với một hướng đi mới mà anh còn là một người anh luôn ủng hộ việc làm và nhất là những đề tài mà tôi chọn.
Chưa bao giờ tôi bị buộc phải viết về vấn đề gì hay bị cấm không được viết về điều gì. Điều khác biệt duy nhất là trước đây tôi được viết dài hơn, nhiều hơn về một đề tài (như 2 trường thiên blog mà tôi thích là “Ngày Xửa Ngày Xưa” và “Ngày Nảy Ngày Nay” nhắc lại việc 2 lần tôi bị trục xuất khỏi Việt Nam). Còn bây giờ thì tôi được cho biết chỉ nên viết ngắn gọn và không quá hai bài cho một đề tài.
Mà cũng đúng thôi, tôi nghĩ. Đây là trang blog cá nhân chứ đâu phải là công trình khảo cứu hay tạp chí văn học. Nếu muốn viết dài – và vì vậy khả năng “dai và dở” là rất cao – thì tốt nhất nên viết và tự cho đăng trên trang facebook cá nhân hay trang mạng nào đó. Chứ không phải trên trang này.
Chỉ tiếc rằng nói thì dễ nhưng thực hành thì khó khăn hơn nhiều. Vì thứ nhất, có một số đề tài tôi muốn viết nhiều hơn và càng viết thì càng có nhiều ý tưởng hơn nhưng lại bị giới hạn về số lượng. Thứ hai, quan trọng hơn, là không phải lúc nào tôi cũng nghĩ ra được một đề tài hay để viết. Và thứ ba, quan trọng nhất, là khi đã có một đề tài hay được chọn rồi nhưng chưa có thời gian, chưa kịp viết xuống ngay lúc đó. Và thế là nó bị việc làm, cuộc sống hàng ngày cuốn phăng đi, chẳng biết nơi mô mà tìm.
Đôi khi tôi cứ nghĩ phải chi mỗi bài tôi được trả hai, ba ngàn đô như ca sĩ! Hay đứa con đầu lòng Hội & Ngộ của tôi được trả tiền bản quyền chừng một triệu đô (loại người này thường được cho là người thuộc “cõi trên”) thay vì bằng 300 quyển và phải vác từng cuốn đi bán thì chắc có lẽ tôi sẽ viết đều, nhanh và hay hơn nhiều.
Nhưng có chắc vậy không? Hay là càng được trả nhiều tiền thì lại chỉ biết viết vì tiền chứ không phải vì tình như bây giờ? Hay là sự thật nó sẽ nằm ở đâu đó giữa hai thái cực, giữa tình và tiền? Giữa sự khó khăn không có thời gian vì phải làm những công việc khác và vì vậy, tính chất đam mê, sự sáng tạo và chuyên nghiệp trong công việc (professionalism) có phần nào bị mai một.
Còn nhớ có một lần đi show tôi hỏi chị Hương Lan là làm thế nào để có thể định nghĩa và tự cho mình là một nghệ sĩ đích thực. Chị nghĩ một hồi lâu và trả lời tôi thế này: đó là khi người đó hoàn toàn sống vì nghề và nhờ nghề.
Nếu thế thì chắc chắn tôi không thể nào tự cho là mình có nghề viết. Nghề tay trái của tôi là nghề làm MC, điều khiển chương trình. Có, tôi có nghề đó. Và cho đến bây giờ tôi vẫn có thể lây lất sống nhờ vào nó. Nghề tay phải của tôi là nghề luật sư và đúng, không có các nghề khác tôi vẫn có thể tồn tại cho đến lúc... lãnh tiền già.
Nhưng cái nghề viết là cái nghề nghèo nhất mà tôi biết. Và nếu chỉ có nó thì chắc có lẽ việc nuôi con hàng tháng sẽ phải nhờ ông hàng xóm lo giùm. Cũng có thể vì lý do đó mà từ Á sang Âu, khi được hỏi các bé lớn lên muốn làm gì thì phần lớn đều trả lời: Dạ, con muốn làm ca sĩ. Hay người mẫu, phi công, hoặc thương gia. Chứ ít bé nào nói: Dạ, con muốn làm blogger!
Ủa, vậy tại sao mình vẫn tiếp tục đeo đuổi chữ nghĩa? Khi chính mình cũng phải thú nhận nó không phải là một cái nghề của mình?
Lạ à nha. Thế mới bảo những người có mạng “song ngư” (pisces) như tôi thường chỉ biết mơ tưởng, suy nghĩ vẫn vơ, không thực tế. Hay nói nôm na là người thuộc “cõi trên” mà có lẽ từ lâu tôi đã là một thành viên danh dự.
Thế đã nhé. Để hôm nào rảnh tôi sẽ kể cho các bạn nghe về những người bạn cũng thuộc thành phần “cõi trên” như tôi. Chẳng hiểu sao độ này tôi quen lắm thế. Mà toàn là thuộc hạng thượng thừa, có khi còn lậm hơn tôi.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.