Biến đổi khí hậu, bất ổn chính trị và cải cách kinh tế là các đề tài bao trùm các cuộc thảo luận tại Diễn đàn thường niên của các Đảo quốc Thái bình dương, năm nay tổ chức tại Auckland, New Zealand.
Tổng thống Kiribati, ông Anote Tong, nói quốc gia của ông năm ở vùng đất thấp đang từ từ bị nhận chìm vào lúc tình trạng tăng nhiệt toàn cầu khiến mực nước biển dâng cao, buộc chính phủ của bán đảo nằm ngang qua đường xích đạo phải cứu xét việc dời chuyển khối dân 100 ngàn người lên các hòn đảo nổi nhân tạo.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đến dự cuộc họp. Ông nói sự tồn vong của các đảo quốc Thái Bình Dương bị đe dọa bởi tình trạng biến đổi khí hậu.
Ông Ban cũng bình luận về biện pháp có thể được xúc tiến có liên quan đến những vụ vi phạm nhân quyền ở Fiji theo như lời cáo buộc, tiếp theo cuộc đảo chính của quân đội vào năm 2006.
Ông Ban nói: “Tôi đã trông đợi các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc có thể nêu vấn đề này ra trước một hội đồng nhân quyền, và, nếu có một quyết định, thì đương nhiên tôi có thể yêu cầu vị cao ủy về nhân quyền của tôi cử một phái đoàn đi tìm hiểu sự thực ở đó.”
Ông Kirabati đã đề nghị để cho Fiji được trở lại với diễn nàn 16 quốc gia, và nhấn mạnh rằng việc Fiji bị trục xuất cách đây 2 năm sau vụ đảo chính quân sự, sẽ không đạt được hiệu quả nào.
Tuy nhiên, các nước lớn trong vùng như Australia và New Zealand, tin rằng nên cô lập chính phủ do quân đội lãnh đạo ở Fiji cho đến khi nào nước này đồng ý mở các cuộc bầu cử mới.
Thủ tướng New Zealand John Key tuyên bố vẫn đa số nước ủng hộ việc duy trì lệnh cấm.
Ông Key nói: “Đây là một vấn đề mà thỉnh thoảng lại được đưa ra trong các cuộc đối thoại và đêm qua, như tôi nói, chúng ta đã thảo luận rộng rãi về vấn đề này. Nhưng theo ý tôi, các nhà lãnh đạo đều nhất trí trong quan điểm hiện nay là Fiji cần phải chứng tỏ sẽ tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng theo đúng trình tự. Trừ phi họ làm như thế thì chúng tôi tin rằng việc loại họ ra khỏi diễn đàn Thái Bình Dương là biện pháp đúng đắn phải thực hiện.”
Nước chủ trì hội nghị là New Zealand, muốn thúc đẩy công cuộc cải cách kinh tế. Ngoại trưởng New Zealand, ông Murray McCully, từng nói rằng sự phát triển trong các lãnh vực như ngư nghiệp và du lịch đang bị cản trở vì các chính phủ “quá chậm chạp, quá quan liêu và rườm rà.”
Ông McCully cũng nói rằng sự kiện thiếu thốn về giáo dục đang gây trở ngại cho tăng trưởng kinh tế ở vùng Thái Bình Dương. Ông nêu ra rằng khoảng 40% trẻ em ở các đảo quốc không học hết cấp tiểu học.
Diễn đàn Đảo quốc Thái Bình Dương có 16 thành viên. Australia, với khối dân số 22 triệu người cho đến nay vẫn là nước lớn nhất. Niue, với khoảng 1.600 dân, là một trong các đảo quốc nhỏ nhất. Nước Nauru nhỏ bé chỉ chiếm có 21 kilomet vuông.
Cuộc họp năm nay trùng hợp với ngày khai mạc Giải World Cup của Liên đoàn Rugby ở New Zealand. Theo dự trù, cuộc họp sẽ thu hút rất nhiều khán giả nổi tiếng. Người ta cho rằng trong danh sách khách mời có cả Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy.
Vấn đề Fiji, biến đổi khí hậu: Ðề tài chính của Diễn đàn Thái Bình Dương
Tình hình chính trị ở Fiji và mối de dọa mực nước biển dâng cao đối với các cộng đồng ở vùng đất thấp là đề tài chính của Diễn đàn các đảo quốc Thái Bình Dương tại hội nghị thượng đỉnh thường niên tại New Zealand. Khối chính trị chính trong khu vực này cũng sẽ thảo luận vấn đề cải cách kinh tế, mặc dầu đã có một vài bất đồng về việc xử lý vấn đề Fiji, đã bị diễn đàn đình chỉ sau khi xảy ra cuộc đảo chính quân sự năm 2006. Từ Sydney, thông tín viên VOA Phil Mercer ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.