Đường dẫn truy cập

Quan chức Mỹ: Hiệp ước AUKUS có thể ngăn hành động của Trung Quốc với Đài Loan


Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Kurt Campbell nói khả năng tàu ngầm của AUKUS “có ý nghĩa to lớn trong nhiều tình huống khác nhau, bao gồm cả tình huống xuyên eo biển (Đài Loan).”
Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Kurt Campbell nói khả năng tàu ngầm của AUKUS “có ý nghĩa to lớn trong nhiều tình huống khác nhau, bao gồm cả tình huống xuyên eo biển (Đài Loan).”

Nhà ngoại giao số 2 của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 3/4 cho rằng dự án tàu ngầm AUKUS giữa Australia, Anh và Mỹ có thể giúp ngăn chặn bất kỳ động thái nào của Trung Quốc chống lại Đài Loan.

Dự án này được ba nước công bố vào năm 2023, liên quan đến việc Úc mua các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân như một phần trong nỗ lực của các đồng minh nhằm đẩy lùi sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nhưng ba nước không muốn công khai liên kết AUKUS với căng thẳng ngày càng gia tăng đối với Đài Loan, hòn đảo được quản lý dân chủ mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình. Australia cho biết họ không hứa hỗ trợ Mỹ trong bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào ở Đài Loan.

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Kurt Campbell đã đưa ra mối liên hệ hiếm hoi giữa Đài Loan và AUKUS, khi phát biểu trước Trung tâm An ninh Mỹ Mới của Washington rằng khả năng của tàu ngầm mới sẽ tăng cường hòa bình và ổn định, bao gồm cả ở eo biển ngăn cách Trung Quốc và Đài Loan.

Khả năng tàu ngầm của AUKUS “có ý nghĩa to lớn trong nhiều tình huống khác nhau, bao gồm cả tình huống xuyên eo biển”, ông Campbell nói.

Ông nói thêm: “Tôi cho rằng hợp tác chặt chẽ với các quốc gia khác, không chỉ về mặt ngoại giao mà cả về mặt quốc phòng, sẽ mang lại kết quả là củng cố hòa bình và ổn định nói chung”.

Trung Quốc gọi hiệp ước AUKUS là nguy hiểm và cảnh báo nó có thể thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tìm cách tăng cường quan hệ đối tác với các đồng minh ở châu Á, bao gồm Nhật Bản và Philippines, trong bối cảnh Trung Quốc đang xây dựng quân đội và sự quyết đoán về lãnh thổ ngày càng tăng của nước này.

Ông Biden sẽ đón Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr tham dự hội nghị thượng đỉnh tại Washington vào ngày 11 tháng 4, và gặp ông Kishida trong hội nghị thượng đỉnh song phương một ngày trước đó.

Ông Campbell cho biết các cuộc gặp sẽ đánh dấu sự “hiện đại hóa to lớn” mối quan hệ Mỹ-Nhật và sự gắn kết nhiều hơn giữa ba nước, bao gồm cả vấn đề Biển Đông, nơi Washington chỉ trích việc lực lượng tuần duyên Trung Quốc sử dụng vòi rồng vào các tàu Philippines gần vùng tranh chấp Bãi Cỏ Mây (Bãi cạn Second Thomas).

Ông Campbell nói: “Sẽ có sự tham gia ba bên chưa từng có… bạn sẽ thấy các cam kết của cả ba quốc gia liên quan đến sự phối hợp và can dự chặt chẽ hơn ở Biển Đông và các nơi khác”.

Ông cho biết điều đó sẽ bao gồm các bước cho phép Mỹ và Nhật cùng phát triển thiết bị quân sự.

Chính phủ Mỹ đánh giá rằng Trung Quốc đã giúp Moscow “trang bị lại” và Nga “gần như xây dựng lại hoàn toàn về mặt quân sự” sau những thất bại ban đầu trong cuộc chiến Ukraine, ông Campbell nói.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG