Đường dẫn truy cập

Việt Nam, từ Kiến nghị 72 đến Lời Tuyên bố Công dân Tự do


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng , và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (theo thứ tự từ trái qua.)
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng , và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (theo thứ tự từ trái qua.)
Nguồn tin AP được Washington Post dẫn lại hôm thứ Sáu nói rằng ý định của đảng Cộng sản Việt Nam là muốn đánh bóng tính hợp pháp đang tuột dốc của mình bằng cách yêu cầu quần chúng gợi ý sửa đổi Hiến pháp, nhưng điều mà họ nhận được là ba chuyện, một là những lời phê phán hiếm thấy về chế độ độc đảng, hai là một nhà báo mất việc trở thành một nhân vật được quần chúng yêu mến, và ba là một bài học về sức mạnh của Internet.

Làn sóng phê phán đã buộc lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đứng về thế thủ trước sức ép của quần chúng bất mãn trước nạn tham nhũng ở cấp thượng tầng và kinh tế lu mờ.

Góp ý đầu tiên về sửa đổi Hiến pháp là của 72 nhà trí thức, còn được gọi là Kiến nghị 72.

Ông Lê Hiếu Đằng, một trong 72 người ký Kiến nghị nói rằng nhiều người Việt Nam đã hy sinh để xây dựng chế độ hiện nay, do đó đi ngược lại các quyền của người dân là điều không thể chấp nhận sau khi máu đã đổ ra.

Tầm ảnh hưởng lan rộng của Kiến nghị 72 đã buộc lãnh đạo đảng Cộng sản phải phản ứng, trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Phát biểu đôi lúc gằn giọng và trịch thượng của ông Trọng trong buổi lên lớp tỉnh Phú Thọ đã gặp phản ứng của nhiều người, trong đó có giáo sư Tương Lai, và Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang.

Thế nhưng, phản ứng nổi cộm nhất là của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên của tờ Gia đình và Xã hội, và trong vòng 24 tiếng, nhà báo đã bị đuổi việc.

Sau “Vài lời…” của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp sức cho đồng chí tổng bí thư của ông.

Câu chuyện chưa dừng ở đây. Cộng đồng mạng nhao nhao lên tiếng ủng hộ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bằng cách tung ra trên mạng “Lời Tuyên bố Công dân Tự do,” với hy vọng lời tuyên bố này trở thành “sợi dây bền vững kết nối hàng triệu triệu trái tim Việt Nam.”

Tính đến 1 giờ sáng ngày 2 tháng 3, tuyên bố này đã nhận được 1.200 người tham gia ký tên; trong đó có những khuôn mặt quen thuộc như Nguyễn Hoàng Vi, Phạm Thanh Nghiên, Mẹ Nấm, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Đan Quế, Đinh Hữu Thoại, Bùi Chát… kể cả Huy Đức của “Bên Thắng Cuộc.”

Jonathan D. London, chuyên viên về Việt Nam tại trường đại học Hồng Kông nói:

“Lãnh đạo đảng đã mất quyền kiểm soát trong cuộc tranh luận. Dù muốn hay không, Việt Nam đang có tranh luận về Hiến pháp, thậm chí các đảng viên lão thành cũng nhập cuộc. Muốn đậy nắp lại vào thời điểm này không phải là chuyện dễ.”

VOA Express

XS
SM
MD
LG