Việt Nam là nhà tù lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á giam giữ tù nhân chính trị, theo thống kê được Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH có trụ sở tại Châu Âu công bố hôm nay.
FIDH nói ước tính hiện có ít nhất 212 nhà bất đồng chính kiến đang bị Hà Nội giam cầm và nhiều người khác đang bị quản thúc tại gia.
Trong số này có những luật sư, các blogger, các nhà hoạt động vì quyền đất đai, các nhà sư Phật giáo, ký giả, văn nghệ sĩ, các nhà hoạt động công đoàn, các nhà vận động dân chủ, thành viên các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số như Hmong, Phật giáo Khmer Krom, và người Thượng Cơ Đốc giáo.
FIDH, Liên đoàn gồm 178 tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, chỉ ra rằng nhiều nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam đang phải thi hành các bản án tù dài hạn trong các điều kiện giam giữ hết sức tồi tệ, sức khỏe bị suy kiệt, rất cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
FIDH và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam ngày 6/3 ra thông cáo chung kêu gọi chính phủ Hà Nội phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho các tù nhân chính trị để chứng minh tôn trọng nhân quyền và các cam kết với quốc tế.
Hồ sơ 17 tù nhân chính trị cần đặc biệt quan tâm do hai tổ chức này cùng công bố hôm nay bao gồm trường hợp của nhà giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định, người đang bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối; Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải; luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân; tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ; nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh; nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức; nhạc sĩ Việt Khang; và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình.
Ông Đinh Đăng Định, người lãnh án 6 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ hiện đang được hoãn thi hành án một năm vì căn bệnh nan y, cho biết ông phát hiện bệnh rất sớm nhưng trại ‘kiên quyết không cho đi’ khám chữa mãi đến nửa năm sau, khi căn bệnh ung thư của ông đã bước sang giai đoạn 3. Tuy được nhiều quốc gia đồng lên tiếng hỗ trợ can thiệp, nhưng thỉnh cầu của người thân ông Định xin cho ông về để được nhắm mắt trong vòng tay gia đình chỉ được Việt Nam chấp thuận khi bệnh ông chuyển qua giai đoạn 4. Ông Định chia sẻ:
“Chế độ của trại giam vô cùng khốc liệt. Sự chăm sóc về ăn uống, về sức khỏe vô cùng giới hạn. Thuốc men không có. Qua buổi tiếp xúc này với đài VOA, tôi muốn được gửi lời đến thế giới bên ngoài rằng thế giới cần phải biết một điều: nhân quyền ở Việt Nam mới chỉ là nhân quyền một nửa, chưa thể gọi là nhân quyền. Đặc biệt trong môi trường tù tội, không hề có nhân quyền. Việc thực hiện tra tấn, họ không tra tấn một cách lộ liễu, mà họ tra tấn bằng cách chẳng hạn như ốm đau không được trị bệnh, ăn uống thiếu thốn, đời sống văn hóa không có. Đấy cũng là các hình thức tra tấn. Dù Công ước Chống tra tấn họ vừa ký chưa ráo mực, nhưng trên thực tế nhân quyền ở Việt Nam vẫn chưa được thực hiện và không biết đến bao giờ sẽ được thực hiện. Có lẽ các cơ quan, phái bộ giám sát nhân quyền Liên hiệp quốc và các tổ chức phi chính phủ cần phải được mở cửa vào các trại tù kể cả tù chính trị hay tù hình sự để xem xét sự thật này.”
Giám đốc khu vực Châu Á của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền cho biết thống kê về số tù nhân lương tâm tại Việt Nam được công bố hôm nay do tổ chức thành viên trong FIDH là Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam nghiên cứu, thu thập qua mạng lưới các nhà quan sát cả trong và ngoài nước. Ông Andrea Giorgetta nói với VOA Việt ngữ:
“Thật đáng xấu hổ khi một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc như Việt Nam lại là nước đang giam giữ nhiều tù nhân chính trị nhất khu vực Đông Nam Á.”
Ông Giorgetta nói khó có được con số cụ thể các tù nhân chính trị tại Việt Nam, đặc biệt đối với các trường hợp người Thượng Cơ Đốc giáo bị giam cầm. Vẫn theo lời ông, danh sách trên 200 tù nhân chính trị này là những trường hợp đã được Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam xác minh, kiểm chứng.
Hồi đáp trước những quan ngại nhân quyền từ quốc tế, Việt Nam lâu nay vẫn tuyên bố tại Việt Nam không có tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm. Hà Nội nói chỉ có những người phạm pháp mới bị xử lý theo đúng pháp luật.
Đại diện Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền phản bác:
“Các luật lệ này rõ ràng không phù hợp với những tiêu chuẩn nhân quyền căn bản của quốc tế cho nên lập luận của Hà Nội hoàn toàn vô lý.”
Ông Giorgetta cho biết ngoài việc công bố danh sách tù nhân chính trị tại Việt Nam, Liên đoàn FIDH sẽ có các hành động cụ thể kêu gọi phóng thích cho họ. Ông nói:
“FIDH chúng tôi sẽ tiếp tục nêu lên các trường hợp bị bắt bớ giam cầm tùy tiện trước các cơ chế của Liên hiệp quốc, mở các chiến dịch vận động công khai cho các tù nhân chính trị này, và nêu bật thực tế rằng kể từ khi Miến Điện bắt đầu dân chủ hóa đất nước, Việt Nam đã thế chỗ nước này đội sổ trong khu vực về vi phạm nhân quyền và giam cầm tù nhân chính trị.”
FIDH nhấn mạnh đã đến lúc cộng đồng thế giới phải huy động và đòi hỏi Hà Nội phải chấm dứt đàn áp những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa, phóng thích tất cả tù nhân chính trị.
Tại kỳ Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR trước Liên hiệp quốc hôm 5/2 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Hà Kim Ngọc, nói ‘chính sách cơ bản’ của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ, và thăng tiến nhân quyền.
FIDH nói ước tính hiện có ít nhất 212 nhà bất đồng chính kiến đang bị Hà Nội giam cầm và nhiều người khác đang bị quản thúc tại gia.
Trong số này có những luật sư, các blogger, các nhà hoạt động vì quyền đất đai, các nhà sư Phật giáo, ký giả, văn nghệ sĩ, các nhà hoạt động công đoàn, các nhà vận động dân chủ, thành viên các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số như Hmong, Phật giáo Khmer Krom, và người Thượng Cơ Đốc giáo.
FIDH, Liên đoàn gồm 178 tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, chỉ ra rằng nhiều nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam đang phải thi hành các bản án tù dài hạn trong các điều kiện giam giữ hết sức tồi tệ, sức khỏe bị suy kiệt, rất cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Trong môi trường tù tội, không hề có nhân quyền. Việc thực hiện tra tấn, họ không tra tấn một cách lộ liễu, mà họ tra tấn bằng cách chẳng hạn như ốm đau không được trị bệnh, ăn uống thiếu thốn, đời sống văn hóa không có. Đấy cũng là các hình thức tra tấn.Nhà giáo bất đồng chính kiến Ðinh Ðăng Ðịnh.
Hồ sơ 17 tù nhân chính trị cần đặc biệt quan tâm do hai tổ chức này cùng công bố hôm nay bao gồm trường hợp của nhà giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định, người đang bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối; Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải; luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân; tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ; nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh; nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức; nhạc sĩ Việt Khang; và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình.
Ông Đinh Đăng Định, người lãnh án 6 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ hiện đang được hoãn thi hành án một năm vì căn bệnh nan y, cho biết ông phát hiện bệnh rất sớm nhưng trại ‘kiên quyết không cho đi’ khám chữa mãi đến nửa năm sau, khi căn bệnh ung thư của ông đã bước sang giai đoạn 3. Tuy được nhiều quốc gia đồng lên tiếng hỗ trợ can thiệp, nhưng thỉnh cầu của người thân ông Định xin cho ông về để được nhắm mắt trong vòng tay gia đình chỉ được Việt Nam chấp thuận khi bệnh ông chuyển qua giai đoạn 4. Ông Định chia sẻ:
“Chế độ của trại giam vô cùng khốc liệt. Sự chăm sóc về ăn uống, về sức khỏe vô cùng giới hạn. Thuốc men không có. Qua buổi tiếp xúc này với đài VOA, tôi muốn được gửi lời đến thế giới bên ngoài rằng thế giới cần phải biết một điều: nhân quyền ở Việt Nam mới chỉ là nhân quyền một nửa, chưa thể gọi là nhân quyền. Đặc biệt trong môi trường tù tội, không hề có nhân quyền. Việc thực hiện tra tấn, họ không tra tấn một cách lộ liễu, mà họ tra tấn bằng cách chẳng hạn như ốm đau không được trị bệnh, ăn uống thiếu thốn, đời sống văn hóa không có. Đấy cũng là các hình thức tra tấn. Dù Công ước Chống tra tấn họ vừa ký chưa ráo mực, nhưng trên thực tế nhân quyền ở Việt Nam vẫn chưa được thực hiện và không biết đến bao giờ sẽ được thực hiện. Có lẽ các cơ quan, phái bộ giám sát nhân quyền Liên hiệp quốc và các tổ chức phi chính phủ cần phải được mở cửa vào các trại tù kể cả tù chính trị hay tù hình sự để xem xét sự thật này.”
Giám đốc khu vực Châu Á của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền cho biết thống kê về số tù nhân lương tâm tại Việt Nam được công bố hôm nay do tổ chức thành viên trong FIDH là Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam nghiên cứu, thu thập qua mạng lưới các nhà quan sát cả trong và ngoài nước. Ông Andrea Giorgetta nói với VOA Việt ngữ:
“Thật đáng xấu hổ khi một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc như Việt Nam lại là nước đang giam giữ nhiều tù nhân chính trị nhất khu vực Đông Nam Á.”
Từ khi Miến Điện bắt đầu dân chủ hóa đất nước, Việt Nam đã thế chỗ nước này đội sổ trong khu vực về vi phạm nhân quyền và giam cầm tù nhân chính trị.Giám đốc khu vực Châu Á của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền Andrea Giorgetta.
Hồi đáp trước những quan ngại nhân quyền từ quốc tế, Việt Nam lâu nay vẫn tuyên bố tại Việt Nam không có tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm. Hà Nội nói chỉ có những người phạm pháp mới bị xử lý theo đúng pháp luật.
Đại diện Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền phản bác:
“Các luật lệ này rõ ràng không phù hợp với những tiêu chuẩn nhân quyền căn bản của quốc tế cho nên lập luận của Hà Nội hoàn toàn vô lý.”
Ông Giorgetta cho biết ngoài việc công bố danh sách tù nhân chính trị tại Việt Nam, Liên đoàn FIDH sẽ có các hành động cụ thể kêu gọi phóng thích cho họ. Ông nói:
“FIDH chúng tôi sẽ tiếp tục nêu lên các trường hợp bị bắt bớ giam cầm tùy tiện trước các cơ chế của Liên hiệp quốc, mở các chiến dịch vận động công khai cho các tù nhân chính trị này, và nêu bật thực tế rằng kể từ khi Miến Điện bắt đầu dân chủ hóa đất nước, Việt Nam đã thế chỗ nước này đội sổ trong khu vực về vi phạm nhân quyền và giam cầm tù nhân chính trị.”
FIDH nhấn mạnh đã đến lúc cộng đồng thế giới phải huy động và đòi hỏi Hà Nội phải chấm dứt đàn áp những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa, phóng thích tất cả tù nhân chính trị.
Tại kỳ Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR trước Liên hiệp quốc hôm 5/2 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Hà Kim Ngọc, nói ‘chính sách cơ bản’ của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ, và thăng tiến nhân quyền.