Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng tại châu Á và Thái Bình Dương. Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc nói rằng nạn khan nước tại châu Á và Thái Bình Dương chỉ đứng sau châu Phi. Gần 700 triệu người châu Á Thái Bình Dương thiếu nước uống an toàn.
Báo cáo của Liên Hiệp Quốc ghi nhận các nước nghèo nhất cũng là những nước sử dụng nước nhiều nhất cho nông nghiệp. Các nhà nông tại châu Á Thái Bình Dương sử dụng khoảng 80% nước. Các nhà máy công nghiệp tại khu vực này ngày càng sử dụng nước nhiều hơn.
Trung Quốc và Ấn Độ sử dụng lượng nước gấp 3 lần trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến năm 2002.
Nạn thiếu nước sạch buộc nhiều triệu người khắp thế giới phải uống nước không được an toàn. Hậu quả có nhiều người bị tiêu chảy, nguyên nhân đứng thứ nhì làm số trẻ dưới 5 tuổi chết.
Lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm và khí hậu biến đổi tạo thêm vấn đề cho nạn khan nước.
Kế hoạch Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc đặt ra chỉ tiêu là từ nay đến năm 2015 phải giảm bớt phân nửa số người không có điều kiện tiếp cận nước sạch và vệ sinh cơ bản.
Các nhà khoa học, các chính phủ và các tổ chức viện trợ khắp thế giới đang ra sức để đạt chỉ tiêu đó. Liên Hiệp Quốc nói muốn vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm.
Tháng trước, nhân Ngày Nước Sạch Thế Giới, Liên Hiệp Quốc hối thúc cộng đồng quốc tế hợp tác giải quyết cuộc khủng hoảng nước. Các nhà khảo cứu của Học viện Công nghệ Massachusetts, MIT, đang đáp ứng lời kêu gọi này.
Tại đây, các nhà khoa học của Mỹ và Nam Triều Tiên đang nghiên cứu một công nghệ mới để chuyển nước biển thành nước uống. Họ gọi công nghệ này là phân tán tập trung, sử dụng điện năng để tách các phân tử muối được sạc điện ra khỏi nước biển để con người có thể uống được.
Họ đã thử nghiệm quy trình tẩy muối trên một con chip máy tính có kích cỡ của một con tem bưu điện. Kết quả con chip này loại được 99% chất mặn và các chất nguy hại khác ra khỏi các mẫu nước biển. Cho tới giờ này, cách làm của họ chỉ hoạt động được trên một lượng nước rất ít. Nhưng họ hy vọng một ngày nào đó mỗi gia đình có thể sử dụng công nghệ này để lọc nước biển thành nước uống.
Nạn thiếu nước sạch để uống là một vấn đề lớn của thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới, WHO, nói rằng có hơn 1 tỉ người sống trong các vùng không thể nào có được các nguồn nước có thể tái tạo.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1